Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật xử phạt vi phạm hành chính về

Một phần của tài liệu Pháp luật xử phạt vi phạm hành chính về thuế ở việt nam hiện nay thực trạng và hướng hoàn thiện (Trang 72 - 84)

chính về thuế

100

Nguyễn Thị Thu Hoài, Dương Văn An, “Chống chuyển giá tại các nước ASEAN và bài học cho Việt Nam”,

66

Từ thực trạng pháp luật XPVPHC về thuế còn nhiều bất cập như trên, để có sơ sở pháp lý đầy đủ, rõ ràng, giúp nâng cao hiệu quả của hoạt động XPVPHC về thuế, tác giả có một số kiến nghị hồn thiện pháp luật XPVPHC về thuế sau:

Thứ nhất, pháp luật XPVPHC về thuế cần phân biệt hành vi trốn thuế và hành

vi gian lận thuế:

Hành vi trốn thuế, gian lận thuế có nhiều điểm giống nhau: về hậu quả làm thất thu ngân sách nhà nước, đều dẫn đến hoạt động truy thu thuế của cơ quan có thẩm quyền, đều chung hình thức xử phạt là phạt tiền 1 lần, 1.5 lần, 2 lần,… trên số tiền thuế trốn, gian lận. Tuy nhiên pháp luật XPVPHC về thuế cần phải rõ ràng, chắc chắn hơn nữa. Nếu dựa vào những điểm giống nhau trên thì có thể gọp hai nhóm hành vi trốn thuế, gian lận thuế thành một giống như trong Bộ luật Hình sự vì suy cho cùng trốn thuế hay gian lận thuế đều nhằm khơng phải đóng tiền thuế. Nếu đã phân thành hai khái niệm trốn thuế và gian lận thuế thì cũng phải có hai nhóm hành vi riêng biệt tương ứng với hai khái niệm đó. Cần bổ sung hành vi nợ tiền thuế sau đó bỏ trốn vào nhóm hành vi trốn thuế, và để dễ dàng xác định được hành vi trốn thuế trên, pháp luật XPVPHC về thuế phải bổ sung thêm quy định bỏ trốn trong lĩnh vực thuế.

Thứ hai, quy định rõ ràng, cụ thể trách nhiệm pháp lý của các chủ thể được liệt

kê trong chế định người nộp thuế mà không phải là đối tượng nộp thuế theo hướng: - Đối với cá nhân, tổ chức nộp thuế thay, nếu tự mình thực hiện hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt như chính đối tượng nộp thuế; Nếu cùng đối tượng nộp thuế thông đồng thực hiện hành vi VPHC về thuế thì cả hai cùng phải chịu trách nhiệm hành chính trước nhà nước; Nếu hành vi VPHC về thuế do lỗi của đối tượng nộp thuế mà cá nhân, tổ chức nộp thuế thay khơng biết thì chỉ có đối tượng nộp thuế chịu trách nhiệm hành chính trước cơ quan nhà nước.

- Đối với tổ chức cá nhân khấu trừ thuế:

Điều 103 Luật quản lý thuế cần ghi nhận thêm “Tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế

67

mức độ vi phạm, hành vi của họ sẽ bị xử lý tương tự như các hành vi vi phạm của

ĐTNT”101

.

Thứ ba, quy định hộ kinh doanh là cá nhân trong các văn bản quy phạm pháp

luật XPVPHC về thuế giống như Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định XPVPHC trong hoạt động thương mạ

102

(Nghị định 185/2013/NĐ-CP). Có hai lý do cơ bản để quy định hộ kinh doanh là cá nhân trong hoạt động XPVPHC về thuế giống như Nghị định 185/2013/NĐ-CP. Thứ nhất, hộ kinh doanh là đối tượng nộp thuế của sắc thuế thu nhập cá nhân103, thứ hai là nhằm đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống pháp luật XPVPHC nói chung.

Thứ tư, hồn thiện các quy định về thời hiệu xử phạt:

- Thời hiệu xử phạt do cơ quan tố tụng hình sự chuyển về nên quy định giống như trước đây, cụ thể: “Đối với cá nhân đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra

xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự, sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án nhưng hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm hành chính về thuế thì trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày ra quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, cơ quan đã ra quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án phải gửi quyết định và hồ sơ vụ việc cho cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế. Trong trường hợp này, thời hiệu xử phạt vi phạm là 03 tháng, kể từ ngày người có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về thuế nhận được quyết định đình chỉ và hồ sơ vụ án”.

- Quy định về việc tính lại thời hiệu:

Hiện nay Luật xử lý VPHC đã bỏ đi trường hợp thực hiện hành vi VPHC mới mà trước đó đã thực hiện. Vì vậy để đảm bảo tính hệ thống của pháp luật trong lĩnh vực XPVPHC, thì pháp luật XPVPHC về thuế nên quy định giống như Luật xử lý VPHC, cụ thể “Trong thời hạn được quy định là thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính

đối với các hành vi vi phạm hành chính về thuế mà cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.”

101

Ngơ Gia Hồng, tlđd 69. Tr.49.

