Pháp luật kiểm sốt việc hình thành vị trí thống lĩnh

Một phần của tài liệu Pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường ở việt nam (Trang 30 - 60)

2.1. Vấn đề xác định thị trường liên quan và xác định vị trí thống lĩnh theo pháp luật Việt

2.1.2. Pháp luật kiểm sốt việc hình thành vị trí thống lĩnh

Trên thế giới, các quốc gia khác nhau có những quan điểm khác nhau về cách thức xác định vị trí thống lĩnh. Luật Cạnh tranh Ấn Độ năm 2002 định nghĩa vị trí thống lĩnh là một

25

vị trí có sức mạnh, do một doanh nghiệp nắm giữ cho phép doanh nghiệp đó: (1) Hoạt động độc lập với các lực lượng cạnh tranh áp đảo khác trên thị trường; hoặc (2) Gây ảnh hưởng đối với các đối thủ cạnh tranh và người tiêu dùng hoặc thị trường có liên quan của doanh nghiệp theo mong muốn của doanh nghiệp đó. Pháp luật Hoa Kỳ cũng khơng quy định chính xác thế nào là vị trí thống lĩnh, nhưng trong các án lệ thì Tịa án nước này thừa nhận đó là quyền kiểm sốt giá cả hoặc loại trừ cạnh tranh. Như vậy, có thể thấy, vị trí thống lĩnh thơng thường được hiểu là khả năng kiểm sốt thực tế hoặc tiềm năng đối với thị trường liên quan của một loại hoặc một nhóm hàng hóa, dịch vụ của một hoặc một nhóm doanh nghiệp.

Việt Nam xem xét, đánh giá việc xác định vị trí thống lĩnh chủ yếu dựa vào thị phần. Đối với doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh, tiêu chí thống lĩnh thị trường được xác định là thị phần từ 30% trở lên. Trong bối cảnh nước ta, “số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm đến

96% tổng số doanh nghiệp, các doanh nghiệp có từ 30% thị phần trở lên trên thị trường là không nhiều. Hơn nữa, các văn bản pháp luật tương ứng như Pháp lệnh Bưu chính Viễn thơng cũng đang sử dụng ngưỡng thị phần 30% để xác định doanh nghiệp viễn thơng có vị trí thống lĩnh” 23. Cho nên có thể thấy, việc quy định thị phần như thế này trong bối cảnh Việt Nam là tương đối phù hợp. Mặc dù, một doanh nghiệp có thể chủ động tạo lập vị trí thống lĩnh thơng qua con đường tự nhiên, ví dụ như sự vượt trội về nguồn lực sản xuất, tăng cường phát triển kỹ thuật công nghệ, kinh nghiệm thương trường…Nhưng từ lý do thị phần trên, Nhà nước đã dựa vào tiêu chí đó mà áp dụng các chính sách phù hợp để kiểm sốt việc hình thành tập trung kinh tế, một cách thức phổ biến nhất trong các cách thức hình thành vị trí thống lĩnh.

Dưới góc độ pháp lý, tập trung kinh tế được hiểu là hành vi của các doanh nghiệp được thực hiện dưới một số hình thức nhất định. Theo quy định của Luật Cạnh tranh thì tập trung kinh tế được định nghĩa thông qua liệt kê các hành vi được xem là tập trung kinh tế. Cụ thể Điều 16 Luật Cạnh tranh 2005 quy định: Tập trung kinh tế là hành vi của doanh

nghiệp bao gồm:

- Sáp nhập doanh nghiệp (là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình cho một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập) 24.

(23)

Bộ Thương mại: Báo cáo giải trình tiếp thu ý kiến của đại diện Quốc hội về dự thảo Luật Cạnh tranh, H.2004.

(24)

26

- Hợp nhất doanh nghiệp (là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất) 25. - Mua lại doanh nghiệp (là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ tài sản của doanh

nghiệp khác đủ để kiểm sốt, chi phối tồn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại) 26.

- Liên doanh giữa các doanh nghiệp (là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp cùng nhau góp một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới) 27.

- Các hành vi tập trung kinh tế khác theo quy định pháp luật.

