2.1. Vấn đề xác định thị trường liên quan và xác định vị trí thống lĩnh theo pháp luật Việt
2.1.1. Những quy định về xác định thị trường liên quan
Xác định thị trường liên quan là giai đoạn vô cùng quan trọng trong việc giải quyết một vụ việc cạnh tranh. Câu trả lời có hay khơng có thị trường liên quan có thể sẽ dẫn đến việc quyết định thụ lý hay không thụ lý một vụ việc cạnh tranh.
Cạnh tranh chỉ có thể diễn ra trên thị trường liên quan. Nói một cách dễ hiểu, cạnh tranh là sự ganh đua nhằm làm thỏa mãn nhu cầu giống nhau trên cùng một khu vực địa lý xác định. Do đó, chúng ta khơng thể xem xét rằng có sự cạnh tranh giữa một người sản xuất quần áo với một người chuyên kinh doanh về ăn uống, hoặc là kinh doanh cùng về sản phẩm mắt kính mà lại ở hai quốc gia hay hai khu vực kinh tế chưa hề đặt quan hệ thương mại.
Thị trường liên quan là một trong những khái niệm cơ bản quan trọng hàng đầu của Luật Cạnh tranh và trước tiên, nó thuộc phạm trù kinh tế. Nội hàm của nó thường được xác định qua hai yếu tố là thị trường sản phẩm liên quan và thị trường địa lý liên quan. Theo Luật mẫu về cạnh tranh của Tổ chức thương mại và phát triển của Liên Hợp Quốc (UNCTAD) thì “thị trường liên quan dùng để chỉ thị trường chung trong đó người bán và
người mua trao đổi hàng hóa, và cũng có nghĩa là từ đó chỉ ra phạm vi về mặt không gian để xác định những nhóm người bán và người mua hàng hóa trong đó cạnh tranh có thể bị hạn chế” 19.
Ở Việt Nam, quy định này được cụ thể hóa trong Khoản 1 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2005: “Thị trường liên quan bao gồm thị trường sản phẩm liên quan và thị trường địa lý liên
quan. Thị trường sản phẩm liên quan bao gồm hàng hóa dịch vụ có thể thay thế cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả. Thị trường địa lý liên quan là một khu vực địa lý cụ thể mà trong đó hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau với các điều kiện cạnh tranh tương tự và có sự khác biệt đáng kể với các khu vực lân cận”. Việc phân chia thị trường liên quan thành thị trường sản phẩm liên quan và thị trường địa lý liên quan khơng có nghĩa là
(19)
Dẫn theo Nguyễn Kim Phượng (2007) - Luận văn thạc sĩ luật học, Pháp luật kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí
20
có hai thị trường riêng biệt. Ngược lại đây là hai khía cạnh của thị trường liên quan: Khía
cạnh sản phẩm và khía cạnh địa lý.
Theo quy định nêu trên, thị trường liên quan bao gồm thị trường sản phẩm liên quan
và thị trường địa lý liên quan:
Thị trường sản phẩm liên quan là thị trường của những hàng hóa, dịch vụ có thể thay
thế cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả. Về lý thuyết cũng như kinh nghiệm của các nước có truyền thống về luật cạnh tranh (Canada, Mỹ, Nhật Bản,…), để xác định thị trường liên quan người ta phải xác định cho được các hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau một cách hợp lý hay không. Tuy nhiên, để xác định được khả năng thay thế cho nhau một cách hợp lý giữa các hàng hóa hay dịch vụ cụ thể không phải là điều đơn giản. Thông thường, để làm được điều này, người ta căn cứ vào tổng thể nhiều tiêu chí như đặc điểm của sản phẩm, mục đích sử dụng của người tiêu dùng, chi phí, giá thành sản phẩm,… trong đó, các nước khác nhau nhấn mạnh đến những tiêu chí khác nhau. Chẳng hạn, Cộng hịa Liên bang Đức thường tham khảo ý kiến của người tiêu dùng mà xác định sản phẩm có thể thay thế chức năng cho nhau được hay khơng 20.
