CHƢƠNG 3 HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT KHUYẾN MẠI
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về khuyến mại
3.2.1. Xem xét sửa đổi một số hạn chế đối với hoạt động khuyến mại của thƣơng nhân của thƣơng nhân
Qua các phân tích ở Chương 2 cho thấy các hạn chế trong hành vi khuyến mại của thương nhân đã và đang gây ra nhiều bất cập trong vấn đề áp dụng vào thực tế. Cụ thể các quy định về hạn mức tối đa giá trị hàng hóa dịch vụ dùng để khuyến mại và hạn mức về thời gian thực hiện khuyến mại đang làm nảy sinh nhiều vấn đề bất hợp lý, không chỉ cản trở hoạt động xúc tiến thương mại của các thương nhân mà cịn gây khó khăn trong việc quản lý của các cơ quan Nhà nước.
Các quy định này nhằm mục đích hạn chế hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh của các thương nhân. Nhưng thực tế cho thấy mục đích này chỉ đạt được đối với các thương nhân lớn, thương nhân có vị trí thống lĩnh thị trường, tức là có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan hoặc có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể.16. Bởi vì, đối với các doanh nghiệp nhỏ việc khuyến mại một cách tràn lan về thời gian, chi phí lớn về giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại là điều khó có thể thực hiện. Như vậy, việc quy định mọi hành vi vi phạm các quy định về hạn mức giá trị vật chất tối đa dùng để khuyến mại và thời gian tổ chức khuyến mại tối đa đều là hành vi vi phạm pháp luật về khuyến mại là không hợp lý. Khi việc khuyến mại mang lại lợi ích cho người tiêu dùng và khơng gây nguy hại cho bất cứ cá nhân, tổ chức nào thì Nhà nước khơng cần thiết phải quy định những khuôn khổ quá
chật hẹp. Hay nói cách khác, để đảm bảo quyền lợi của tất cả các thương nhân, tạo động lực cho cạnh tranh lành mạnh và tự do thương mại địi hỏi quy định này phải có sự thay đổi theo hướng phân hóa về đối tượng áp dụng, tức là chỉ nên áp dụng các quy định này đối với các thương nhân, nhóm thương nhân có vị trí thống lĩnh thị trường.
3.2.2. Cần làm rõ một số quy định cụ thể, tạo cơ sở cho việc quản lý hoạt động khuyến mại hoạt động khuyến mại
Pháp luật là căn cứ để các cơ quan quản lý Nhà nước thực hiện nhiệm vụ quản lý của mình trong lĩnh vực đượ phân công. Một khi, những quy định của pháp luật khơng rõ ràng thì đó sẽ là rào cản thật sự đối với hoạt động thi hành pháp luật của các cơ quan này. Đối với các quy định về hoạt động khuyến mại, đây cũng là một trong những hạn chế cần hồn thiện.
Trước hết, có thể nói một số quy định của pháp luật Thương mại về khuyến mại hiện nay chưa có cơ sở để áp dụng một cách thống nhất và triệt để nhất. Cụ thể, đó là quy định về hành vi khuyến mại tạo ra sự so sánh trực tiếp giữa hàng hóa, dịch vụ của thương nhân này với hàng hóa, dịch vụ của thương nhân khác nhằm cạnh tranh không lành mạnh tại khoản 6, Điều 4, Nghị định số 37/2006 ngày 12 tháng 06 năm 2006 của Chính phủ, hướng dẫn Luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại. Đây là một trong số những nguyên tắc được pháp luật đề ra mà thương nhân phải tuân thủ khi thực hiện chương trình khuyến mại. Tuy nhiên, pháp luật thương mại hiện nay chỉ dừng lại ở việc nêu ra nguyên tắc này mà khơng có bất cứ hướng dẫn cụ thể, chính thức nào giúp chúng ta có thể xác định như thế nào là hành vi khuyến mại tạo ra sự so sánh trực tiếp hàng hóa dịch vụ của thương nhân này với thương nhân khác. Và thêm vào đó theo quy định này có thể hiểu chỉ những hành vi tạo ra sự so sánh trực tiếp nhằm cạnh tranh không lành mạnh mới vi phạm nguyên tắc này. Như vậy phải chăng đã là hợp lý? Bởi vì, thực tế cho thấy một khi thương nhân tạo ra sự so sánh về chất lượng, giá cả,... hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ của thương nhân khác thì sự so sánh đó đã tạo ra lợi thế cho thương nhân khuyến mại theo cách trái với các chuẩn mực đạo đức kinh doanh bình thường. Hay nói cách khác mục đích chắc chắn và đương nhiên của hành vi này là nhằm cạnh tranh không lành mạnh.
