6. Cấu trúc của luận văn
1.3. Xu hướng phát triển của pháp luật về điều kiện kinh doanh thực phẩm
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự, là công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội do Nhà nước ban hành, thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền và được thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế của Nhà nước33. Pháp luật được hiểu là các quy tắc xử sự có tính bắt buộc do Nhà nước ban hành để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. Các quy tắc xử sự này mang tính cưỡng chế thi hành và được bảo đảm bằng quyền lực công cộng của Nhà nước và các thiết chế như tịa án, viện kiểm sát, cơ quan cơng an, nhà tù,... Mỗi lĩnh vực pháp luật, ngành luật sẽ có các quy định khác nhau đặc trưng cho các mối quan hệ xã hội thuộc lĩnh vực pháp luật, ngành luật đó.
31 Theo Hữu Duyên – N. Bình (2018), VN xuất khẩu thực phẩm sạch, nhưng người dân vẫn sống chung với thực
phẩm bẩn, https://tuoitre.vn/vn-xuat-khau-thuc-pham-sach-nhung-nguoi-dan-van-song-chung-voi-thuc-pham-ban-
20181213133915076.htm (truy cập ngày 11/05/2020).
32 Theo Phương Dung (2016), Vấn nạn thực phẩm bẩn: "Con sâu không chỉ làm rầu nồi canh" đăng trên website:
https://dantri.com.vn/kinh-doanh/van-nan-thuc-pham-ban-con-sau-khong-chi-lam-rau-noi-canh- 20160715102344366.htm (truy cập ngày 11/05/2020).
33 Đại học Quốc gia Hà Nội - Khoa luật (2007), Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
Các điều kiện kinh doanh thực phẩm là một trong những biện pháp thực thi ATTP trong hoạt động kinh doanh thực phẩm nhằm mục đích sinh lợi của doanh nghiệp. Do đó, pháp luật về điều kiện kinh doanh thực phẩm là ― vùng giao thoa‖ giữa pháp luật doanh nghiệp và pháp luật ATTP. Pháp luật ATTP hướng tới là bảo vệ sức khỏe, tính mạng và những lợi ích khác của người tiêu dùng thực phẩm. Pháp luật doanh nghiệp là lĩnh vực pháp luật điều chỉnh về việc thành lập, đăng ký kinh doanh, cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, nguyên tắc hoạt động của các chủ thể kinh doanh. Trong khi đó, pháp luật ATTP là một lĩnh vực pháp luật chuyên ngành bao gồm các quy phạm pháp luật, các nguyên tắc pháp lý điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa các chủ thể trong chuỗi cung ứng thực phẩm gồm các hoạt động: trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác, chế biến, đóng gói, lưu trữ, bảo quản, vận chuyển, giới thiệu, bn bán thực phẩm,.... Pháp luật về điều kiện kinh doanh thực phẩm là một phần giao thoa giữa pháp luật doanh nghiệp và pháp luật ATTP, điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh liên quan tới các điều kiện về kinh doanh thực phẩm của chủ thể kinh doanh. Như vậy, có thể hiểu, ―pháp luật về điều kiện kinh doanh thực phẩm là tập hợp những quy phạm
pháp luật do nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa các chủ thể liên quan tới các điều kiện về kinh doanh thực phẩm”.
