0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Quy trình vận hành

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP TÌM HIỂU QUY TRÌNH NHÀ MÁY BỘT CÁ ĐÔNG HẢI (QUY TRÌNH BỘT CÁ VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI) (Trang 27 -31 )

- Kiểm tra

Kiểm tra hệ thống ống van: kiểm tra đường ống cấp khí và đường ống dẫn nước thải, nước cấp có bị rỏ rỉ tắc nghẽn hoặc bị vỡ. Kiểm tra van dẫn nằm đúng vị trí đóng/mở theo trạng thái hoạt động chưa.

Kiểm tra hệ thống điều khiển: kiểm tra tủ điện có hoạt động hay không (đèn báo công tắc chính). Kiểm tra hiệu điện thế, dây của nguồn điện có bị trầy xước, rò điện. Các công tắc hoạt động có đúng trạng thái không. Mạch bảo vệ mất pha có hoạt động không. Các contartor, overload có hoạt động không.

Bể gom Bể tuyển nổi Bể điều hòa Máy thổi khí Máy thổi khí Máy thổi khí Xử lý khí Bể thiếu khí Bể aerotank Bể lắng Bể trung gian Lọc áp lực Bể khử trùng Châm chlorine

21 - Chuẩn bị

Chuẩn bị hóa chât khử trùng CLORINE.

Lấy 5kg CLORINE bột cho vào bồn hóa chất hòa tan với 500 lít trong thùng tiêu thụ sau đó khuấy trộn hóa chất hoạt động trong khoảng 10 phút .

Hóa chất rất độc hại cho cơ thể và dể ăn da. Khi pha chế phải mang găng tay và khẩu trang để tránh trường hợp hóa chất xâm nhập vào cơ thể. Vì vậy khi pha hóa chất vào thùng tiêu thụ phải cho tiếp xúc với nước từ từ và không làm ngược lại. Đối với axit đây là loại hóa chât rất độc có khả năng gây thương tích cao khi vận chuyển và pha axit người vận hành phải chú ý, không được sơ ý để nước bắn vào axit điều đó rất nguy hiểm.

Các yêu cầu sau khi xử lý của nhà máy: từ những phân tích về tính chất cũng như nguồn ô nhiễm. Ý thức được vấn đề cần thiết bảo vệ môi trường, trước khi nhà máy đi vào hoạt động, công ty đã không ngại đầu tư hệ thống xử lý nước thải có công suất 1000m3/ngày.đêm hiện đại hoàn chỉnh, đạt theo tiêu chí quy định của nhà nước khi tải ra môi trường. Nước thải sau khi qua hệ thống xử lý nước thải của nhà máy đạt QCVN 11:2008/BTNMT cột A theo bản giới hạn sau:

Bảng 4.2. Kết quả xử lý nước thải nhà máy.

Chỉ tiêu Nguồn A pH 6 – 9 COD (mg/l) 50 BOD5 (mg/l) 30 Tổng chất thải rắn lơ lửng TSS (mg/l) 50 Nito tổng (mg/l) 30 Amoni (tính theo N) (mg/l) 10 Dàu động vật (mg/l) 10 Clo dư (mg/l) 1 Coliform MNP/100ml 3000 (Nguồn: QCVN 11:2008/BTNMT)

GVHD: Lê Thị Anh Phương Báo cáo thực tập chuyên ngành

22

Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Nước ta đang bước vào tiến trình hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Ngành thủy sản Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Tuy nhiên, quá trình này cũng đặt ra những thách thức không nhỏ, phải cạnh tranh gay gắt, các hàng rào thương mại cũng như các quy định về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng khắt khe, và đặc biệt là thách thức về vấn đề ô nhiễm môi trường.

Hoạt động chủ yếu gây hại cho môi trường là quá trình phát sinh các dạng chất rắn, lỏng, khí sau chế biến, dễ phân hủy là nguồn gây ô nhiễm và tác động chủ yếu tới môi trường.

Ngành thủy sản của Việt Nam vẫn đang tiếp tuc phát triển một cách nhanh chóng nhằm đáp ứng các yêu cầu ngày càng gia tăng của thị trường tiêu dung của trong và ngoài nước. Tuy nhiên để ngành có thể phát triển một cách bền vững và toàn diện thì cũng cần có một quy hoạch phát triển toàn diện và mang tính bền vững. Trong đó, chắc chắn yếu tố bảo vệ môi trường phải được đặt vào vị trí xứng đáng của nó.

5.2. Kiến nghị

Vấn đề vệ sinh công nghiệp được đặt ra với tất cả các xí nghiệp chế biến như là điểm nóng của toàn bộ dây chuyền sản xuất.

Tổ chức các hoạt động tư vấn và đào tạo cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản để khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất sạch hơn.

Giải quyết các yếu tố kém về mặt vệ sinh môi trường trong việc cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng, tăng cường đầu tư trang thiết bị hiện đại, áp dụng quy trình công nghệ chế biến sạch.

Xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường ngành Thủy sản hàng năm phục vụ cho công tác quản lí môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

Bộ Thủy sản, Bộ Tài nguyên - Môi trường nên có văn bản quy định bắt buộc tất cả doanh nghiệp chế biến thủy sản trong cả nước đều đồng loạt đầu tư xây dựng hình thành hệ thống xử lý chất thải theo lịch trình cụ thể.

23

Các công ty, doanh nghiệp chế biến thủy sản phải thống kê được tất cả nguồn thải tiến hành kiểm soát ô nhiễm thường xuyên, từ đó áp dụng các biện pháp sản xuất sạch hơn.

Các ngành chuyên môn nên xử lý có hiệu quả, giá thành rẻ để khuyến cáo các doanh nghiệp đầu tư.

Ngành thủy sản phải có chương trình hỗ trợ hoặc ưu đãi khuyến khích cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản đầu tư hệ thống xử lý các chất thải.

GVHD: Lê Thị Anh Phương Báo cáo thực tập chuyên ngành

24

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu của công ty cung cấp Và một số trang web

http://botcadonghai.com http://daychuyenbotca.com.vn

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP TÌM HIỂU QUY TRÌNH NHÀ MÁY BỘT CÁ ĐÔNG HẢI (QUY TRÌNH BỘT CÁ VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI) (Trang 27 -31 )

×