Tính chất của tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh

Một phần của tài liệu Phòng ngừa tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực ngân hàng trên địa bàn thành phố hồ chí minh (2) (Trang 30 - 111)

I. MỞ ĐẦU

7. Cấu trúc của luận văn

1.2. Tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực ngân

1.2.4. Tính chất của tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh

vực ngân hàng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Tính chất của tình hình tội phạm LĐCĐTS trong LVNH trên địa bàn TPHCM có thể được đánh giá ở nhiều góc độ khác nhau như:

Thứ nhất, tỷ trọng người phạm tội LĐCĐTS trong LVNH trên địa bàn TPHCM

tăng, giảm không đều và ở mức cao so với tổng số người phạm tội khác trong LVNH, có 26/89 bị cáo (chiếm 29,21%), cao nhất trong số các tội phạm trong LVNH. Xem Bảng 1.3 và Biểu đồ 2.4 chứng tỏ tội phạm này đang diễn biến phức tạp cùng với

83,33% 33.33% 100% 60% 100% 50% 30% 33.33% 53.33% 18.52% 2009 2010 2011 2012 2013 số vụ bị cáo

hành vi khác như cố ý làm trái, tham ô tài sản, vi phạm quy định về cho vay cũng chiếm tỷ lệ cao xảy ra trong LVNH.

Thứ hai, thiệt hại của tình hình tội phạm gồm thiệt hại vật chất và những thiệt

hại phi vật chất. Tuy nhiên, đặc trưng thiệt hại của tội LĐCĐTS là những thiệt hại về vật chất, chủ yếu là tài sản hoặc tiền. Thiệt hại do tội phạm trong LVNH nói chung, tội phạm LĐCĐTS trong LVNH nói riêng gây ra thường rất lớn.

Qua thống kê 13 vụ án LĐCĐTS trong LVNH trên địa bàn TPHCM trong thời gian qua thiệt hại là hơn 323,7 tỷ đồng, trong đó năm 2009 là 2,83 tỷ đồng, năm 2010 là 2,7 tỷ đồng, năm 2011 là 17,19 tỷ đồng, năm 2012 là 223 tỷ đồng và năm 2013 là 77,98 tỷ đồng. Đánh giá thấy số lượng vụ án tăng, giảm không đều nhưng thiệt hại ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt năm 2012, so với năm 2009 gần bằng 78,8 lần.

Sự thiệt hại do hành vi LĐCĐTS trong LVNH trên địa bàn TPHCM gây ra những năm gần đây có nhiều vụ án đã bị chiếm đoạt vài tỷ đồng đến hàng trăm tỷ đồng khá phổ biến. Tính trung bình mỗi vụ án LĐCĐTS trong LVNH trên địa bàn TPHCM đã gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng, đó là 24,9 tỷ đồng; trung bình mỗi năm đã gây thiệt hại khoảng 64,74 tỷ đồng. Những thiệt hại về tài sản này mới chỉ được tính trên số vụ án đã được xét xử và thống kê. Bên cạnh đó, tình hình tội phạm ẩn của tội phạm này cũng rất khó xác định nên thực tế thiệt hại sẽ còn lớn hơn. Điều này tác động tiêu cực đến đời sống xã hội mà trước hết là uy tín của ngành ngân hàng, đến hoạt động quản lý nhà nước, đến các cơ quan bảo vệ pháp luật. Hơn nữa, có thể ảnh hưởng đến sự ổn định của nền tài chính – tiền tệ của quốc gia, đến sự vững bền của chính quyền nhân dân.

Thứ ba, tính chất của tình hình tội phạm LĐCĐTS trong LVNH trên địa bàn

TPHCM cịn thể hiện ở quy mơ đồng phạm trong các vụ án. Tỷ lệ số bị cáo/số vụ án là 23/11, trung bình khoảng 2,09 bị cáo/vụ. Điều đó chứng tỏ, trong vụ án LĐCĐTS trong LVNH có đồng phạm và thường hoạt động có tính tổ chức. Theo thống kê có 4/11 vụ (chiếm 36,36%) khơng có đồng phạm. Nhưng thực tế thấy hầu hết các vụ án này đều có hành vi sai phạm của cán bộ ngân hàng, vấn đề đặt ra liệu có sự tiếp tay của họ khơng hoặc sự hạn chế của cơ quan bảo vệ pháp luật trong chứng minh vai trò đồng phạm của các đối tượng.

