Sự cần thiết của các quy định về điều kiện kinh doanh thực phẩm

Một phần của tài liệu Pháp luật về điều kiện kinh doanh thực phẩm (Trang 27 - 32)

6. Cấu trúc của luận văn

1.2. Sự cần thiết của các quy định về điều kiện kinh doanh thực phẩm

Như đã phân tích ở trên, thực phẩm là một loại hàng hóa cực kỳ thiết yếu, liên quan mật thiết tới đời sống của người dân do đó đảm an toàn bảo vệ sinh thực phẩm là mối quan tâm của mọi nhà nước và hệ thống pháp luật. Việc đảm bảo sự an toàn và chất lượng của thực phẩm khơng chỉ đem lại những lại lợi ích về kinh tế mà cịn vơ cùng quan trọng đối với sức khỏe người dân và vấn đề an ninh thực phẩm của quốc gia. Kinh doanh thực phẩm là một ngành kinh doanh khá đặc biệt. Ngành hàng này có sự khác biệt về NTD rất lớn: giữa các tầng lớp dân cư, địa vị, dân tộc, giới tính, trình độ văn hóa, độ tuổi, tập quán sinh hoạt nên sự hiểu biết và tiêu dùng của họ về các loại sản phẩm về thực phẩm khác biệt nhau. Đồng thời, nhu cầu mua hàng thực phẩm là vơ cùng lớn do chúng có vai trị thiết yếu với cuộc sống hàng ngày của mỗi người nên hầu như ai cũng có nhu cầu tiêu dùng nhưng mỗi lần mua thường không nhiều, lặt vặt và phân tán vì nhu cầu đời sống rất đa dạng. Hơn nữa, số lượng đơn vị kinh doanh thực phẩm trên thị trường có số lượng rất nhiều, phân bố rộng rãi với rất nhiều mặt hàng thực phẩm khác nhau do đó rất khó để quản lý, kiểm sốt và đảm bảo an toàn vệ sinh và chất lượng thực phẩm nếu khơng có sự tham gia của nhà nước và pháp luật.

1.2.1. Đảm bảo an tồn tính mạng, sức khỏe cho người sử dụng thực phẩm

Thực phẩm là một nhân tố quan trọng đối với tồn xã hội nói chung và đối với mỗi con người nói riêng. Thực phẩm cung cấp cho con người những chất dinh dưỡng giúp con người có sức khoẻ để tồn tại và lao động, phát triển. Tuy nhiên, nếu con người tiêu thụ phải thực phẩm bẩn, không đảm bảo chất lượng vệ sinh an tồn thì sẽ gây tổn hại đến tính mạng và sức khỏe của mình.

Người tiêu dùng thực phẩm nói chung vốn ln nằm trong tình trạng ―bất cân xứng về mặt thơng tin‖ vì các thơng tin họ có được về hàng hóa chủ yếu là do sự giới thiệu và quảng cáo của người bán hàng. Điều này vốn là do NTD thông thường thường thiếu kiến thức chun ngành cần thiết cũng như ít có ý thức và hiếm khi chịu bỏ thời gian, cơng sức để tìm hiểu thơng tin về sản phẩm một cách kỹ càng. Hơn nữa, quy trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm vốn bao gồm nhiều khâu, nhiều cơng đoạn mang tính chun mơn, phức tạp, liên tục và có mối liên hệ chặt chẽ, gắn bó và ảnh hưởng tới nhau. Chỉ cần một cơng đoạn trong quy trình này khơng được đảm bảo các tiêu chuẩn an tồn vệ sinh thực phẩm thì sản phẩm đó sẽ có nguy cơ khơng an tồn, có khả năng gây hại cho NTD.