Về hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh, theo quy định tại Điều 46, Luật Cạnh tranh 2004, bao gồm các hành vi sau:
Tổ chức khuyến mại mà gian dối về giải thưởng;
Khuyến mại không trung thực hoặc gây nhầm lẫn về hàng hoá, dịch vụ để lừa dối khách hàng;
Phân biệt đối xử đối với các khách hàng như nhau tại các địa bàn tổ chức khuyến mại khác nhau trong cùng một chương trình khuyến mại;
Tặng hàng hoá cho khách hàng dùng thử nhưng lại yêu cầu khách hàng đổi hàng hoá cùng loại do doanh nghiệp khác sản xuất mà khách hàng đó đang sử dụng để dùng hàng hóa của mình;
Các hoạt động khuyến mại khác mà pháp luật có quy định cấm.
Xuất phát từ những phân tích trên, có thể thấy để đảm bảo áp dụng đúng đắn các quy định của pháp luật về hoạt động khuyến mại, tránh sự tùy tiện đòi hỏi phải có những hướng dẫn cụ thể của cơ quan có thẩm quyền về các quy định của pháp luật hiện hành.
3.2.3. Hồn thiện các thủ tục hành chính trong cơng tác quản lý hoạt động khuyến mại
Về trình tự, thủ tục thực hiện khuyến mại, Luật Thương mại 2005 và Nghị định số 37/2006/NĐ - CP đã có những quy định hợp lý. Tuy nhiên, theo khoản 3, Điều 16 và khoản 3, Điều 17 của Nghị định số 37/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 06 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật thương mại về hoạt động Xúc tiến thương mại thì cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khi nhận hồ sơ đăng kí thực hiện chương trình khuyến mại phải xem xét, xác nhận bằng văn bản về việc đăng kí thực hiện chương trình khuyến mại, trường hợp không xác nhận phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lí do. Nhưng Luật Thương mại lại khơng quy định các điều kiện để thương nhân có được sự xác nhận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và trong trường hợp bị từ chối xác nhận thì luật cũng khơng quy định những quyền của thương nhân trong trường hợp này. Vì vậy mà khi thương nhân khơng đồng ý với kết
quả xử lý của Cơ quan quản lý Nhà nước về xúc tiến thương mại chỉ còn cách áp dụng các quy định về khiếu nại hoặc khởi kiện vụ án hành chính theo quy định của thủ tục Tố tụng Hành chính hiện hành – những thủ tục này để có được kết quả lại mất rất nhiều thời gian, điều này làm mất đi cơ hội, ảnh hưởng xấu tới kế hoạch kinh doanh của thương nhân. Mặt khác, quy định như trên ở một mức độ nào đó đã biến thủ tục "đăng kí" thành thủ tục "xin phép". Như vậy sẽ hạn chế quyền tự do hoạt động khuyến mại của thương nhân, qua đó gián tiếp ảnh hưởng đến lợi ích của người tiêu dùng. . Trong thời điểm hiện tại nền kinh tế thị trường đang thực sự bùng nổ, sự quản lý của Nhà nước bằng các loại giấy phép có thể coi là sự cản trở đối với quyền tự do kinh doanh của thương nhân. Hơn nữa hiệu quả quản lý của các thủ tục này là chưa thật sự đảm bảo, vì khi chỉ dựa vào các số liệu thơng báo, đăng ký của thương nhân để chấp nhận hay khơng chấp nhận một chương trình khuyến mại thì chưa tạo nên sự thuyết phục tình trạng thương nhân, thơng báo, đăng ký “một đường làm một nẻo” là khá phổ biến. Mặt khác, mặt trái của các thủ tục này còn là các tệ nạn trong hoạt động quản lý (nhũng nhiễu, tham ô, tham nhũng,...) khiến cho hiệu quả quản lý là không cao. Nên chăng, Nhà nước cần áp dụng cơ chế “hậu kiểm”, bãi bỏ bớt những thủ tục phiền hà gây khó khăn cho hoạt động khuyến mại của thương nhân như hiện nay.