Pháp luật là công cụ để nhà nước dùng để điều chỉnh các quan hệ xã hội do đó pháp luật phải đảm bảo ―bắt nhịp‖ được với tình hình thực tế của xã hội hoặc thậm chí phải đóng vai trị ―mở đường dẫn lối‖ cho những tư tưởng, nguyên lý, phương pháp điều chỉnh tiến bộ và hiệu quả hơn để không những đảm bảo được chức năng bảo vệ sự bình ổn, ổn định xã hội mà cịn mang đến sự phát triển cho xã hội. Hiện nay, pháp luật về ATTP cũng như pháp luật về điều kiện kinh doanh thực phẩm trên thế giới đang có những xu hướng sau:
1.3.1. Đảm bảo an toàn sức khỏe cho người sử dụng thực phẩm để phát triển bền vững
Theo Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền 1948 của Liên Hợp Quốc, con người có các quyền khơng thể tước bỏ được, khi con người sinh ra là đã được hưởng các quyền này. Trong các quyền con người được liệt kê trong văn bản này, con người có
“quyền hưởng một mức sống thích đáng đủ để đảm bảo sức khỏe và sự no ấm của bản thân và gia đình, về các khía cạnh lương thực, quần áo và nhà ở, chăm sóc y tế và các dịch vụ xã hội cần thiết khác” (Khoản 1 Điều 25). Chính vì vậy, đảm bảo ATTP cũng
chính là đảm bảo quyền con người. Đây chính là một trong những nguyên tắc nền tảng của pháp luật về ATTP trên thế giới. Nhiệm vụ của bất kỳ nhà nước là bảo đảm cho người dân được hưởng quyền này. Nhiệm vụ này được nhà nước thực hiện thông qua công cụ pháp luật. Với quyền lực của mình, nhà nước sẽ ban hành các quy định pháp luật nhằm hướng tới đảm bảo ATTP cho người dân, trong đó có các quy định về điều kiện kinh doanh thực phẩm. Các điều kiện này thường được quy định dưới dạng các thủ tục đăng ký, khai báo với chính quyền địa phương trước khi bắt đầu kinh doanh hoặc khi có các thay đổi quan trọng trong hoạt động kinh doanh; các quy trình, điều kiện được cấp, cấp lại, thu hồi, hủy bỏ giấy đăng ký kinh doanh thực phẩm, giấy chứng nhận ATTP; các điều kiện, tiêu chuẩn kĩ thuật về cơ sở vật chất, trang thiết bị, trang bị bảo hộ, các loại hóa chất hoặc phụ gia được sử dụng, khu vực xử lý, lưu trữ, chế biến thực phẩm, cách thức xử lý, chế biến thực phẩm, đội ngũ nhân viên;… Các điều kiện này sẽ khác nhau tùy theo các hệ thống pháp luật của các quốc gia khác nhau và thay đổi tương ứng với từng hình thức kinh doanh thực phẩm hoặc loại thực phẩm được kinh doanh cũng như theo sự biến đổi của xã hội. Tuy nhiên, các điều kiện này đều được pháp luật đặt ra nhằm mục đích đảm bảo thực phẩm dù đã trải qua nhiều cơng đoạn trong q trình kinh doanh thực phẩm vẫn bảo đảm được các tiêu chuẩn kỹ thuật về ATTP, không bị nhiễm bẩn, nhiễm độc, trở thành mối đe dọa cho sức khỏe, tính mạng con người. Hiện nay, pháp luật về ATTP cũng như về điều kiện kinh doanh thực phẩm của nhiều quốc gia vẫn dừng lại ở việc chỉ đảm bảo thực phẩm được tiêu thụ là an tồn, khơng gây hại cho cơ thể mà chưa coi trọng việc nâng cao giá trị dinh dưỡng cho thực phẩm để người dân có điều kiện phát triển về sức khỏe. Trong khi đó, con người khơng chỉ có quyền được đảm bảo an tồn về tính mạng, sức khỏe mà cịn có quyền được tạo điều kiện phát triển về thể chất. Hiến chương năm 1946 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ghi rõ: “Quyền được hưởng thụ tiêu chuẩn sức khỏe cao nhất có thể đạt được là một trong những quyền cơ bản của mỗi con người không phân biệt chủng tộc,
tơn giáo, niềm tin chính trị, điều kiện kinh tế hoặc xã hội”. Pháp luật ATTP là lĩnh vực
pháp luật trực tiếp điều chỉnh các tiêu chuẩn, quy chuẩn kĩ thuật, phương pháp sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, kinh doanh thực phẩm,… do đó sẽ có tác động trực tiếp nhất và quan trọng nhất tới thực phẩm. Chính vì vậy, cần phải thay đổi các quy định của pháp luật về ATTP và về điều kiện kinh doanh thực phẩm theo hướng không chỉ đảm bảo ATTP mà còn phải nâng cao giá trị dinh dưỡng của thực phẩm cho NTD.