Trong những năm trở lại đây, vấn nạn thực phẩm bẩn đang là vấn đề nhức nhối ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia chưa và đang phát triển. Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm có khoảng 600 triệu người bị nhiễm bệnh và 420 ngàn ca tử vong do tiêu thụ thực phẩm bẩn và trẻ em dưới 5 tuổi là đối tượng chịu nhiều bệnh từ thực phẩm nhất (40%) với 120 ngàn ca tử vong mỗi năm23. Trong khi đó tại Việt Nam, tình trạng ―thực phẩm bẩn‖, thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, thực phẩm không đảm bảo chất lượng an tồn vệ sinh thực phẩm trơi nổi khơng được kiểm sốt trên thị trường đã và đang là ―điểm nóng‖ và được đăng tải gần như là hàng ngày trên các mặt báo cũng như các kênh truyền hình, mạng xã hội và các phương tiện truyền thông đại chúng khác. Các vụ việc này có thể kể đến như việc nước tương có chứa chất 3-MCPD gây ung thư, thực vật nhiễm thuốc trừ sâu mới phun hay động vật được bơm chất kích thích tăng trưởng, tăng trọng hoặc chứa đầy các kim loại nặng từ các vùng ô nhiễm. Điều này đã gây ra sự hoang mang rất lớn cho người dân, làm mất niềm tin của NTD vào thị trường. Thực trạng này đã và đang là bài tốn khó giải cho các cơ quan quản lý nhà nước. Theo Ban Quản lý ATTP TP.HCM, Trong 6 tháng đầu năm 2019 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ cơ sở vi phạm ATTP đã tăng 56%, số cơ sở bị xử phạt tăng 31% với 289 cơ sở bị Ban Quản lý ATTP TP.HCM phát hiện vi phạm

23

Theo WHO (04/2020), xem tại website: https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/food-safety (truy cập ngày 05/05/2020)

ATTP, trong đó 243 cơ sở vi phạm đã bị xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền hơn 3,1 tỉ đồng24. Trong khi đó, theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, sau 4 tuần triển khai Tháng hành động vì ATTP năm 2019 trên địa bàn TP Hà Nội đã kiểm tra được gần 5.000 cơ sở, xử phạt gần 800 cơ sở vi phạm, với tổng số tiền khoảng 2,5 tỷ đồng và tiêu hủy nhiều sản phẩm khơng rõ nguồn gốc25. Ngồi ra, theo báo cáo của Bộ Y tế tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về ATTP diễn ra ngày 11/01/2020, năm 2019 toàn quốc ghi nhận 76 vụ ngộ độc thực phẩm làm gần 2.000 người mắc, 1.918 người đi viện và 8 trường hợp tử vong26. Khác với các tác nhân gây bệnh khác, thực phẩm là nhu yếu phẩm mà ai cũng buộc phải tiêu thụ. Chính vì vậy, vấn nạn thực phẩm bẩn, khơng đảm bảo ATTP đang đe dọa tới tính mạng, sức khỏe của mọi người dân, đặc biệt là nhóm người có thu nhập thấp có ít khả năng tài chính để tiếp cận các nguồn thực phẩm hữu cơ, thực phẩm có chứng nhận sạch. Như vậy, có thể thấy vấn đề đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm qua đó bảo vệ tính mạng và sức khỏe của người dân là nhu cầu cấp bách đặt ra cho nhà nước và pháp luật. Theo kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên thế giới, để giải quyết triệt để vấn nạn ―thực phẩm bẩn‖ thì nhất thiết cần phải có một hệ thống pháp luật chặt chẽ, hồn chỉnh trong đó quy định các điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm nghiêm ngặt kết hợp với quyền lực cưỡng chế thi hành, kiểm tra, giám sát sát sao của nhà nước.

1.2.2. Giảm áp lực cho ngành y tế và ngân sách nhà nước

Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, mỗi năm các nước thu nhập thấp và trung bình phải bỏ ra khoảng 15 tỉ đơ la Mỹ chi phí y tế để chữa trị các ca bệnh liên quan tới thực phẩm27. Việt Nam không phải là ngoại lệ với tình trạng này. Là một nước đang phát triển, hiện tượng đơ thị hóa đang diễn ra cực kỳ mạnh mẽ với các đô thị lớn như

24 Theo Duy Tính (2019), Số vụ vi phạm an toàn thực phẩm 6 tháng đầu năm 2019 tăng 56%, đăng tại website:

https://thanhnien.vn/thoi-su/so-vu-vi-pham-an-toan-thuc-pham-6-thang-dau-nam-2019-tang-56-1099459.html

(truy cập ngày 04/05/2020).

