Mối quan hệ giữa đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt với thuế suất

Một phần của tài liệu Pháp luật về đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (Trang 29 - 32)

1.2. Những vấn đề lý luận về đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

1.2.4. Mối quan hệ giữa đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt với thuế suất

giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt

Nếu tiếp cận một cách độc lập thì đối tượng chịu thuế, giá tính thuế và thuế suất thuế TTĐB là ba nội dung khác nhau trong cấu trúc thuế TTĐB. Chúng mang bản chất hoàn toàn khác nhau, mỗi nội dung giữ một chức năng và vai trị nhất định của mình. Tuy nhiên, nếu xét một cách tổng quát thì ba nội dung trên có sự liên hệ

chặt chẽ với nhau, đều nằm chung trong cấu trúc của thuế TTĐB. Mỗi nội dung giữ một chức năng, nhiệm vụ khác nhau nhưng tựu trung lại đều nhằm phục vụ mục tiêu điều chỉnh các quan hệ pháp luật thuế nói chung và thuế TTĐB nói riêng.

Mối quan hệ giữa ba yếu tố này được thể hiện ở các khía cạnh sau:

Thứ nhất, đối tượng chịu thuế, giá tính thuế và thuế suất thuế TTĐB đều hướng vào việc xác định nghĩa vụ thuế của một chủ thể nhất định. Đối tượng chịu thuế TTĐB quy định các loại hàng hóa, dịch vụ nào chịu sự điều chỉnh của pháp luật thuế TTĐB (bị đánh thuế TTĐB), giá tính thuế quy định cách thức xác định giá trị của hàng hóa và dịch vụ, cịn thuế suất thì quy định mức thuế phải nộp trên một đơn vị hàng hóa, dịch vụ chịu thuế theo một tỷ lệ phần trăm nhất định. Như vậy, tuy quy định về những vấn đề khác nhau nhưng cả ba nội dung trên đều cùng hướng đến mục tiêu chung là xác định số thuế TTĐB phải nộp đối với những chủ thể là người chịu thuế, từ đó thực hiện điều tiết thu nhập và định hướng hành vi tiêu dùng của những chủ thể này.

Thứ hai, việc xác định giá tính thuế và thuế suất thuế TTĐB đều dựa trên căn

cứ cơ bản (hay vật chuẩn) là hàng hóa, dịch vụ (với tư cách là đối tượng chịu thuế TTĐB).

Đối với yếu tố giá tính thuế TTĐB, pháp luật các nước thường có xu hướng quy định đó là giá bán thực tế trên thị trường của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế TTĐB. Điều này có nghĩa là mỗi loại hàng hóa, dịch vụ chịu thuế TTĐB sẽ có giá tính thuế TTĐB khác nhau, dù rằng trên thực tế giá tính thuế của các hàng hóa, dịch vụ đó được xác định theo những nguyên tắc chung.

Đối với yếu tố thuế suất thuế TTĐB, do mục đích của Nhà nước là muốn điều tiết ở mức độ khác nhau đối với từng loại hàng hóa, dịch vụ chịu thuế TTĐB nên mức thuế suất có thể sẽ khác nhau giữa các loại hàng hóa, dịch vụ chịu thuế, căn cứ vào tính chất và mức độ ảnh hưởng của việc tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ đó đối với lợi ích của Nhà nước, xã hội, nền kinh tế và mỗi người tiêu dùng.

Thứ ba, sự thay đổi của đối tượng chịu thuế TTĐB sẽ dẫn đến sự thay đổi giá

tính thuế và thuế suất thuế TTĐB. Như đã trình bày, đối tượng chịu thuế là cơ sở để quy định giá tính thuế và thuế suất thuế TTĐB. Do đó tất yếu là sự thay đổi của đối tượng chịu thuế sẽ dẫn đến sự thay đổi của hai yếu tố còn lại. Mối tương quan này được thể hiện qua các trường hợp sau:

¾ Khi quy luật cung - cầu đối tượng chịu thuế trên thị trường thay đổi, giá cả hàng hóa, dịch vụ chịu thuế thay đổi thì sẽ dẫn đến giá tính thuế TTĐB đối với hàng hóa, dịch vụ đó thay đổi. Giá tính thuế TTĐB có sự liên hệ mật thiết với đối tượng chịu thuế TTĐB không chỉ ở bản thân đối tượng chịu thuế mà còn với thị trường nơi mà đối tượng chịu thuế lưu thông và được tiêu thụ.

¾ Khi tính chất, mức độ tác động của đối tượng chịu thuế TTĐB đối với xã hội thay đổi thì thuế suất thuế TTĐB cũng có sự thay đổi tương ứng. Quan niệm về tính xa xỉ hay những tác động tiêu cực của hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế đến xã hội khơng phải là bất biến mà nó có thể thay đổi theo tình hình thực tế của xã hội. Và khi sự thay đổi đó diễn ra dù theo chiều hướng tăng hay giảm đều dẫn đến sự thay đổi trong thuế suất thuế TTĐB tương ứng với mức độ điều tiết của nhà nước đối với đối tượng chịu thuế.

¾ Khi một loại hàng hóa, dịch vụ mới được bổ sung vào nhóm đối tượng chịu

thuế TTĐB thì sẽ phát sinh giá tính thuế và thuế suất thuế TTĐB mới. Ngược lại, nếu một loại hàng hóa, dịch vụ nào đó bị loại ra khỏi nhóm đối tượng chịu thuế thì sẽ khơng cịn tồn tại giá tính thuế và thuế suất đối với đối tượng đó trong hệ thống pháp luật thuế TTĐB.

Thứ tư, sự thay đổi giá tính thuế và thuế suất thuế TTĐB có thể ảnh hưởng đến

khả năng tiêu thụ của đối tượng chịu thuế trên thị trường. Theo đó, thơng qua việc điều chỉnh khả năng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ bằng giá cả, Nhà nước sẽ tăng thuế suất thuế TTĐB đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế nếu cần điều tiết mạnh hành vi tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ đó; ngược lại Nhà nước sẽ hạ thuế suất nếu cần nới lỏng chính sách, khi đó tình hình tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ sẽ được chuyển biến tốt. Như vậy, qua phân tích mối quan hệ giữa yếu tố đối tượng chịu thuế TTĐB với yếu tố giá tính thuế và yếu tố thuế suất thuế TTĐB, có thể thấy đối tượng chịu thuế TTĐB tuy là một thành tố độc lập trong cấu trúc thuế TTĐB nhưng nó khơng tồn tại một cách cô lập, riêng lẽ, tách rời với các nội dung khác trong cùng hệ thống mà giữa chúng ln có sự liên hệ, tác động qua lại và phụ thuộc lẫn nhau. Trong đó, có thể nói đối tượng chịu thuế TTĐB là cơ sở, là nền tảng, có tác động rất lớn đến các yếu tố còn lại.

Một phần của tài liệu Pháp luật về đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)