1.3.3. Nâng cao kiến thức về an toàn thực phẩm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm
Các quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh thực phẩm không chỉ hướng đến việc đặt ra các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị kinh doanh mà còn bảo đảm những chủ cơ sở kinh doanh và người trực tiếp kinh doanh thực phẩm phải có kiến thức đạt chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm. Những chủ thể này là những đối tượng có ảnh hưởng lớn nhất tới an toàn, chất lượng của thực phẩm trước khi được cung cấp cho NTD. Chỉ khi những người này có các kiến thức cần thiết về ATTP thì họ mới hiểu rõ những nguy cơ ô nhiễm thực phẩm và hậu quả của thực phẩm bị mấy an tồn từ đó sẽ chủ động và có ý thức hơn trong việc đảm bảo ATTP cũng như tuân theo các quy định của pháp luật trong quá trình làm việc. Khi đã được trang bị đủ kiến thức cần thiết, những đối tượng này chính là hàng rào bảo vệ ATTP hiệu quả nhất. Trong những năm gần đây, các quốc gia trên thế giới ngày càng coi trọng việc nâng cao kiến thức về ATTP cho nhóm đối tượng này. Ngày càng nhiều nước đã thiết lập và thực hiện các chương trình cấp quốc gia về đào tạo và kiểm tra, xác nhận kiến thức về ATTP. Một số quốc gia thậm chí cịn quy định điều kiện này vào luật của mình. Một ví dụ cụ thể là tại nhiều bang ở Úc như New South Wales, Queensland, Victoria, Lãnh thổ Thủ đô Úc, pháp luật quy định bắt buộc phải chỉ định một Chuyên viên giám sát an toàn thực phẩm (Food Safety Supervisor). Người này phải được đào tạo kiến thức về ATTP, cấp giấy chứng nhận và phải được đăng ký theo quy định pháp luật trước khi bắt đầu làm việc ở vị trí này. Chun viên giám sát này có thể là nhân viên của chính cơ sở kinh doanh đó
hoặc một bên th ngồi34. Cịn tại Việt Nam, theo quy định tại Khoản 1, 2 Điều 28 Nghị định 77/2016/NĐ-CP sửa đổi quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế, hóa chất, vật liểu nổ cơng nghiệp, phân bón, kinh doanh khí, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công thương, chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất thực phẩm phải có Giấy xác nhận kiến thức về ATTP theo chương trình do Bộ Cơng Thương quy định cũng như phải bảo đảm yêu cầu về sức khỏe khi tham gia sản xuất thực phẩm, đối với các cơ sở thuộc đối tượng phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP thì chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất thực phẩm phải được khám sức khỏe, được cấp Giấy xác nhận đủ sức khỏe theo quy định.
1.3.3. Hài hịa hóa giữa điều kiện kinh doanh thực phẩm và quyền tự do kinh doanh
Nguyên tắc tự do kinh doanh là một nguyên tắc pháp lý quan trọng trên thế giới và quyền tự do kinh doanh được coi là một trong các quyền con người cơ bản. Tại Việt Nam, quyền tự do kinh doanh là một quyền hiến định được quy định tại Điều 33 Hiến pháp 2013 “mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp
luật không cấm”. Cách quy định như vậy là phù hợp với mong muốn của người dân,
đồng thời phù hợp với xu hướng hội nhập, với các Công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam tham gia.
Tuy nhiên, quyền tự do kinh doanh không phải là tuyệt đối mà như nhiều quyền khác nó phải tuân theo nguyên tắc quyền của cá nhân, tổ chức này không được gây phương hại đến quyền của cá nhân, tổ chức khác cũng như lợi ích cơng cộng, lợi ích quốc gia. Chính vì lý do đó, trong một số trường hợp quyền tự do kinh doanh phải được giới hạn. Tuy nhiên, ―Mọi quy định giới hạn quyền tự do hành động của các cá nhân
hoặc pháp nhân bằng các biện pháp nhất định và trong một xã hội mở chỉ hợp lý nếu các giới hạn này là cần thiết để bảo vệ các thành viên khác trong xã hội và vì lợi ích rịng của tồn thể xã hội‖ 35. Do đó, các giới hạn này khơng được thực hiện một cách
34 Theo Website của Viện An toàn Thực phẩm Úc, Những điều cần biết về việc bắt đầu kinh doanh thực phẩm:
https://www.foodsafety.com.au/blog/everything-you-need-to-know-about-starting-a-food-business (truy cập ngày
11/05/2020).