102 Xem Khoản 2 Điều 2 Nghị định 185/2013/NĐ-CP.

68

Thứ năm, cần quy định cụ thể thẩm quyền XPVPHC về thuế của Chủ tịch

UBND các cấp trong các Nghị định về XPVPHC trong lĩnh vực thuế, thay vì quy định mang tính dự phịng như hiện nay nhưng khơng có ý nghĩa áp dụng trên thực tế. Cụ thể nên sửa đổi Điều 15 Nghị định 129/2013/NĐ-CP quy định thẩm quyền XPVPHC về thuế theo hướng:

- Chủ tịch UBND cấp xã có quyền: phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 10.000.000 đồng

đối với các hành vi vi phạm về thủ tục thuế của người nộp thuế;

- Chủ tịch UBND cấp huyện có quyền: phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 100.000.000

đồng đối với các hành vi vi phạm thủ tục thuế của người nộp thuế và các hành vi VPHC về thuế của tổ chức cá nhân có liên quan; phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định tại các Điều 10, 11, 12 Nghị định 129/2013/NĐ-CP; áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 4 Điều 10, Khoản 6 Điều 11 nghị định 129/2013/NĐ- CP;

- Chủ tịch UBND cấp tỉnh có quyền phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 200.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế của người nộp thuế và các hành vi VPHC về thuế của tổ chức cá nhân có liên quan; phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều 10, 11, 12 Nghị định 129/2013/NĐ-CP; áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 4 Điều 10, Khoản 6 Điều 11 nghị định 129/2013/NĐ-CP

Thẩm quyền xử phạt vi phạm về thủ tục thuế của Chủ tịch UBND các cấp áp dụng đối với một hành vi vi phạm của tổ chức; trường hợp phạt tiền đối với cá nhân có hành vi vi phạm thủ tục thuế thì thẩm quyền xử phạt cá nhân bằng 1/2 thẩm quyền xử phạt tổ chức.

Thứ sáu, bổ sung thẩm quyền thanh tra đột xuất cho cơ quan quản lý thuế trong

Luật quản lý thuế. Cụ thể tại Mục 3 Chương 3 Luật quản lý thuế quy định về thanh tra thuế, nên bổ sung một Điều quy định về các trường hợp thanh tra đột xuất giống như các trường hợp quy định trong quy trình thanh tra thuế ban hành kèm theo Quyết định số 74/QĐ-TCT, bao gồm các trường hợp: khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế; để giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế; chia tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản, cổ phần hoá theo qui định của pháp luật; thanh tra người nộp thuế theo yêu cầu của thủ trưởng cơ quan Thuế các cấp hoặc Bộ trưởng Bộ Tài chính.

69

Thứ bảy, để văn bản pháp luật XPVPHC về thuế có tính ổn định cao hơn, hạn

chế tình trạng thuyền xuyên bị sửa đổi, bổ sung thì trong hoạt động xây dựng văn bản pháp luật XPVPHC về thuế cần bám sát thực tiễn nảy sinh các quan hệ pháp lý, quy định trong các văn bản pháp luật XPVPHC về thuế phải vừa chi tiết vừa khái quát tránh tình trạng quy định chi tiết quá, đến khi có những vấn đề mới nãy sinh khơng có cơ sở pháp lý điều chỉnh. Hơn nữa các chủ thể xây dựng văn bản pháp luật XPVPHC về thuế phải khơng ngừng nâng cao trìnnh độ, kiến thức, khả năng nghiên cứu tình hình thực tế và đặc biệt phải là khả năng dự đốn tình hình VPHC về thuế trong tương lai.

Cuối cùng là,các giải pháp về chống chuyển giá104:

Cần hoàn thiện hành lang pháp lý về chống chuyển giá. Hoàn thiện quy chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng có liên quan với cơ quan thuế trong hoạt động chống chuyển giá, đặc biệt là sự phối hợp các cơ quan ngoại giao của Việt Nam ở nước ngồi.

Điều kiện thực hiện chuyển giá là có sự chênh lệch thuế suất giữa các quốc gia, chính sự chênh lệch này thúc đẩy các doanh nghiệp thực hiện hành vi chuyển giá. Vì vậy, cần thu hẹp các ưu đãi thuế.

Hoàn thiện hệ thống thông tin, dữ liệu về người nộp thuế. Có hai việc quan trọng cần làm để hồn thiện hệ thống thơng tin, dữ liệu về người nộp thuế là: Mở rộng nguồn thu thập thông tin bằng các hoạt động nghiệp vụ của các bộ phận chức năng trong cơ quan thuế mà đặc biệt là của bộ phận tình báo thuế; Đẩy nhanh tiến trình xây dựng chính phủ điện tử, đảm bảo sự kết nối và trao đổi thông tin tự động giữa cơ quan thuế và các cơ quan quản lý nhà nước khác.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Dựa trên những nội dung về mặt lý luận và pháp lý của pháp luật XPVPHC về thuế được trình bài ở Chương 1, tác giả đi sâu phân tích thực trạng pháp luật XPVPHC về thuế. Cụ thể, tác giả tập trung vào việc tìm ra những điểm tiến bộ và hạn chế, bất cập của pháp luật XPVPHC về thuế, đồng thời khái quát tình hình XPVPHC về thuế và

