3.1 .GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ ĐỊA BÀN HUYỆN TÂN HIỆP
3.1.1 .Về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
5.1. NHỮNG MẶT TỒN TẠI CỦA CHI NHÁNH VÀ NGUYÊN NHÂN
5.1.1. Thuận lợi.
- Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện Tân Hiệp đạt 21,4
triệu đồng/năm tương đương 1.260 USD, tức tăng 41,72% so với năm 2007. Sản lượng lương thực bình qn tồn huyện năm 2008 được đánh giá cao nhất từ
trước đến nay (đạt 14,3 tấn/ha), tạo động lực cho các ngành nghề khác trên địa
bàn phát triển theo như: chăn ni heo, cá, chế biến, dịch vụ,...Đây là tín hiệu tốt cho hoạt động kinh doanh của Chi nhánh được ổn định và bền vững.
- Trong lĩnh vực ngân hàng Chính phủ, NHNo&PTNT chi nhánh huyện
Tân Hiệp ln được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của NHNo&PTNT Việt Nam và NHNo&PTNT Tỉnh Kiên Giang.
Ngân hàng Nhà nước đã có các chủ trương, biện pháp linh hoạt, kiểm soát lạm phát trong năm 2008, chỉ đạo các NHTM cơ cấu lại nguồn vốn để đầu tư
vốn một cách hợp lý, chống cho vay để đầu cơ trong thời kỳ lạm phát: Quyết định 1300/QĐ_HĐQT-TDNo ngày 03/12/2007( về giao dịch đảm bảo), Quyết định 1165/QĐ_NHNo- KHTH ngày 26/06/2008 (về quản lý hạn mức dư nợ dư
có) và cịn rất nhiều văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của NHNo Tỉnh Kiên Giang về vốn, chế độ biểu mẫu, điều hành, nghiệp vụ được thống nhất. Đặc biệt đã được
sự giúp đỡ, cho phép Ngân hàng cơ sở chuyển đổi sang chương trình IPCAS,
hịa mạng chung với tồn ngành để nhận được thơng báo, cũng như sự chỉ đạo, giúp đỡ nhau cùng hoạt động.
- NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tân Hiệp được đặt ngay trung tâm Thị trấn Tân Hiệp, có dân cư sinh sống đông đúc, điều kiện giao thông đi lại dễ
dàng, giúp khách hàng thuận tiện hơn trong việc đến giao dịch cũng như giúp cho các hoạt động của Ngân hàng được thuận lợi hơn.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
- Với đội ngũ nhân viên trẻ và năng động có trình độ chun mơn cao kết hợp với các cán bộ cơng nhân viên thâm niên cao có nhiều kinh nghiệm, ý thức trách nhiệm tốt, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, nhiệt tình, thân thiện với khách hàng.
- Địa bàn nơi ngân hàng hoạt động chủ yếu là sản xuất nông nghiệp với
quy mô lớn, tạo tiền đề cho ngân hàng mở rộng hoạt động tín dụng nông thôn. Mặt khác, ngân hàng đã mở rộng thêm 02 phòng giao dịch nên thuận lợi cho khách hàng và ngân hàng cùng giao dịch được nhanh chóng và thuận tiện hơn.
- Trong suốt q trình hoạt động Chi nhánh luôn được sự quan tâm, hỗ trợ của các cơ quan Ban ngành địa phương trong công tác cho vay và thu nợ cũng như đăng ký tài sản thế chấp, xử lý nợ, điều chỉnh phụ lục hợp đồng tín dụng.
- Với nguồn vốn dồi dào, vốn huy động chiếm tỷ trọng cao ổn định, đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng một cách kịp thời và hiệu quả nhất.
5.1.2. Khó khăn- hạn chế:
Bên cạnh thuận lợi, ngân hàng cũng đã gặp khơng ít những khó khăn mà ngân hàng cần phải nỗ lực vượt qua để duy trì và phát triển.
- Nguồn vốn hoạt động của ngân hàng cịn hạn chế vì nguồn vốn huy động của ngân hàng thấp, chủ yếu phụ thuộc vào nguồn vay từ Hội sở chính.
- Tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nên Chi nhánh phải liên tục thực hiện tìm kiếm khách hàng mới và thẩm định món vay, tốn nhiều chi phí khi đi thu nợ và chi phí tái đầu tư; dẫn đến lợi nhuận Ngân hàng giảm đi.
- Lạm phát, dịch cúm gia cầm, giá cả trên thị trường không ổn định, nhất là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, phân bón, xăng dầu,.. làm cho chi phí sản xuất đầu vào tăng. Giá nông sản không ổn định gây nên hiện tượng tồn đọng nông sản, ảnh hưởng đến công tác thu nợ của ngân hàng và trả nợ đúng hạn của khách hàng cũng như quá trình huy động vốn của ngân hàng.