25 Theo Xuân Lộc (2019), Quyết liệt với thực phẩm bẩn, đăng tại website:

https://www.nhandan.com.vn/baothoinay/baothoinay-dothi/item/40314602-quyet-liet-voi-thuc-pham-ban.html

(truy cập ngày 04/05/2020).

26 Theo T.L (2020), Năm 2019: Gần 2000 người đi viện, 8 người chết vì ngộ độc thực phẩm:

https://laodong.vn/thoi-su/nam-2019-gan-2000-nguoi-di-vien-8-nguoi-chet-vi-ngo-doc-thuc-pham-777973.ldo

(truy cập ngày 04/05/2020).

27

Số liệu này được dẫn tại nguồn thứ cấp của WHO, xem tại website: https://www.who.int/news-room/fact-

thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng,… đang là những nơi có mật độ tập trung dân số cực kỳ cao trong đó chủ yếu là những người đang trong độ tuổi lao động và có nhu cầu tiêu thụ, mua sắm thực phẩm rất lớn dẫn đến số lượng lướn các cơ sở kinh doanh thực phẩm được mở ra để phục vụ cho nhu cầu ăn uống của người dân. Tuy nhiên, các đô thị này cũng đang là nơi diễn ra rất nhiều vụ việc vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm bị phát hiện trong thời gian gần đây đồng thời số lượng các ca bệnh về thực phẩm ở đây cũng rất đáng báo động tạo ra gánh nặng cho hệ thống y tế quốc gia. Theo một nghiên cứu về chi phí y tế điều trị bệnh tiêu chảy do thực phẩm ở Việt Nam tại 7 cơ sở điều trị ở Việt Nam từ tháng 6 tới tháng 8 năm 2013, chi phí trung bình cho từng đợt điều trị và mỗi ngày nằm viện lần lượt là 106,9 và 33,6 Đơ-la Mỹ, trong đó cao nhất tại các bệnh viện quốc gia với các con số chi phí lần lượt là 207,7 và 47,2 Đô-la Mỹ. Cũng theo nghiên cứu này, tổng chi phí ước tính hàng năm liên quan tới việc điều trị bệnh tiêu chảy rơi vào khoảng 5,8 tới 6,4 triệu Đô-la Mỹ (tương đương 135 tới 149 tỷ đồng), khoản 0.003% - 0.004% GDP của Việt Nam 28

.

Ngoài những gánh nặng của thực phẩm bẩn lên hệ thống y tế, nó cịn gây ra tổn thất lớn cho nền kinh tế. ATTP liên quan đến chất lượng lao động của cả nền kinh tế hiện tại. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới năm 2018, tổng năng suất lao động bị hao hụt liên quan tới các ca bệnh từ thực phẩm ở các nước thu nhập thấp và trung bình được ước tính lên đến 95,2 tỉ đơ la Mỹ mỗi năm29. Việc người dân bị mất thu nhập cũng sẽ dẫn đến sự suy giảm trong các nguồn thu của ngân sách nhà nước. Ngoài ra, các vi phạm về thực phẩm xảy ra nhiều cũng sẽ dẫn đến việc phát sinh thêm rất nhiều chi phí cho cơng tác hành chính, thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm của nhà nước. Theo báo cáo của Chính phủ, tổng ngân sách Nhà nước dự kiến đầu tư cho công tác ATTP giai đoạn 2011 - 2016 là 2.545,79 tỷ đồng. Riêng đối với chương trình mục tiêu quốc gia vệ

28

Van Minh Hoang, Tuan Anh Tran, Anh Duc Ha, Viet Hung Nguyen (2015), Cost of Hospitalization for

Foodborne Diarrhea: A Case Study from Vietnam, Tạp chí Khoa học Y Khoa Hàn Quốc, J Korean Med Sci. 2015

Nov;30(Suppl 2):S178-S182. English, xem tại website:

https://jkms.org/DOIx.php?id=10.3346/jkms.2015.30.S2.S178 (truy cập ngày 15/07/2020).

29

sinh ATTP có tổng mức vốn là 4.139 tỷ đồng (giai đoạn 2012-2015). Năm 2016, dự án ATTP thuộc chương trình mục tiêu y tế dân số dự kiến được cấp là 300 tỷ đồng30.