3.2.3. Hoàn thiện cơ chế bảo vệ ngƣời tiêu dùng
Có thể khẳng định qua những quy định cụ thể đối với hoạt động khuyến mại có thể thấy trong lĩnh vực này, bảo vệ người tiêu dùng là một trong những ưu tiên hàng đầu của Luật Thương mại 2005. Lý do để bảo vệ người tiêu dùng là một trong những mục tiêu hàng đầu của pháp luật về khuyến mại là:
Thứ nhất, vì với mỗi một thương nhân, yếu tố lợi nhuận luôn được đặt lên hàng đầu nên trong nhiều trường hợp, các thương nhân đã vì lợi ích trước mắt mà kinh doanh những hàng hóa, dịch vụ kém chất lượng, quảng cáo sai sự thật, khuyến mại hàng giả, kém chuẩn,..làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng. Thị trường kinh doanh càng sơi động thì các doanh nghiệp càng cố gắng tạo ra nhiều hình thức thúc đẩy kinh doanh hơn và cũng tận dụng triệt để ưu thế của khuyến mại. Bất cứ một hoạt động kinh doanh nào cũng cần đặt ra vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Bản thân các hoạt động khuyến mại là hoạt động mang tính chất mở, dễ bị lạm dụng để thực hiện các hành vi bất chính. Cũng xuất phát từ hình thức tổ chức của các hoạt
động này khá đa dạng, khó kiểm sốt và thẩm định chất lượng nên số lượng các vụ việc vi phạm xảy ra khá nhiều trong thực tế. Quá trình các thương nhân thực hiện các hoạt động đó đã tiềm ẩn những rủi ro cho lợi ích khách hàng, tiềm ẩn nguy cơ xuất hiện những nạn nhân của các hoạt động trên. Lý do này xuất phát chủ yếu từ cơ chế vận hành nền thị trường tự do hoạt động trong kinh doanh của nước ta.
Thứ hai, xuất phát từ tính tất yếu được bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng bởi: Người tiêu dùng là nhân tố chủ yếu tạo ra thị trường của thương nhân và quyền lợi của họ luôn cần được bảo vệ. Trong kinh doanh, thương nhân với những ưu thế về vốn, chuyên mơn,…họ có thể có nhiều cách thức khác nhau để bảo vệ quyền lợi cho mình cịn người tiêu dùng thì khả năng tự bảo vệ mình hạn chế hơn nhiều.
Cuối cùng, xuất phát từ ý thức tuân thủ pháp luật không cao của thương nhân và người tiêu dùng. Trong khi thương nhân ln muốn tối đa hóa lợi nhuận và thực hiện các hành động ngồi tầm pháp luật thì người tiêu dùng lại mặc nhiên chấp nhận các hành vi đó của thương nhân nếu chúng chưa gây thiệt hại và ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân mình.