Ví dụ: Trong vụ án United Brands, tòa án Châu Âu đã xác định vấn đề cần giải quyết
là xem xét liệu người tiêu dùng có thay đổi nhu cầu ăn chuối sang ăn các loại trái cây tươi khác hay không. Ủy ban Châu Âu đã lập luận rằng chuối đóng vai trị quan trọng trong chế độ ăn uống của một bộ phận dân cư nhất định như trẻ nhỏ, người già và người bệnh, và rằng chuối có những đặc điểm rất riêng biệt về hình dáng, mùi vị, mềm, khơng hột, dễ cầm và có quanh năm. Hơn nữa nhu cầu tiêu thụ và giá của chuối thường không phản ứng theo khả năng cung ứng của các loại trái cây khác. Cuối cùng tòa án đã đi đến kết luận rằng “một số đơng có nhu cầu khơng đổi về chuối, và họ không chú ý cũng như không bị hấp dẫn bởi các loại trái cây tươi khác” và vì thế “thị trường chuối là một thị trường hoàn toàn riêng biệt với thị trường các loại trái cây tươi khác” 21.
Thị trường địa lý liên quan là một khu vực địa lý cụ thể (có thể là một khu phố, một
tỉnh, một vùng, một quốc gia, thậm chí là liên quốc gia) trong đó có những hàng hóa dịch vụ có thể thay thế cho nhau với các điều kiện cạnh tranh tương tự và có sự khác
(20)
ThS. Nguyễn Kim Phượng (2007) - Luận văn Thạc sĩ Luật học, Pháp luật kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống
lĩnh thị trường và vị trí độc quyền theo luật cạnh tranh của Việt Nam, tr. 27.
(21)
21
biệt đáng kể với các khu vực lân cận. Đó là giới hạn khơng gian mà các hành vi cạnh tranh tác động một cách đáng kể lên các chủ thể tham gia cạnh tranh.
Ví dụ: Khi Tổng cơng ty Bưu chính Viễn thơng Việt Nam ra quyết định các doanh
nghiệp thành viên thống nhất mức cước di động tối thiểu thì thỏa thuận khống chế giá của các doanh nghiệp này chỉ có tác động trên thị trường Việt Nam. Hay trường hợp, khi Hiệp hội taxi Thành phố Hồ Chí Minh thoả thuận khống chế giá, sử dụng loại xe giữa các doanh nghiệp thành viên thì các thỏa thuận này chỉ có hiệu lực trên thị trường thành phố Hồ Chí Minh mà khơng ảnh hưởng đáng kể hoặc không ảnh hưởng đến thị trường các khu vực địa lý khác.
Việc xác định thị trường liên quan có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc xử lý vụ việc cạnh tranh.
Thứ nhất, xác định thị trường liên quan là công việc đầu tiên để xác định thị phần của
từng doanh nghiệp trong vụ việc cạnh tranh. Theo các quy định tại Khoản 2 Điều 9, Điều 11, 18 và 19 của Luật Cạnh Tranh 2005, thị phần là cơ sở để xác định liệu các doanh nghiệp
tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có bị cấm thực hiện thỏa thuận đó hay khơng; xác định vị trí thống lĩnh thị trường của doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp; xác định trường hợp tập trung kinh tế bị cấm và trường hợp các doanh nghiệp tập trung kinh tế cần phải kiểm soát.
Thứ hai, xác định thị trường liên quan là cơ sở quan trọng để xác định hai doanh
nghiệp có phải là đối thủ cạnh tranh của nhau hay khơng. Các doanh nghiệp chỉ có thể là đối thủ cạnh tranh của nhau nếu những doanh nghiệp này cùng hoạt động trên cùng một thị trường liên quan.
