IV. Một số giải pháp hỗ trợ nhằm hoàn thiện chiến lược sản
1. Các bộ phận khác của marketing mix
1.1. Chính sách xúc tiến khuyếch trương
Mục đích của quảng cáo là thúc đẩy người mua tiêu dùng sản phẩm, làm cho người tiêu dùng biết đến các sản phẩm của công ty qua đó xây dựng được một phần hình ảnh của công ty…
Sản phẩm của Công ty nhựa Bình Minh không được quảng cáo trên các phương tiện thông tin mà sử dụng ngay những nhân viên bán hàng và các nhân viên phòng marketing trực tiếp tiếp xúc với khách hàng tại thời điểm bán.
Có thể nói hình thức này đem lại hiệu quả khá cao mà tốn kém rất ít về mặt chi phí. Họ không chỉ đưa thông tin về sản xuất của công ty đến khách hàng một cách nhanh chóng mà thông qua họ công ty có được những thông tin phản hồi từ phía khách hàng. Từ đó có thể kịp thời đưa ra các biện pháp xử lý có tính chính xác cao. Tuy nhiên công ty không có nhiều điểm bán và ít tham gia vào các hội chợ có quy mô to lớn, có tiếng vang lớn vậy số lượng khách hàng công nghiệp chưa tin tưởng vào hình ảnh uy tín của công ty.
Công ty cần tiến hành tổ chức hội thảo, hội nghị cho các khách hàng công nghiệp, đặc biệt cần có sự tham gia của các khách hàng công nghiệp mà công ty chưa tạo đủ sự tin tưởng cho họ để cùng bàn luận về các ưu nhược điểm của sản phẩm và tìm hiểu nhu cầu của họ trong tương lai. Tại hội nghị khách hàng công ty nên tuyên bố các dự án và chính sách của mình trong thời gian tơí.
Nhưng một việc rất quan trọng là trước khi tung ra sản phẩm ra thị trường thì việc giới thiệu sản phẩm đó là một bước đệm rất quan trọng, bởi vậy công ty cần chuẩn bị tốt việc quảng cáo, khuyếch trương để tăng khả năng nhận biết về sản phẩm của khách hàng làm
cho họ thấy được công dụng của sản phẩm, tạo sự tốt đẹp về công ty trong con mắt khách hàng.
Các khách hàng công nghiệp ở xa địa bàn Hà Nội, công ty nên dùng các tờ báo địa phương mà các kháchhàng công nghiệp này đóng ở đâu để quảng cáo cho công ty, hoặc nếu nhìn thấy được địa phương này là một thị trường tiềm năng, có khả năng phát triển thì việc quảng cáo trên truyền hình địa phương này là nên làm.
* Bán hàng cá nhân: khuyến khích bán hàng cá nhân vì nó là hoạt động thiết thực trong hỗn hợp các hoạt động truyền thông và khuyến mại vì nó nhằm trực diện vào việc kích thích hoạt động bán hàng hoá và dịch vụ của doanh nghiệp. Hoạt động này mang nặng tính chương trình tác nghiệp nghĩa là đây là một hoạt động hết sức cụ thể, chi tiết, hết sức uyển chyển và đa dạng đồng thời mang lại hiệu quả tức thời. Đối với khách hàng công nghiệp hoạt động này rất thiết thực, giúp cho công ty mở rộng thị trường này. Vì thế, công ty nên tuyển một số lượng khá các nhân viên bán hàng cá nhân có năng lực.
Trong môi trường hiện nay, Công ty nhựa Bình Minh nên tập trung vào những đối tượng sau:
- Các trung gian trong chuỗi phân phối như là môi giới, nhà xuất khẩu, nhập khẩu, bán buôn và các đại lý.
- Khuyến khích bán hàng cho các địa điểm bán hàng.
- Khuyến khích bán hàng thông qua nghệ thuật trưng bày hàng hoá.