Thứ tư, do quy trình nghiệp vụ ngân hàng khá chặt chẽ nên để thực hiện tội phạm

LĐCĐTS, đối tượng thường phải tìm cách thiết lập mối quan hệ với nhân viên ngân hàng thông qua việc gặp gỡ, ký kết hợp đồng kinh tế… Theo thống kê, có 12/13 vụ (chiếm 92,31%) có mối quan hệ quen biết với cán bộ ngân hàng. Xét trong 13 vụ án này, đa số cán bộ ngân hàng phạm tội LĐCĐTS và các tội khác là người có chức vụ, quyền hạn và thường có hành vi vi phạm quy định về cho vay, hành vi thiếu trách

nhiệm hoặc lợi dụng chức vụ, quyền hạn, cố ý làm trái, tham ô tài sản, lạm quyền trong khi thi hành công vụ tạo điều kiện tội phạm LĐCĐTS phát sinh. Những yếu tố này tác động và hỗ trợ cho tội phạm này hoạt động và phát triển trong thời gian vừa qua.

Thứ năm, về phương thức, thủ đoạn phạm tội

Qua nghiên cứu 13 vụ án LĐCĐTS trong LVNH trên địa bàn TPHCM, tác giả nhận thấy bị cáo thường có những phương thức, thủ đoạn sau đây:

- Người phạm tội thường nghiên cứu kỹ về thói quen, sở thích, sở trường…và

tìm mọi cách nhằm tạo sự thân quen với cán bộ, nhân viên ngân hàng, đặc biệt là những người có chức vụ, quyền hạn để ngân hàng tin tưởng cho vay vốn. Sự tiếp xúc này có thể diễn ra một hoặc nhiều lần và tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau.11

- Hành vi lập khống hồ sơ vay tín dụng và giả mạo chứng thư bảo lãnh thanh

tốn để vay tiền.12 Thơng thường các đối tượng phải giả chữ ký của người có thẩm quyền của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Ngoài ra, để đảm bảo giá trị pháp lý các đối tượng còn lét lút sử dụng con dấu thật hoặc chủ động đặt làm con dấu giả của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhằm hợp thức hố hồ sơ tín dụng che giấu cán bộ thẩm định hồ sơ của ngân hàng hoặc một hình thức khác để thực hiện hành vi phạm tội.

Ví dụ: Dương Huy Chí, Lương Văn Hiền, Trương Xuân Vinh, Nguyễn Thành

Phương, Trần Minh Lộc đã cấu kết với nhau làm giả chứng thư bảo lãnh thanh tốn cho Cơng ty Nhà Đẹp và lập khống hợp đồng mua bán, hóa đơn bán hàng, biên bản giao nhận hàng hóa, biên bản thỏa thuận… nhằm để vay vốn, sau đó chiếm đoạt của ngân hàng MSB Sài Gòn số tiền 2,83 tỷ đồng. Hành vi sai phạm của các bị cáo nêu trên là đặc biệt nghiêm trọng, có sự bàn bạc phân cơng, tổ chức thực hiện rất chặt chẽ giữa các đối tượng, các công đoạn nhằm thực hiện trót lọt việc chiếm đoạt số tiền 2,83 tỷ đồng của ngân hàng MSB Sài Gòn.13

- Lợi dụng sự lỏng lẻo trong công tác quản lý trong hoạt động giải ngân vốn vay, đối tượng dùng con dấu, giấy tờ, tài liệu có giá trị pháp lý của doanh nghiệp để rút tiền ngân hàng nhằm chiếm đoạt tài sản. Trường hợp này thường xuất phát từ việc nhân viên ngân hàng quen biết các giao dịch trước đó mà bỏ qua một số quy trình kiểm tra, thẩm định đã tạo điều kiện cho đối tượng hoạt động phạm tội.