Thứ ba, việc xác định thị trường liên quan giúp cho việc xác định mức độ gây hạn chế
cạnh tranh do hành vi vi phạm các quy định của Luật Cạnh Tranh gây ra.
Nguyên tắc xác định “Thị trường sản phẩm liên quan”:
Theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 116/2005/NĐ-CP việc quy định thị trường sản phẩm liên quan bao gồm việc xác định các hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau cả về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả:
22
- Đặc tính của hàng hóa, dịch vụ được xác định theo một hoặc một số căn cứ sau: tính chất vật lý, tính chất hóa học, tính năng kỹ thuật, tác dụng phụ đối với người sử dụng, khả năng hấp thụ;
- Mục đích sử dụng của hàng hóa, dịch vụ được xác định căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu nhất của hàng hóa, dịch vụ đó;
- Giá cả của hàng hóa, dịch vụ là giá ghi trong hóa đơn bán lẻ theo quy định của pháp luật.
Thuộc tính “có thể thay thế cho nhau” của hàng hóa, dịch vụ được xác định theo các quy định tại Khoản 5 Điều 4 Nghị định số 116/2005/NĐ-CP, cụ thể là:
- Hàng hóa, dịch vụ được coi là có thể thay thế cho nhau về mặt đặc tính nếu hàng hóa, dịch vụ đó có tính chất về vật lý, hóa học, tính năng kỹ thuật, tác dụng phụ đối với người sử dụng và khả năng hấp thụ giống nhau;
- Hàng hóa dịch vụ được coi là có thể thay thế cho nhau về mặt mục đích sử dụng nếu hàng hóa, dịch vụ đó có mục đích sử dụng giống nhau;
- Hàng hóa, dịch vụ được coi là có thể thay thế cho nhau cả về giá cả nếu trên 50% của một lượng mẫu ngẫu nhiên 1000 người tiêu dùng sinh sống tại khu vực địa lý liên quan chuyển sang mua hoặc có ý định mua hàng hóa dịch vụ khác có đặc tính, mục đích sử dụng giống với hàng hóa, dịch vụ mà họ đang sử dụng. Hoặc có ý định sử dụng trong trường hợp giá của hàng hóa, dịch vụ đó tăng lên 10% và được duy trì trong 06 tháng liên tiếp. Trường hợp số người tiêu dùng sinh sống tại khu vực địa lý liên quan quy định tại điều này khơng đủ 1.000 người thì lượng mẫu ngẫu nhiên được xác định bằng tối thiểu 50% tổng số người tiêu dùng đó. Trường hợp phương pháp xác định khả năng “có thể thay thế cho nhau” của hàng hóa dịch vụ theo đặc tính, mục đích sử dụng, giá cả nói trên chưa đem lại kết quả đầy đủ để kết luận “khả năng thay thế cho nhau” của hàng hóa, dịch vụ, Cục quản lý cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh có quyền xem xét thêm một số yếu tố sau đây để xác định thuộc tính “có thể thay thế cho nhau” của hàng hóa, dịch vụ:
- Tỷ lệ thay đổi về cầu của một loại hàng hóa, dịch vụ khi có sự thay đổi về giá của một hàng hóa, dịch vụ khác;
- Thời gian cung ứng hàng hóa, dịch vụ ra thị trường khi có sự gia tăng về cầu; - Thời gian sử dụng của hàng hóa, dịch vụ;
23
- Khả năng thay thế về cung (là khả năng của doanh nghiệp đang sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ khác trong một khoảng thời gian ngắn và khơng có sự tăng lên đáng kể về chi phí trong bối cảnh có sự tăng lên về giá của hàng hóa, dịch vụ đó) 22.