35
Paul Shapter Gray, The Regulation of Food Safety – General Aspects, International Food Safety Handbook: Science, International Regulation, and Control (1999), tr. 601, xem tại website:
tùy tiện mà phải dựa trên những nguyên tắc nhất định, nhằm bảo đảm phù hợp với thực trạng xã hội, cân bằng giữa lợi ích cộng đồng, lợi ích quốc gia với quyền lợi của người dân, doanh nghiệp, không gây ảnh hưởng xấu tới quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Các nguyên tắc giới hạn quyền tự do kinh doanh phải vì mục đích chính đáng, bảo đảm sự phù hợp giữa giới hạn quyền và mục đích đặt ra và cuối cùng phải bảo đảm được sự cơng bằng giữa lợi ích thu được với giới hạn quyền. Một ví dụ cho sự hạn chế quyền tự do đầu tư kinh doanh được thể hiện tại Khoản 1 Điều 5 Luật đầu tư 2014: “Nhà đầu tư được quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề mà Luật này không cấm” tức là các ngành nghề bị cấm đầu tư kinh doanh phải được quy định trong
Luật, văn bản quy phạm pháp luật được “cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ
quan quyền lực nhà nước cao nhất” là Quốc Hội ban hành, chứ không phải bằng văn
bản dưới luật; còn đối với các ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, Luật đầu tư 2014 quy định năm lý do để giới hạn quyền tự do kinh doanh, đó là các “ngành, nghề
mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện vì lý do quốc phịng, an ninh quốc gia, trật tự an tồn xã hội, đạo đức xã hội, sức khoẻ cộng đồng‖ (Khoản 1 Điều 7 Luật Đầu tư 2014).
Thực phẩm có vai trị hết sức quan trọng đối với sức khỏe và tính mạng của con người nhưng thực phẩm cũng đồng thời cũng là nguồn có thể gây bệnh nếu khơng bảo đảm được an toàn vệ sinh và chất lượng thực phẩm. Hơn nữa, công tác bảo đảm ATTP ở nước ta hiện nay đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức rất lớn như: chưa kiểm soát được dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc thú y, hoá chất bảo quản trong nơng sản, thực phẩm,... Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh thực phẩm vẫn chủ yếu là thủ cơng, quy mơ hộ gia đình, cá thể nằm rải rác phân bố không đồng đều. Vì vậy, điều kiện an tồn vệ sinh thực phẩm của các cơ sở kinh doanh thực phẩm loại này hầu như không đạt yêu cầu. Hơn nữa, vấn đề thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng, thực phẩm nhập lậu cịn lưu thơng tràn lan trên thị trường vẫn chưa được kiểm
food+storage&source=bl&ots=cekz9rldyh&sig=ACfU3U3OKSAo0Ls4mIdnhalBLtKGnWXzLQ&hl=vi&sa=X& ved=2ahUKEwjvwNrY3tjpAhUGA3IKHQCGAuYQ6AEwGnoECAoQAQ#v=onepage&q=food%20safety%20p enalty%20for%20food%20storage&f=false (truy cập ngày 29/05/2020).
soát hiệu quả. Trong khi đó, ý thức chấp hành pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm của nhiều chủ thể kinh doanh thực phẩm và NTD cịn chưa cao,…
Chính vì những lý do trên, việc hạn chế hợp lý một phần quyền tự do kinh doanh của các chủ thể kinh doanh thực phẩm bằng các quy định về điều kiện kinh doanh thực phẩm là hoàn toàn cần thiết hiện nay và cả trong tương lại nhằm bảo đảm thực phẩm không gây hại đến sức khỏe và tính mạng NTD cũng như sự an tồn của cộng đồng.
Kết luận Chương 1
Thực phẩm là một loại hàng hóa đặc biệt đóng vai trị vơ cùng cơ bản và thiết yếu với mọi người dân cũng như mỗi quốc gia. Trong khi đó, ngành hàng kinh doanh thực phẩm cũng có vai trị rất quan trọng tới sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên, hiện nay các vi phạm về kinh doanh thực phẩm đang diễn ra với số lượng lớn tại Việt Nam và hầu như chưa có biện pháp để giải quyết triệt để vấn đề này. Đây là mối đe dọa nghiêm trọng tới tính mạng, sức khỏe của mỗi người dân cũng như an ninh kinh tế, an ninh lương thực của nước nhà.
Chính vì lý do đó, việc bảo đảm chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề chiến lược đặt ra cho nhà nước và pháp luật. Trong bối cảnh đó, cần phải liên tục xây dựng, sửa đổi, bổ sung cũng như cập nhập các xu hướng, quan điểm tiến bộ trên thế giới để hồn thiện hơn pháp luật về ATTP nói chung cũng như pháp luật về điều kiện