Động thái của tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh

Một phần của tài liệu Phòng ngừa tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực ngân hàng trên địa bàn thành phố hồ chí minh (2) (Trang 29 - 30)

I. MỞ ĐẦU

7. Cấu trúc của luận văn

1.2. Tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực ngân

1.2.3. Động thái của tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh

vực ngân hàng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

“Động thái của tình hình tội phạm là sự thay đổi về thực trạng và cơ cấu của tình hình tội phạm tại một khơng gian, thời gian xác định. Sự thay đổi này được xác định bằng tỉ lệ tăng, giảm thực trạng, cơ cấu tình hình tội phạm so với thời điểm thời gian được lựa chọn làm mốc (xác định là 100%).”10

- Động thái về thực trạng: Qua Biểu đồ 2.11 ta thấy rằng năm 2011, năm 2013 có số lượng vụ án LĐCĐTS trong LVNH xảy ra nhiều nhất (4 vụ), tăng hơn so với năm 2009, năm 2010 đến 3 vụ (chiếm 400%); năm 2012 là năm có số lượng người phạm tội đông nhất (8 người), tăng hơn so với năm 2009 đến 3 người (chiếm 266,67%). Nhìn chung, số lượng vụ án, số người phạm tội tăng, giảm khơng lớn, bình qn mỗi năm tăng, giảm từ 2 – 3 vụ, từ 5 – 6 bị cáo, số vụ án lúc tăng, lúc giảm đã phản ánh thấy tính phức tạp đối với tội phạm này.

Biểu đồ 2.11. Động thái về thực trạng tội phạm LĐCĐTS trong LVNH

trên địa bàn TPHCM từ năm 2009 đến 2013

Nguồn: Thống kê vụ án hình sự - TAND TPHCM cung cấp

- Động thái về cơ cấu:

Qua biểu đồ 1.12 cho thấy tỷ trọng số vụ phạm tội LĐCĐTS trong LVNH so với số vụ phạm tội khác trong LVNH có sự thay đổi nhiều từ năm 2009 đến 2013. Trong năm 2009 số vụ phạm tội LĐCĐTS trong LVNH chiếm 50%, đến năm 2010 là 33,33%, đến năm 2011 là 100%, đến năm 2012 là 60% và đến năm 2013 là 100% trong số các vụ án trong LVNH trên địa bàn TPHCM. Qua biểu đồ thấy số lượng vụ án LĐCĐTS trong LVNH trên thực tế đang tăng, giảm không đều, tỉ lệ phần trăm của loại tội phạm này cũng tăng, giảm không đều và các tội phạm khác trong LVNH cũng

10 Trường đại học Luật TPHCM (2013), Giáo trình Tội phạm học, NXB Hồng Đức, TPHCM, tr. 149. Trường đại học Luật Hà Nội (2003), Giáo trình Tội phạm học, Hà nội, tr. 105.

Bộ Cơng an (2010), Giáo trình Tội phạm học, Hà Nội, tr. 58.

1 1 4 3 4 5 3 5 8 5 0 5 10 2 0 0 9 2 0 1 0 2 0 1 1 2 0 1 2 2 0 1 3 số vụ bị cáo

đang tỉ lệ với tội phạm LĐCĐTS trong LVNH và các tội phạm trong LVNH khác cũng đang tăng, giảm không đều.

Tỷ trọng người phạm tội LĐCĐTS trong LVNH so với số người phạm tội khác trong LVNH có sự thay đổi nhiều từ năm 2009 đến 2013. Trong năm 2009 số người phạm tội LĐCĐTS trong LVNH chiếm 83,33%, đến năm 2010 là 30%, đến năm 2011 là 33,33%, đến năm 2012 là 53,33% và đến năm 2013 là 18,52% trong số người phạm tội trong LVNH trên địa bàn TPHCM. Qua đó thấy một điều rằng số người phạm tội này trên thực tế đang tăng, giảm không đều, tỉ lệ phần trăm của loại tội phạm này cũng tăng, giảm không đều và các tội phạm khác trong LVNH cũng đang tỉ lệ với tội phạm LĐCĐTS trong LVNH tức là các tội phạm khác trong LVNH cũng đang tăng, giảm không đều.

Biểu đồ 2.12. Động thái về cơ cấu tội phạm LĐCĐTS trong LVNH so với

tội phạm khác trong LVNH trên địa bàn TPHCM từ năm 2009 đến 2013

Nguồn: Thống kê vụ án hình sự - TAND TPHCM cung cấp

Do số vụ phạm tội ít nên sự thay đổi tỷ lệ các vụ án, số người phạm tội hàng năm rất lớn nhưng cũng cần đánh giá khách quan rằng tội phạm trong LVNH nói chung, tội phạm LĐCĐTS trong LVNH nói riêng rất phức tạp, hoạt động điều tra, xử lý tội phạm phải mất nhiều thời gian để thu thập, củng cố chứng cứ (xem thêm Bảng 1.8, 1.9).

Một phần của tài liệu Phòng ngừa tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực ngân hàng trên địa bàn thành phố hồ chí minh (2) (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)