Ngồi cách xác định thị trường sản phẩm liên quan nói trên, trong một số trường hợp đặc biệt được quy định tại Điều 5 Nghị định số 116/2005/NĐ-CP thì thị trường sản phẩm
liên quan còn được xác định là thị trường của một loại sản phẩm đặc thù hoặc một nhóm các sản phẩm đặc thù dựa trên cấu trúc thị trường và tập quán của người tiêu dùng. Trong trường hợp này, việc xác định thị trường sản phẩm liên quan có thể xem xét thêm thị trường của các loại sản phẩm bổ trợ cho sản phẩm liên quan. Sản phẩm được coi là sản phẩm bổ trợ cho sản phẩm liên quan nếu giá của sản phẩm này tăng hoặc giảm thì cầu đối với sản phẩm liên quan cũng giảm hoặc tăng tương ứng.
Ví dụ: Xăng và xe máy được xem là hai loại sản phẩm bổ trợ cho nhau. Khi giá của
xăng tăng lên sẽ làm cầu đối với xe máy giảm. Hay như điện và máy lạnh, giá điện tăng lên sẽ làm cầu đối với máy lạnh giảm.
Nguyên tắc xác định “Thị trường địa lý liên quan”:
Thị trường địa lý liên quan được xác định là một khu vực địa lý cụ thể trong đó các hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau với các điều kiện cạnh tranh tương ứng và có sự khác biệt đáng kể với các khu vực địa lý lân cận.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 116/2005/NĐ-CP, ranh giới của khu vực địa lý được xác định theo các căn cứ sau đây:
- Khu vực địa lý có cơ sở kinh doanh của doanh nghiệp tham gia phân phối sản phẩm liên quan;
- Cơ sở kinh doanh của doanh nghiệp khác đóng trên khu vực địa lý lân cận đủ gần với khu vực có cơ sở kinh doanh của doanh nghiệp tham gia phân phối sản phẩm liên quan để có thể tham gia phân phối sản phẩm liên quan trên khu vực địa lý đó;
- Chi phí vận chuyển trong khu vực địa lý;
(22)
24
- Thời gian vận chuyển hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong khu vực địa lý có cơ sở kinh doanh của doanh nghiệp tham gia phân phối sản phẩm liên quan;
- Rào cản gia nhập thị trường.
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 7 Nghị định số 116, khu vực địa lý được coi là có
điều kiện cạnh tranh tương tự và khác biệt đáng kể đối với khu vực cạnh tranh lân cận nếu thỏa mãn một trong các tiêu chí sau đây:
- Chi phí vận chuyển và thời gian vận chuyển làm giá bán lẻ hàng hóa tăng khơng q 10%
- Có sự hiện diện của một trong các rào cản gia nhập thị trường.
Theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 116/2005/NĐ-CP, rào cản gia nhập thị trường bao gồm:
- Sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng cơng nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý theo quy định của pháp luật về kiểu dáng công nghiệp;
- Các rào cản về tài chính bao gồm chi phí đầu tư vào sản xuất, phân phối, xúc tiến thương mại hoặc khả năng tiếp cận với các nguồn tài chính;
- Quyết định hành chính của các cơ quan Nhà nước;
- Các quy định về điều kiện kinh doanh, sử dụng hàng hóa, dịch vụ, các chuẩn mực nghề nghiệp;
- Thuế nhập khẩu và hạn chế ngạch nhập khẩu; - Tập quán của người tiêu dùng;
- Và các rào cản thị trường khác.
Có thể nói những rào cản gia nhập thị trường mang ý nghĩa không nhỏ trong việc xác định thị trường liên quan vì những rào cản này sẽ cản trở việc tham gia thị trường của đối thủ cạnh tranh một cách đáng kể. Ví dụ như một quyết định của Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh về việc các doanh nghiệp trong tỉnh chỉ được phép sử dụng một loại xi măng hay uống một loại bia do tỉnh đó sản xuất. Điều này sẽ làm hạn chế sự gia nhập thị trường, hạn chế cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh cùng lĩnh vực khác trong phạm vi tỉnh này.