- Cán bộ ngân hàng lợi dụng việc quản lý lỏng lẻo trong nghiệp vụ ngân hàng đã

11 Nguyễn Minh Vỹ (2013), “Một số thủ đoạn phổ biến của tội phạm kinh tế trong LVNH trên địa bàn TPHCM trong thời gian qua”, Tạp chí Khoa học Cảnh sát nhân dân, (2), tr. 49.

12 Nguyễn Minh Vỹ (2013), “Một số thủ đoạn phổ biến của tội phạm kinh tế trong LVNH trên địa bàn TPHCM trong thời gian qua”, Tạp chí Khoa học Cảnh sát nhân dân, (2), tr. 50.

13 Bản án số: 3422/2009/HSST ngày 26 tháng 11 năm 2009 về “V/v Lương Văn Hiền và đồng phạm LĐCĐTS xảy ra tại ngân hàng Hàng Hải” của TAND TPHCM.

làm giả phiếu chuyển tiền,14 hóa đơn thu phí và bảng kê tiền nộp rồi giả chữ ký của người có thẩm quyền trong ngân hàng chuyển tiền về tài khoản cá nhân rồi chiếm đoạt.

Ví dụ: Lê Thái Phong là giao dịch viên của ngân hàng Sacombank chi nhánh

Điện Biên Phủ, thường xuyên tiến hành các giao dịch thu chi tiền gửi với khách hàng, do đó nắm vững quy trình hoạt động, trình tự thủ tục của ngân hàng. Quá trình làm việc, Phong đã nảy sinh ý định làm giả chứng từ, thủ tục ngân hàng để chiếm đoạt tiền, sử dụng cho cá nhân. Ngày 09 tháng 01 năm 2012, Lê Thái Phong đã sử dụng mẫu phiếu chuyển tiền, bảng kê tiền nộp có sẵn, làm giả phiếu chuyển tiền, hóa đơn thu phí và bảng kê tiền nộp của ngân hàng Sacombank với nội dung Nguyễn Thị Phương Anh chuyển cho Nguyễn Thị Ánh Loan, số tiền 3 tỷ đồng, từ đó rút tiền chiếm đoạt của ngân hàng. Sau khi bị phát hiện, Phong đã thừa nhận hành vi sai phạm của mình và nộp trả lại tồn bộ số tiền chiếm đoạt cho ngân hàng Sacombank.15

- Lợi dụng sự mất cảnh giác của người dân trong việc vay tiền, đối tượng ký giả

chữ ký để chuyển quyền sử dụng nhà ở, đất ở bất hợp pháp cho người khác rồi hợp thức hố hồ sơ thế chấp ngân hàng thơng qua cấu kết với một số cán bộ, nhân viên phịng cơng chứng hoặc ngân hàng hồn tất hồ sơ thế chấp giả để làm thủ tục vay vốn ngân hàng nhằm chiếm đoạt tài sản.16

Ví dụ: Dương Ngọc Phượng đã chiếm đoạt 4,05 tỷ đồng của ngân hàng TMCP

Nam Á chi nhánh Bình Tây, thơng qua việc nhờ người khác ký kết, thực hiện 06 hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp ba căn nhà đứng tên chủ quyền bất hợp pháp của bà Lê Mai Thị Trinh (nhà số 2385/58 Phạm Thế Hiển, phường 6, quận 8; nhà số 12 Bis cư xá Bùi Minh Trực, phường 5, quận 8 và nhà số 4 Lê Quang Kim, phường 9, quận 8), một căn nhà đứng tên chủ quyền bất hợp pháp của ông Ngô Minh Hồng - bà Mai Lê Thị Hiền (nhà số 3A38/2 ấp 3, xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh), một căn nhà đứng tên chủ quyền bất hợp pháp của ông Nguyễn Minh Phụng - bà Mai Thị Kiều Loan (nhà số 5C/26 Nguyễn Duy, phường 9, quận 8), một căn nhà đứng tên chủ quyền bất hợp pháp của ông Dư Minh Tân - bà Tống Thị Hồng Thu (nhà số 657B/8 Ba Đình, phường 9, quận 8). 17

14 Nguyễn Đình Chiến (2001), Tội phạm kinh tế trong LVNH và giải pháp phịng ngừa đấu tranh, NXB Cơng an nhân dân, Hà Nội, tr. 97.