Xuất phát từ sự cần thiết phải kiểm soát các hoạt động tập trung kinh tế để tránh tình trạng hình thành các doanh nghiệp lớn có sức mạnh khống chế thị trường, Luật Cạnh tranh 2005 có nhiều điều khoản tạo hành lang pháp lý cho phép các cơ quan quản lý nhà nước kiểm soát hoạt động tập trung kinh tế. Tuy nhiên, Luật Cạnh tranh khơng kiểm sốt tất cả các hoạt động tập trung kinh tế mà chỉ tập trung vào một số trường hợp trên cơ sở đánh giá quy mơ của doanh nghiệp hình thành sau hoạt động tập trung kinh tế. Cụ thể là đưa ra 03 cách thức kiểm soát hành vi tập trung kinh tế cơ bản sau: (1)Trường hợp không cần kiểm sốt; (2)Trường hợp cần phải thơng báo; (3) Trường hợp cấm tập trung kinh tế.

Trường hợp khơng cần kiểm sốt:

Theo các quy định của Luật Cạnh tranh 2005 và Nghị định số 116/2005/NĐ-CP thì trường hợp thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế thấp hơn 30% trên thị trường liên quan hoặc trường hợp doanh nghiệp sau khi thực hiện tập trung kinh tế vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật thì được quyền tự do thực hiện.

Có thể kết luận, khi thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia chỉ chiếm dưới 30% trên thị trường liên quan thì sự tập trung kinh tế chưa có khả năng tạo ra vị trí thống lĩnh cho doanh nghiệp hình thành sau tập trung. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ được hiểu là những doanh nghiệp có số vốn tài chính khơng thật sự lớn mạnh cũng như khả năng ảnh hưởng đến thị trường là khơng cao. Do đó lúc này, việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại hay liên

(25)

Khoản 2 Điều 17 Luật Cạnh tranh 2005. (26)

Khoản 3 Điều 17 Luật Cạnh tranh 2005. (27)

27

doanh chỉ đơn giản là biện pháp cơ cấu lại kinh doanh hoặc đầu tư vốn bình thường, mang yếu tố “cộng sinh” là chủ yếu nên chưa cần phải kiểm sốt.

2.1.2.1 Trường hợp cần phải thơng báo:

Theo Điều 20 Luật Cạnh tranh 2005, các doanh nghiệp tập trung kinh tế có thị phần

kết hợp từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của các doanh nghiệp đó phải thơng báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành tập trung kinh tế. Trong trường hợp này, các doanh nghiệp chỉ có thể thực hiện việc sáp nhập, hợp nhất, liên doanh và mua lại sau khi đã hồn tất thủ tục thơng báo và nhận được trả lời của cơ quan quản lý cạnh tranh theo các quy định của pháp luật.

Có thể thấy, Luật Cạnh tranh quy định như vậy là nhằm mục đích kiểm sốt chặt chẽ q trình dẫn đến thống lĩnh thị trường thơng qua tập trung kinh tế, nhóm doanh nghiệp tập trung kinh tế có thị phần kết hợp từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan là nhóm doanh nghiệp có sức mạnh thị trường nhất định. Việc doanh nghiệp nắm trong tay lượng thị phần lớn như vậy sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường, nguy cơ thực hiện các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường là cao. Bằng các quy định trên, pháp luật cạnh tranh Việt Nam đã thể hiện mục đích ngăn ngừa các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị pháp luật cấm sớm nhất có thể.

2.1.2.3 Trường hợp cấm tập trung kinh tế:

Theo Điều 18 Luật Cạnh tranh 2005, không phải tất cả các trường hợp tập trung kinh tế đều bị cấm mà chỉ khi thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế chiếm trên 50% trên thị trường liên quan, trừ những trường hợp pháp luật quy định miễn trừ tại Điều 19 Luật Cạnh tranh 2005.