1.2.3. Tạo sự cạnh tranh cho hàng hóa của Việt Nam trên thị trường và phát triển kinh tế

Kinh doanh thực phẩm là một quá trình bao gồm nhiều giai đoạn phức tạp có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Kết quả của giai đoạn sẽ ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng của giai đoạn hay toàn bộ q trình kinh doanh, trong đó khâu tiêu thụ sản phẩm được đánh giá là mấu chốt quyết định đến sự tồn vong và phát triển của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp khơng tiêu thụ được hay tiêu thụ chậm thì sẽ ảnh hưởng tới kết quả kình doanh, có thể dẫn tới phá sản doanh nghiệp.

Đối với ngành kinh doanh thực phẩm, tiêu thụ sản phẩm có vai trị rất quan trọng trong việc duy trì và phát triển mở rộng thị trường. Sản phẩm tiêu thụ được càng nhiều tức là chúng đã được thị trường tiếp nhận và càng có nhiều khách hàng biết tới sản phẩm, biết tới thương hiệu và doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm đó. Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào thì mục tiêu duy trì và mở rộng thị trường đều là một mục tiêu rất quan trọng để doanh nghiệp có thể duy trì và phát triển. Khối lượng hàng bán ra ngày càng lớn hơn thì doanh nghiệp sẽ có thêm lợi nhuận và điều kiện để mở rộng và phát triển kinh doanh.

Hiện nay, Việt Nam đang là một quốc gia chuyên xuất khẩu lương thực thực phẩm. Các mặt hàng nông sản Việt Nam đã và đang dần chinh phục các thị trường khó tính trên thế giới như Mỹ và Châu Âu. Tuy nhiên, các sản phẩm thực phẩm của Việt Nam vẫn đang gặp rất nhiều rào cản, điều kiện về chất lượng, kỹ thuật, an toàn vệ sinh thực phẩm, các yêu cầu về nhãn mác, bao bì đóng gói, mã vạch,... do chất lượng thực phẩm xuất khẩu không được bảo đảm đồng đều. Theo bà Vũ Kim Hạnh - chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, hiện nay chỉ có 18% các nhà sản xuất nông sản trong nước đạt chuẩn Viet G.A.P (Vietnamese Good Agricultural Pratices) dù

30 Nguyên Vũ (2017), Vi phạm an tồn thực phẩm, trung bình mỗi vụ phạt 200 nghìn, đăng trên website:

http://vneconomy.vn/thoi-su/vi-pham-an-toan-thuc-pham-trung-binh-moi-vu-phat-200-nghin- 2017060409120955.htm (truy cập ngày 15/07/2020).

đây vẫn chưa là tiêu chuẩn để hàng nơng sản Việt có thể xuất khẩu ra thế giới. Nhiều sản phẩm tốt nhưng chịu cảnh lao đao vì "siêu thị trong nước không chấp nhận hàng hóa khơng đạt chuẩn Viet G.A.P, và các nhà bán lẻ thế giới cũng không thu mua sản phẩm không đạt Global G.A.P", bà Hạnh cho biết31. Một trường hợp khác là việc mặt hàng thủy sản xuất sang Nhật Bản thường xuyên gặp khó khăn do vượt dư lượng kháng sinh cho phép, bị bơm nước hay tạp chất vào tôm để tăng trọng, kể cả nhét đinh vào đầu tôm để tăng trọng lượng. Điều này đã gây ra tổn hại lớn tới hình ảnh thương hiệu quốc gia khi Nhật Bản đã nhiều lần đe dọa đình chỉ nhập khẩu tơm32

.

Chính vì vậy, việc xây dựng các điều kiện về kinh doanh thực phẩm chặt chẽ, ln thay đổi để phù hợp với tình hình xã hội và bảo đảm các điều kiện này tuân thủ được tuân thủ nghiêm ngặt sẽ giúp nền công nghiệp thực phẩm nước nhà tiến gần hơn với các tiêu chuẩn quốc tế, tạo công ăn việc làm cho người lao động và giúp thúc đẩy nền kinh tế nước nhà.

Một phần của tài liệu Pháp luật về điều kiện kinh doanh thực phẩm (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)