15 Bản án số: 356/2013/HSPT ngày 14 tháng 03 năm 2013 về “V/v Lê Thái Phong LĐCĐTS xảy ra tại ngân hàng Sacombank Điện Biên Phủ” của TAND tối cao TPHCM.

16 Nguyễn Xuân Trường (Thứ Bảy, 18/05/2013, 03:18), Tìm hiểu về đặc điểm của tội phạm trong LVNH

ở Việt Nam hiện nay, Trang thông tin điện tử tổng hợp Ban Nội chính Trung ương, http://noichinh.vn/nghien-cuu-

trao-doi/201305/tim-hieu-ve-dac-diem-cua-toi-pham-trong-linh-vuc-ngan-hang-o-viet-nam-hien-nay-291339/.

17 Bản án số: 929/2013/HSPT ngày 10 tháng 09 năm 2013 về “V/v Dương Ngọc Phượng can tội LĐCĐTS xảy ra tại ngân hàng Nam Á” của TAND tối cao TPHCM.

- Đối tượng đã thành lập nhiều công ty khác nhau để sử dụng pháp nhân lập hồ sơ vay và sử dụng nhiều Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở giả thế chấp cho ngân hàng để vay vốn và chiếm đoạt.18

Bên cạnh đó, qua trao đổi với cán bộ, chiến sĩ thuộc các cơ quan bảo vệ pháp luật, trong 6 tháng đầu năm 2014 đã và đang xét xử 06 vụ án LĐCĐTS trong LVNH, có những vụ án đã XXST và bị cáo, VKSND TPHCM đang có kháng cáo, kháng nghị. Trong đó nổi lên một số thủ đoạn như: lập các dự án đầu tư, phương án kinh doanh giả, lập hồ sơ giả, khai khống tài sản, sai mục đích nhằm rút tiền ngân hàng; dùng một loại tài sản thế chấp để vay tiền ở nhiều ngân hàng hoặc khai tăng giá trị tài sản thế chấp lên nhiều lần; người phạm tội đã lợi dụng sự dễ dàng, đơn giản trong việc thành lập doanh nghiệp để lập ra nhiều công ty con, công ty “ma” và sau khi vay được vốn ngân hàng rồi bỏ trốn; người phạm tội đã thế chấp cổ phiếu giả để vay được tiền ngân hàng rồi chiếm đoạt; lợi dụng việc huy động vốn.19 Do vụ án không thuộc giai đoạn từ năm 2009 đến 2013 nên tác giả chưa đưa vào để thống kê mà để khẳng định thêm về sự phức tạp, tính chất nghiêm trọng tội phạm này ở thời điểm hiện nay và trong thời gian tới.

Thứ sáu, tính chất phức tạp của tội phạm LĐCĐTS trong LVNH trên địa bàn

TPHCM còn được thể hiện qua tỷ lệ cấp XXST từ 2009 đến 2013

Bảng 1.10. Tỷ lệ cấp XXST tội phạm LĐCĐTS trong LVNH

của TAND các cấp ở TPHCM từ năm 2009 đến 2013

NĂM TAND TPHCM TAND 24 QUẬN - HUYỆN

Số vụ xét xử Số bị cáo Số vụ xét xử Số bị cáo 2009 1 5 0 0 2010 1 3 0 0 2011 4 5 0 0 2012 3 8 0 0 2013 4 5 0 0 TỔNG 13 26 0 0

Nguồn: Thống kê vụ án hình sự - TAND TPHCM cung cấp

Qua thống kê cấp XXST tại Bảng 1.10 thấy rằng tội phạm LĐCĐTS trong LVNH trên địa bàn TPHCM được xét xử tuy không nhiều nhưng 100% số vụ án xét xử ở TAND TPHCM, không xét xử ở TAND cấp quận, huyện TPHCM. Điều đó thấy

18 Nguyễn Đình Chiến (2001), Tội phạm kinh tế trong LVNH và giải pháp phịng ngừa đấu tranh, NXB Cơng an nhân dân, Hà Nội, tr. 95.