- Hoạt động tín dụng chưa được đa dạng và phong phú, chỉ chủ yếu là huy
động vốn để cho vay ngắn hạn và một phần nhỏ là trung hạn. Cịn các loại hình
tín dụng cần nhiều vốn như chiết khấu thương phiếu, cho vay dài hạn,… còn rất hạn chế và hầu như là khơng có, nghiệp vụ thuê mua cũng chưa được triển khai.
- Sự cạnh tranh gay gắt của các tổ chức tín dụng cùng hoạt động trên địa
bàn huyện Tân Hiệp, cạnh tranh về lãi suất cho vay, về mức phí thanh tốn chuyển tiền, phí làm hồ sơ vay vốn,…cũng như các dich vụ hậu mãi khác của
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
ngân hàng dành cho khách hàng chưa cao. Từ đó thị phần của ngân hàng dần bị thu hẹp dẫn đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng chưa cao (tốc độ tăng
trưởng nguồn vốn, dịch vụ chậm hơn tốc độ tăng trưởng dư nợ). Bên cạnh đó,
cơng tác tiếp thị của Chi nhánh vẫn chưa được triển khai mạnh mẽ.
- Đất sản xuất của một số hộ vay vốn ngân hàng trước đây đẽ thế chấp
nhưng vẫn cầm cố, cấn trừ nợ trái pháp luật dẫn đến nợ xấu, nợ tồn đọng kéo dài không thể xử lý dứt điểm được. Các loại vốn vay chỉ định trước đây, qua nhiều năm quá hạn đã khoanh nợ, phân loại nợ và lên phương án thu với các biện
pháp, hình thức thu khác nhau nhưng kết quả không đạt được nhiều.
- Việc xử lý thu nợ cịn gặp nhiều khó khăn do đơi lúc việc kết hợp giữa Ngân hàng và chính quyền địa phương chưa được chặt chẽ, cịn có nơi cấp ủy
chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm tới công tác Ngân hàng, thiếu sự phối hợp với Ngân hàng trong việc đầu tư vốn phục vụ phát triển sản xuất và xử lý nợ quá hạn, xử lý tài sản thế chấp, gây thiệt hại cho ngân hàng.
- Địa bàn huyện Tân Hiệp vẫn là huyện thuần nông, lúa là sản phẩm chính (năm hai vụ, kết thúc sản xuất và thu hoạch xong tháng 09). Do đó mang tính thời vụ rất cao, cũng từ đó việc tập trung nguồn vốn, nguồn nhân lực cũng như vật lực cho công tác kinh doanh của Ngân hàng cũng ảnh hưởng theo.
Trước hết nguồn đầu tư thường có nhu cầu vào trước mỗi vụ sản xuất và ngoài cao điểm vụ, để tập trung vật tư cho sản xuất vụ tiếp theo, tiêu dùng phục vụ đời sống, xây dựng sữa chữa nhà ở vào mỗi đầu mùa mưa lũ,… nên nguồn
vốn huy động từ dân cư vào thời điểm này là rất thấp, việc quản lý hạn mức dư nợ của ngân hàng không đạt theo yêu cầu, rất khó khăn và thường vượt mức chỉ tiêu được giao cho tháng tiếp theo, mặc dù nhu cầu vay và chỉ tiêu dư nợ còn.
Ngược lại, khi vào vụ ngoài việc lệ thuộc vào thiên nhiên, giá cả trên thị trường,… lúc này khách hàng trả nợ, gửi và thanh tốn qua quỹ rất đơng dẫn đến quá tải trong khâu phục vụ khách hàng, hạn mức dư nợ tăng cao, nợ quá hạn nhóm hai tăng lên. Gây khó khăn trong quản lý hạn mức thanh toán đối với các ngân hàng trên địa bàn có tính thời vụ cao như ngân hàng cơ sở hiện nay.
5.1.3. Nguyên nhân.
- Mỗi cán bộ tín dụng phải thực hiện nhiều khâu trong quá trình cho vay, từ tìm kiếm khách hàng cho tới thẩm định, làm hồ sơ cho khách hàng. Sau đó
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
cán bộ tín dụng cịn phải nhắc nhở nợ, thu nợ, phân loại nợ, trích dự phòng rủi ro, làm báo cáo hàng tháng, hàng q,…Điều này đã hạn chế thời gian tìm kiếm khách hàng mới làm ảnh hưởng đến công tác huy động vốn.