Như vậy, từ quy định trên, Luật Cạnh tranh đã sử dụng thị phần làm cơ sở phân loại

nhóm tập trung kinh tế và làm tiêu chí duy nhất để xác định khả năng gây hại của các trường hợp tập trung kinh tế. Theo đó, những trường hợp tập trung kinh tế mà thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia chiếm trên 50% trên thị trường liên quan luôn mang bản chất hạn chế cạnh tranh. Trong trường hợp này, việc tập trung kinh tế đã hình thành một doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp nắm giữ đa số thị phần trên thị trường liên quan không từ hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp này, làm cho các doanh nghiệp còn lại chỉ là thiểu số trên thị trường. Bản chất hạn chế cạnh tranh thể hiện ngay ở sự thay đổi trong tương quan

28

cạnh tranh và cấu trúc cạnh tranh trên thị trường, làm giảm, làm cản trở và sai lệch cạnh tranh một cách đáng kể của nhóm hành vi này.

Chính từ những quy định này, từ việc hạn chế đối tượng được tiến hành các hành vi tập trung kinh tế đến việc phân luồng rõ ràng những trường hợp khơng cần kiểm sốt, cần phải thông báo và cấm tập trung kinh tế, Luật Cạnh tranh, Luật Doanh nghiệp và các văn bản pháp luật hỗ trợ liên quan thật sự đem lại những hiệu lực nhất định trong việc phần nào hạn chế việc hình thành vị trí thống lĩnh một cách chủ động từ phía doanh nghiệp.

2.2 Pháp luật kiểm soát các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường ở Việt Nam:

Về bản chất, tất cả 06 hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường được liệt kê trong

Điều 13 Luật Cạnh tranh 2005 đều có tác động bất lợi đến cả đối thủ cạnh tranh trên thương

trường lẫn người tiêu dùng. Tuy nhiên, căn cứ vào tính chất trực tiếp của đối tượng bị tác động, tác giả tạm chia 06 hành vi trên thành 03 nhóm hành vi sau đây: (1) Các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường tác động trực tiếp đến quyền lợi người tiêu dùng; (2) Các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường tác động trực tiếp đến các đối thủ cạnh tranh; và (3) Các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường vừa tác động trực tiếp đến đối thủ cạnh tranh lẫn người tiêu dùng.

2.2.1 Các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường tác động trực tiếp đến quyền lợi người tiêu dùng (nhằm bóc lột người tiêu dùng):

2.2.1.1 Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng:

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 13 của Luật Cạnh tranh 2005 thì hành vi này có biểu hiện khách quan là áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu và các hành vi này phải đem lại hậu quả là gây thiệt hại cho khách hàng. Việc định giá hồn tồn theo quyết định của chủ thể có vị trí thống lĩnh là khơng cơng bằng, có thể là giá quá cao áp đặt đối với người mua hàng của mình hoặc giá quá thấp áp đặt đối với người bán hàng cho mình. Việc định giá như vậy rõ ràng là nhằm làm tăng doanh thu và có lợi nhuận trên cơ sở bóc lột đối tác. Điều này chỉ có thể thực hiện được khi có vị trí thống lĩnh và kiểm soát một số lượng đối tác lệ thuộc vào mình và họ chấp nhận các giá cả bất hợp lý đó.

29

- Hành vi áp đặt giá mua hàng hóa bất hợp lý:

Pháp luật cạnh tranh quy định hành vi áp đặt giá mua hàng hóa, dịch vụ bị coi là bất hợp lý, gây thiệt hại cho khách hàng nếu giá mua tại cùng thị trường liên quan được đặt ra thấp hơn so với giá thành sản xuất hàng hóa, dịch vụ trong điều kiện nếu chất lượng hàng hóa, dịch vụ đặt mua khơng kém hơn chất lượng hàng hóa dịch vụ đã mua trước đó. Hoặc khơng có khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa hoặc biến động bất thường làm giá bán bn hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ trên thị trường liên quan giảm tới mức dưới giá thành sản xuất trong thời gian tối thiểu 60 ngày liên tiếp so với trước đó 28.

Điểm a khoản 1 Điều 27 Nghị định số 116/2005/NĐ-CP đề cập đến giá mua sản phẩm.

Đây là hành vi áp đặt về giá nhằm gây thiệt hại cho khách hàng. Dấu hiệu nhận biết về hình

thức này là việc giá sản phẩm bị doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường áp đặt giá mua thấp hơn giá thành sản xuất, diễn ra khi thị trường vẫn trong các điều kiện bình thường và cuối cùng là dấu hiệu về thiệt hại gây ra cho khách hàng là mức chênh lệch giữa giá thành và giá bán thực tế khi khách hàng bán sản phẩm cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp buộc khách hàng phải chịu lỗ để mình hưởng lợi.