Công ty có thể áp dụng các hình thức bán hàng cho khách hàng công nghiệp như sau:
* Cho phép khách hàng đổi lại hàng và trả lại hàng
Khi áp dụng phương pháp này mục tiêu là gây tin tưởng của khách hàng về công ty và đặc biệt tạo cho họ được cảm giác công ty phục vụ rất tốt, rất có uy tín, khi hàng hoá của công ty làm cho khách hàng cảm thấy chưa tốt thì lập tức có thể đổi lại.
* Bảo hiểm rủi ro hàng hoá: áp dụng phương pháp này sẽ tạo được hình ảnh tốt trong con mắt khách hàng, làm cho khách hàng công nghiệp có cảm giác công ty là một bạn hàng hết sức tuyệt vời, giúp cho công có có được nhiều khách hàng trung thành.
1.2. Hoàn thiện kênh phân phối
Với mục tiêu cố gắng khai thác thị trường các khách hàng công nghiệp việc củng cố thị trường hiện tại và mở rộng khả năng phân phối là một điều rất cần thiết tuy nhiên muốn làm được điều này Công ty cần phải hoàn thiện lại hệ thống kênh phân phối.
Sau đây một số ý kiến để hoàn thiện hệ thống kênh phân phối: - Duy trì ngày càng nâng cao chất lượng của đội ngũ bán hàng cá nhân phục vụ khách hàng công nghiệp.
- Tham gia tích cực hơn các siêu thị trên toàn quốc do 40% sức mua của người tiêu dùng tập trung ở các siêu thị.
- Đặt thêm các chi nhánh ở các khu vực xa như miền Trung, các tỉnh, thành phố khác.
- Khuyến khích các trung gian bằng chính sách hoa hồng, chiết khấu, thưởng để tạo nên mối quan hệ tốt đẹp.
- Việc hoàn thiện kênh phân phối cần phải phát triển về chiều sâu và chiều rộng của kênh, đặc biệt cần tạo được mối quan hệ giữa Công ty với các trung gian.
1.3. Xây dựng các chính sách giá linh hoạt
Chính sách giá là một yếu tố góp phần quan trọng tác động đến tâm lý của khách hàng công nghiệp. Giá cả là một đặc trưng của sản phẩm, bởi vậy khi các khách hàng công nghiệp mua các sản phẩm khác để lắp ghép cho các chi tiết cho sản phẩm của mình, nếu giá cả phù hợp thì việc bán sản phẩm của các khách hàng này ra thị trường cũng sẽ được phù hợp hơn, vậy việc xác lập giá đúng đắn, phương pháp xử lý giá linh hoạt là một điều kiện để dẫn đến thành công trong cạnh tranh. Đối với những thị trường nhựa hiện nay, giá cả là một công cụ số một để cạnh tranh. Tuy nhiên giá cả chịu sự tác động của vô vàn các nhân tố nên công ty cần phải nghiên cứu tìm ra được nhân tố nào là nhân tố chính để được các mức giá thích hợp cho sản phẩm trong những khoảng thời gian thích hợp nhất định.
Giá bán chưa chắc đã cao hơn giá thành. Giá cao khách hàng khó chấp nhận bởi thế công ty có thể bán ở mức giá hạ hơn so với thị trường, khách hàng biết được sẽ đến mua ngày càng nhiều, khi đã tạo được uy tín thì việc điều chỉnh giá trở nên dễ dàng.
Vậy muốn hạ giá thành mà vẫn đảm bảo được sản xuất kinh doanh công ty cần:
+ Giảm chi phí tối đa có thể được bằng cách sử dụng hết công suất máy móc thiết bị, nâng cao năng suất lao động.
+ Công ty có thể hạ giá bán gián tiếp bằng cách không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm.
+ Thường xuyên kiểm tra tình hình tiêu hao mức nguyên liệu để có phương pháp điều chỉnh phù hợp.