Để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, Luật Thương mại 2005 và Nghị định số 37/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 06 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ đã quy định về hàng hoá, dịch vụ được khuyến mại; về hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại; quyền và nghĩa vụ pháp lý của thương nhân thực hiện khuyến mại; các hành vi bị cấm trong hoạt động khuyến mại; về nguyên tắc thực hiện khuyến mại. Tuy nhiên, những quy định này chưa thực sự đầy đủ để đảm bảo lợi ích của khách hàng. Trong thực tế, khách hàng luôn là người phải chịu thiệt thòi do những hành vi gian lận trong khuyến mại hoặc do các sai sót kỹ thuật trong in ấn tem, phiếu, vật phẩm có chứa đựng thơng tin về lợi ích vật chất mà khách hàng được hưởng trong đợt khuyến mại. Ví dụ: Một khách hàng của công ty sữa Hanoimilk đã mua sản phẩm sữa IZZI trong đợt khuyến mại từ 15-04 đến 15- 08-2005 với một thẻ cào có thơng tin trúng thưởng 30.000.000 đồng (sau khi cào phần nhũ bạc). Khi liên hệ với Công ty để nhận giải thưởng, khách hàng nhận được trả lời: "phiếu cào đó không hợp lệ ". Sau khi sự việc xảy ra, Công ty TNHH Sáng Tạo (đơn vị thực hiện in ấn toàn bộ thẻ cào của đợt khuyến mại theo hợp đồng đã ký với Hanoimilk) đã thừa nhận lỗi sai sót kĩ thuật. Nhưng lợi ích mà khách hàng nhận được chỉ là lời xin lỗi của Hanoimilk, bởi vì khơng tìm thấy quy định cụ thể trong
pháp luật hiện hành làm cơ sở pháp lý bảo vệ quyền lợi của họ trong trường hợp này. Hay trong các chương trình khuyến mại mang tính may rủi, thì việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng là việc rất khó bởi lẽ: Luật Thương mại 2005 chỉ quy định thương nhân có nghĩa vụ "thực hiện đúng chương trình khuyến mại đã thơng báo và cam kết với khách hàng". Chỉ với quy định này thì việc kiểm sốt tính trung thực của thương nhân khi thực hiện khuyến mại bằng hình thức này là vơ cùng khó khăn. Ví dụ như trong chương trình khuyến mại "bật nắp chai trúng thưởng" với cơ cấu 200.000 giải thưởng trong đó có 06 xe ơ tơ BMW của một cơng ty bia, khơng ai có thể chắc chắn rằng có đủ 200.000 giải thưởng với 06 nắp chai in hình xe BMW trong số sản phẩm được bán trong đợt khuyến mại? Như vậy, quyền lợi của người tiêu dùng là không thể đảm bảo trong khi hàng hoá vẫn được tiêu thụ trong thời gian khuyến mại.
Xuất phát từ những hạn chế kể trên, để đảm bảo hơn nữa quyền lợi chính đáng của khách hàng khi tham gia vào các chương trình khuyến mại địi hỏi pháp luật cần phải có những quy định cụ thể và chặt chẽ hơn nữa về các vấn đề sau:
Quy định trách nhiệm cá nhân của thương nhân hay người đại diện hợp pháp
của thương nhân và trách nhiệm cá nhân của người được giao tổ chức chương trình khuyến mại để đảm bảo tính trung thực về giải thưởng và chọn người trúng giải thưởng. Bao gồm: trách nhiệm trung thực trong tổ chức, trong thực hiện các cam kết với khách hàng và trách nhiệm tơn trọng tối đa lợi ích của người tiêu dùng.
Quy định cơ chế đảm bảo thực thi các nghĩa vụ của thương nhân đối với khách hàng. Nói cách khác, là tạo cơ sở để khách hàng có thể bảo vệ quyền lợi của mình khi thương nhân vi phạm các nghĩa vụ đã cam kết.
Tăng cường vai trò của các hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng bằng cách tạo cơ sở pháp lý cho chủ thể này tham gia vào các hoạt động bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
3.2.4. Xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động khuyến mại
Một trong những biện pháp có ý nghĩa nâng cao nhận thức, ngăn ngừa các
đó là chế tài xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm. Hiện nay, theo quy định tại Nghị định số 06/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, có ba hình thức xử phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền và hình phạt bổ sung. Như vậy, về hành chính thì phạt tiền là chế tài nghiêm khắc nhất đối với thương nhân có hành vi vi phạm pháp Luật khuyến mại. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 28, Nghị định số 06/2008/NĐ- CPthì mức phạt tiền cao nhất chỉ từ 50 đến 60 triệu đồng đối với mỗi hành vi vi phạm. Mặt khác, đối với một số hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật khuyến mại như tổ chức chương trình khuyến mại bằng hình thức giảm giá đối với một loại nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ mà có tổng thời gian thực hiện vượt quá 90 ngày trong một năm hoặc một chương trình khuyến mại vượt quá 45 ngày; tổ chức chương trình khuyến mại mà tổng giá trị của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại mà thương nhân thực hiện trong một chương trình khuyến mại vượt quá 50% tổng giá trị của