Yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật về hoạt động khuyến mại

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động khuyến mại thực trạng và hướng hoàn thiện (luận văn thạc sĩ luật học) (Trang 49 - 50)

CHƢƠNG 3 HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT KHUYẾN MẠI

3.1.Yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật về hoạt động khuyến mại

Theo số liệu thống kê của Sở Công thương thành phố Hà Nội, trong tháng 1 năm 2011, có tổng số có tất cả 480 chương trình khuyến mại được đăng ký; với tổng giá trị (hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, giải thưởng) lên đến 158.820.000.000 đồng. Trong đó, hình thức tặng quà là hình thức phổ biến nhất với 301 chương trình chiếm đến 62,7%; kế đến là giảm giá với 160 chương trình chiếm 33,3% trong tổng số các chương trình khuyến mại được tổ chức; cịn lại là các hình thức khác.15

Qua các con số này thể thấy so với các hoạt động xúc tiến thương mại khác hoạt động khuyến mại thời gian gần đây được các thương nhân hết sức chú trọng. Vì vậy mà, để hoạt động khuyến mại thật sự mang lại hiệu quả xúc tiến thương mại hơn nữa cho việc kinh doanh của thương nhân, đòi hỏi phải có một hệ thống pháp luật đầy đủ, rõ ràng và hợp lý điều chỉnh hoạt động này.

Luật Thương mại hiện nay, tuy đã có có nhiều điểm tiến bộ hơn so với Luật Thương mại trước đây trong việc điều chỉnh các hoạt động khuyến mại; tuy nhiên, qua thực tế thi hành còn bộc lộ nhiều hạn chế làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của thương nhân, cũng như khơng bảo đảm được lợi ích tối đa của người tiêu dùng và trật tự kinh tế mà Nhà nước hướng đến. Thực tế cho thấy, vì mục đích lợi nhuận tối đa thương nhân có thể bất chấp lợi ích của các chủ thể khác gây ảnh hưởng tiêu cực đến lợi ích quốc gia, lợi ích của các thương nhân khác và của người tiêu dùng. Về phía người tiêu dùng, họ có thể được hưởng những lợi ích kinh tế, tinh thần từ hoạt động khuyến mại của thương nhân nhưng cũng dễ dàng bị thiệt hại do hành vi lừa dối, gian lận, cố tình gây nhầm lẫn của chính các thương nhân. Đây chính là lý do địi hỏi sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động khuyến mại; tuy nhiên trong một số trường hợp sự can thiệp của chủ thể này gây ra một số hạn chế, ảnh hưởng tiêu cực đến quyền lợi chính đáng của thương nhân. Hay nói cách khác, pháp luật trong lĩnh vực này hiện nay chưa đảm bảo u cầu hài hịa về lợi ích giữa thương nhân, người tiêu dùng và Nhà nước.

Mặt khác, trong xu thế tồn cầu hóa nền kinh tế thế giới hiện nay, địi hỏi tất cả các quốc gia, đặc biết là các nước đang phát triển phải có sự điều chỉnh thích hợp về

chính sách kinh tế để khơng bị đẩy ra ngoài, lạc hậu so với xu hướng chung của nhân loại. Mà một trong những vấn đề cần phải có sự thay đổi trước hết đó là pháp luật, vì ở một khía cạnh nào đó pháp luật là cơng cụ xác định mức độ tự do hóa thương mại và hội nhập của đất nước. Có thể khẳng định Việt Nam cũng đang ở trong xu thế chung đó, vì vậy mà hoạt động thương mại ở nước ta lúc này đòi hỏi nhiều hơn ở sự “mở cửa” về mọi mặt, mà trước hết là bằng pháp luật. Pháp luật về xúc tiến thương mại nói chung, về hoạt động khuyến mại nói riêng cũng khơng thể phải là ngoại lệ. Các rào cản, cấm đốn khơng cần thiết cần phải dỡ bỏ để đảm bảo quyền tự do thương mại của thương nhân; bao gồm những hạn chế, cấm đoán về hành vi của thương nhân và cả những hạn chế đến từ cơ chế quản lý của Nhà nước.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động khuyến mại thực trạng và hướng hoàn thiện (luận văn thạc sĩ luật học) (Trang 49 - 50)