19 Hồ sơ vụ án Huỳnh Thị Huyền Như và đồng phạm, vụ án Trần Huỳnh Nghĩa LĐCĐTS ngân hàng Nông nghiệp phát triển nông thôn (NoPTNT) chi nhánh Tân Bình, vụ án Lê Văn Phấn cùng đồng phạm LĐCĐTS tại ngân hàng Hàng Hải Chi nhánh Sài Gòn đã qua XXST 6 tháng đầu năm 2014.

được các vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, thiệt hại lớn, tính chất, mức độ rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng. Xét góc độ TPHCM là trung tâm kinh tế của cả nước, tập trung 184.404 doanh nghiệp, có 23 hội sở, 318 chi nhánh, 1.467 phòng giao dịch thuộc hệ thống ngân hàng thương mại (năm 2013)20, đặc biệt trong tình hình nước ta đang hội nhập kinh tế quốc tế, hệ thống ngân hàng ngày càng phát triển, số lượng ngân hàng liên doanh, ngân hàng nước ngồi ngày càng được ưu đãi đầu tư thì thực trạng của tình hình tội phạm trong LVNH và tội phạm LĐCĐTS trong LVNH chắc chắn sẽ có chiều hướng diễn biến phức tạp, đa chiều, khó lường, khó kiểm sốt.

Thứ bảy, về cơng cụ, phương tiện để phạm tội

Qua nghiên cứu 13 vụ án này thấy rằng công cụ, phương tiện gây án chủ yếu là: chứng thư bảo lãnh giả, hợp đồng mua bán vật tư trả chậm, hồ sơ thế chấp giả những người vay vốn, danh sách người trong diện ưu đãi vay vốn như giáo viên, bảng lương, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, nhà ở giả, séc rút tiền mặt giả, đề nghị giải ngân, khế ước nhận nợ, hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng, đề nghị vay vốn, giấy đề nghị thanh lý hợp đồng, giấy lĩnh tiền mặt, phiếu chuyển khoản tất toán hợp đồng, phiếu chuyển tiền, hóa đơn thu phí, bảng kê tiền nộp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hợp đồng mua bán, biên nhận hàng hoá, biên bản thoả thuận… Tác giả thấy rằng công cụ, phương tiện để phạm tội chủ yếu là giấy tờ văn bản có liên quan đến việc vay vốn, huy động vốn, rút tiền gửi ngân hàng, cầm cố, thế chấp. Đó là sự khác biệt với tội LĐCĐTS xảy ra ở lĩnh vực khác hoặc các tội phạm xâm phạm sở hữu khác.

Tóm lại Chương 1:

Trong Chương 1, luận văn đã làm sáng tỏ khái niệm, dấu hiệu pháp lý tội LĐCĐTS trên cơ sở quy định của BLHS Việt Nam và đánh giá tình hình tội phạm LĐCĐTS trong LVNH trên địa bàn TPHCM. Qua đó rút ra những vấn đề có liên quan về tình hình tội phạm LĐCĐTS trong LVNH trên địa bàn TPHCM gồm thực trạng, cơ cấu, động thái, tính chất của tình hình tội phạm để làm cơ sở tìm ra được những nguyên nhân, điều kiện và những hạn chế trong phòng ngừa tội phạm LĐCĐTS trong LVNH trên địa bàn TPHCM và nó sẽ là luận điểm và luận cứ để giải quyết các vấn đề tiếp theo cần nghiên cứu trong Chương 2, Chương 3 của luận văn.

20 Cục Thống kê TPHCM (2013), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2013, TPHCM, tr. 7.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh TPHCM (2013), Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động ngân

CHƯƠNG 2. NGUYÊN NHÂN, ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHỊNG NGỪA

2.1. Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực ngân hàng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Phòng ngừa tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực ngân hàng trên địa bàn thành phố hồ chí minh (2) (Trang 30 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)