104 Nguyễn Thị Thu Hoài, Dương Văn An, “Chống chuyển giá tại các nước ASEAN và bài học cho Việt Nam”,

70

những khó khăn vướng mắc trong XPVPHC về thuế. Qua đó tác giả nhận thấy rằng, pháp luật XPVPHC về thuế hiện hành tuy đã có những bước tiến mới, các quy định cũng ngày càng hoàn thiện hơn, nhưng vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế, bất cập. Đây cũng chính là một phần nguyên nhân dẫn đến những vướng mắc, khó khăn cho hoạt động xử phạt trên thực tế. Từ thực trạng pháp luật XPVPHC về thuế, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những mặt hạn chế, bất cập của pháp luật XPVPHC về thuế, qua đó góp phần làm cho pháp luật XPVPHC về thuế ngày càng được hoàn thiện hơn.

71

KẾT LUẬN

Pháp luật XPVPHC về thuế là công cụ pháp lý quan trọng của hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế - một lĩnh vực quan trọng và phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến ngân sách quốc gia và sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Một hệ thống pháp luật rõ ràng, hoàn chỉnh, tiến bộ sẽ tạo điều kiện cho các chủ thể có thẩm quyền xử phạt nghiêm minh các hành vi vi phạm hành chính về thuế, đảm bảo trật tự quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế.

Từ cơ sở lý luận và pháp lý của pháp luật XPVPHC về thuế, đề tài đã tiến hành đánh giá thực trạng của chế định này, phân tích những điểm tiến bộ và nêu bật những điểm cịn hạn chế, bất cập, từ đó đề xuất một số kiến nghị quan trọng:

Một là, cần phân biệt hành vi trốn thuế, gian lận thuế;

Hai là, quy định rõ ràng, cụ thể trách nhiệm pháp lý của các chủ thể được liệt kê

trong chế định người nộp thuế mà không phải là đối tượng nộp thuế;

Ba là, quy định rõ ràng về hộ kinh doanh với tư cách một chủ thể có hành vi

VPHC về thuế và bị xử phạt;

Bốn là, hoàn thiện các quy định về thời hiệu xử phạt;

Năm là, quy định cụ thể thẩm quyền XPVPHC về thuế của Chủ tịch UBND các

cấp trong các Nghị định về XPVPHC trong lĩnh vực thuế;

Sáu là, bổ sung thẩm quyền thanh tra đột xuất cho cơ quan quản lý thuế trong

Luật quản lý thuế;

Bảy là, giải pháp để văn bản pháp luật XPVPHC về thuế có tính ổn định cao

hơn, hạn chế tình trạng thuyền xuyên bị sửa đổi, bổ sung;

Cuối cùng là, các giải pháp chống chuyển giá.

Những giải pháp nói trên có ý nghĩa quan trọng đối với sự hoàn thiện pháp luật XPVPHC về thuế. Tuy nhiên, chỉ một hệ thống pháp luật hồn thiện thơi là chưa đủ. Trên nền tảng của pháp luật ngày càng tốt hơn, cần phải có sự cơng tâm và quyết liệt của các chủ thể có thẩm quyền và ý thức pháp luật ngày càng cao của cá nhân, tổ chức.

72

Trong khn khổ của một khóa luận tốt nghiệp, với điều kiện thời gian eo hẹp và năng lực còn hạn chế, đề tài chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô và các bạn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Văn bản pháp luật:

1. Hiến pháp 2013 đã được Quốc Hội nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam khố XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 28 tháng 11 năm 2013.

2. Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015.

3. Bộ luật hình sự số 15/1999/QH10 ngày 21 tháng 12 năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009.

4. Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015.

5. Bộ luật tố tụng hình sự số 101/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015.

6. Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 được Quốc hội ban hành năm 2012.

7. Luật Quản lý Thuế số 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý Thuế số 21/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012.

8. Luật số 71/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế.

9. Luật số 106/2016/QH13 ngày 06 tháng 4 năm 2016 của Quốc Hội sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế giá trị gia tăng, luật thuế tiêu thụ đặc biệt và luật quản lý thuế.

10. Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007. 11. Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 06 năm 2014.

12. Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc Hội số 44/2002/PL-UBTVQH10 ngày 02 tháng 7 năm 2002 về việc xử lý vi phạm hành chính, được sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2008.

13. Nghị định số 100/2004/NĐ-CP ngày 25 tháng 02 năm 2004 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.

14. Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.

15. Nghị định 13/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 98/2007/NĐ-CP.

16. Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.

17. Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 07 năm 2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của luật quản lý thuế và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật quản lý thuế.

18. Nghị định 129/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt VPHC về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.

Một phần của tài liệu Pháp luật xử phạt vi phạm hành chính về thuế ở việt nam hiện nay thực trạng và hướng hoàn thiện (Trang 72 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)