1.3. Nguyên lý điều chỉnh bằng pháp luật đối với đối tượng chịu thuế
1.3.1. Quyền ấn định đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
Việc ban hành pháp luật được ghi nhận như là một quyền đặc trưng và duy nhất chỉ có ở Nhà nước. Ở nước ta, quyền ban hành pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội được ghi nhận cụ thể trong Hiến pháp và Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, theo đó chỉ Quốc hội mới có thẩm quyền ban hành và sửa đổi các đạo luật14. Khơng nằm ngồi ngun tắc trên, các nội dung của đạo luật thuế TTĐB (trong đó có nội dung về đối tượng chịu thuế) đều do cơ quan lập pháp ấn định.
Cơ sở khoa học của việc quy định quyền ấn định đối tượng chịu thuế TTĐB của cơ quan lập pháp được thể hiện ở chỗ: Nhà nước ta là nhà nước xã hội chủ nghĩa do nhân dân làm chủ, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân. Do đó, những vấn đề quan trọng của đất nước trong đó có việc ban hành pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội nói chung và quy định pháp luật thuế TTĐB nói riêng đều phải do Quốc Hội - cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân quyết định, một mặt phù hợp với ý chí và nguyện vọng của nhân dân, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, mặt khác đảm bảo mục tiêu quản lý của nhà nước và lợi ích của tồn dân tộc. Theo đó, quyền ấn định đối tượng chịu thuế TTĐB của Quốc hội - cơ quan lập pháp được hiểu là, ngoài việc lựa chọn và đưa một số loại hàng hóa, dịch vụ nào đó vào diện chịu thuế, cịn có thể sửa đổi, bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ cho phù hợp hoặc loại bỏ một số loại hàng hóa, dịch vụ ra khỏi diện chịu thuế nếu cần thiết. Tuy nhiên, quyền ấn định này không phải được sử dụng một cách tùy tiện, chủ quan mà luôn phải tuân theo những nguyên tắc nhất định. Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền, do đó địi hỏi pháp luật nói chung và pháp luật thuế TTĐB nói riêng phải đảm bảo tính cơng bằng, hợp lý, minh bạch và khả thi để có thể đạt được những mục tiêu mà nhà nước hướng tới khi áp dụng trên thực tế.