Ví dụ về việc mua thu mua nông phẩm từ nông dân để xuất khẩu hay để chế biến với giá thấp hơn giá thành sản xuất. Bằng cách thu mua lúa, mía, sắn, các doanh nghiệp có ưu thế quyền lực ra sức ép giá gây thiệt hại rất nhiều cho nhà nông. Do không phải xảy ra trong các trường hợp đã nêu (chất lượng hàng hóa khơng kém hơn chất lượng hàng hóa đã mua trước đó thậm chí có lúc cịn tăng lên) nên có thể coi đây là một hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh.

Điểm b khoản 1 Điều 27 Nghị định số 116/2005/NĐ-CP đề cập đến vấn đề giá bán lẻ

trung bình tại thị trường liên quan được đặt ra trong khoảng thời gian nhất định, đây là một

quy định khá mới và khá chi tiết, nhằm hạn chế việc tăng giá bán lẻ gây thiệt hại cho người

tiêu dùng. Tại điểm b này có 03 điều kiện áp đặt giá bán lẻ: - Thời hạn tối thiểu là 60 ngày liên tục;

- Giảm dưới mức giá thành sản xuất;

- Khơng có biến động bất thường làm tăng, giảm giá thành sản xuất của hàng hóa, dịch vụ đó.

(28)

30

Pháp luật hiện hành cần có một quy định rõ ràng hơn khi mà càng ngày các doanh nghiệp với quyền lực của mình áp đặt nhiều càng nhiều những giá mua bất hợp lý, chèn ép nông dân, thu mua nông sản với mức giá hời không thể chấp nhận được. Cuộc sống bấp bênh của người nơng dân càng thêm khó khăn nếu tình trạng ép giá và “phong tỏa” nguồn mua từ các “ông trùm” cứ diễn ra mà pháp luật không có biện pháp cụ thể để giải quyết. Trước tình hình này, Nhà nước cần quy định chi tiết mức giá cụ thể cho từng loại hàng hóa nơng phẩm tùy tình hình thị trường dựa trên đánh giá khách quan từ các chuyên gia kinh tế và duy trì bằng cưỡng chế pháp luật để điều chỉnh thật ổn định tình trạng hiện nay.

- Hành vi áp đặt giá bán hàng hóa bất hợp lý:

Khoản 2 Điều 27 Nghị định số 116/2005/NĐ-CP quy định:

Hành vi áp đặt giá bán hàng hóa, dịch vụ được coi là bất hợp lý gây thiệt hại cho khách hàng nếu cầu về hàng hóa, dịch vụ khơng tăng đột biến tới mức vượt quá công suất thiết kế hoặc năng lực sản xuất của doanh nghiệp và thỏa mãn hai điều kiện sau:

- Giá bán lẻ trung bình tại cùng thị trường liên quan trong thời gian tối thiểu 60 ngày liên tiếp được đặt ra tăng một lần vượt quá 5% hoặc tăng nhiều lần với tổng mức tăng vượt quá 5% so với giá đã bán trước khoảng thời gian tối thiểu đó; - Khơng có biến động bất thường làm tăng giá thành sản xuất của hàng hóa, dịch

vụ đó vượt quá 5% trong thời gian tối thiểu 60 ngày liên tiếp trước khi bắt đầu tăng giá.

Nếu dựa vào những dấu hiệu như Nghị định số 116/2005/NĐ-CP mơ tả thì dường như đây là việc cấm đốn hiện tượng tăng giá bán mà khơng có lý do chính đáng chứ khơng phải là ngăn cấm việc đặt ra mức giá bất hợp lý gây thiệt hại cho khách hàng theo đúng như câu chữ Luật Cạnh tranh diễn tả. Như vậy, sẽ dẫn đến những hệ quả sau:

- Cơ quan điều tra sẽ phải xác định được giá bán lẻ trung bình trước 06 tháng kể từ

Một phần của tài liệu Pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường ở việt nam (Trang 30 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)