+ Đưa ra những chế độ khen thưởng thích hợp khuyến khích cán bộ công nhân viên chức công ty thi hành những chỉ thị của ban lãnh đạo.
+ Công ty cần sử dụng chính sách giá phân biệt để khai thác triệt để những nhu cầu khác nhau. mặc dù vậy, đối với khách hàng Công nghiệp việc sử dụng chính sách giá phân biệt không tạo được hiệu quả.
+ Đối với sản phẩm mới, tuỳ theo chiến lược định vị mà xác định.
+ Một mức giá hợp lý giúp công ty có thể đạt được mục tiêu là chống lại những phản ứng của thị trường.
2. Xây dựng kế hoạch tiêu thụ và kế hoạch chiếm lĩnh thị trường và mở rộng mạng lưới tiêu thụ.
Công ty nhựa Bình Minh là một thành viên hạch toán độc lập với ngành hàng không dân dụng, nguồn lực của công ty thì nhỏ nên vấn đề tiêu thụ sản phẩm được nhiều hay có tính chất sống còn đối với công ty. Vì vậy công ty cần phải có kế hoạch tiêu thụ sản phẩm từ đó hướng tới việc chiếm lĩnh thị trường và ngày càng mở rộng mạng lưới tiêu thụ.
Khách hàng công nghiệp họ cần ở công ty là sản phẩm chất lượng cao, giá cả phù hợp và hình ảnh uy tín của công ty nên muốn
xay dựng kế hoạch tiêu thụ và kế hoạch chiếm lĩnh thị trường đối với khách hàng công nghiệp việc nên làm là hoàn thiện những sản phẩm hiện tại nâng những sản phẩm này lên một mức cao hơn với nhiều công dụng tính năng hơn.
Do đó công ty nên nghiên cứu và phát triển quy trình hoàn thiện những sản phẩm hiện tại như sau:
Sơ đồ số 5: Quy trình nghiên cứu và phát triển hoàn thiện những sản phẩm hiện tại của công ty Nhựa Bình Minh + Nghiên cứu các sản phẩm nhựa trên thị trường + Nghiên cứu nhu cầu khách h ngà Ý tưởng ho n thià ện sản phẩm
(Cá nhân đơn vị trong công ty hoặc mua bản quyền) Phân tích các công đoạn ho n thià ện v tác dà ụng của nó kèm theo bản vẽ phác thảo Phòng marketing Nghiên cứu lại v xem à xét, phê chuẩn Giám đốc trưởng phòng kỹ thuật + công nghệ + marketing Lập nhóm dự án v là ập kế hoạch thực hiện Phòng Marketing + P.K ỹ thuật + Kế hoạch + P. Công nghệ+ Kế hoạch Ho n thià ện v à kiểm tra lại
Nhóm dự án
Giám đốc+ Trưởng phòng Marketing, công nghệ, kế hoạch, kỹ
thuật, công nghệ + các nh nghiên à cứu marketing Thẩm định v phê duyà ệt (Kết thúc) + Cân đối năng lực thiết bị v các yà ếu tố sản xuất + L m vià ệc với nh cung à ứng khuôn mẫu, NVL + Thiết kế bao bì, nhãn mác + Đăng ký bản quyền - Tính toán CPSX
- Xây dựng tiêu chuẩn th nh phà ẩm - Dự kiến đặc điểm tình hình phân phối + L m vià ệc với nh cung à ứng khuôn mẫu, NVL Nhận khuôn mẫu, NVL ho n thià ện lại sản phẩm qua sản xuất
Kiểm tra sản phẩm được ho n thià ện
Phòng kỹ thuật + Phân xưởng, Giám đốc + các trưởng phòng Phòng marketing + Phòng T i chính+ Phân à xưởng sản xuất + Tính toán giá th nhà
+ Nghiên cứu thị trường tung sản phẩm mới ra thị trường
+ Dự báo sản phẩm tiêu thụđược v à số lượng sản phẩm cần sản xuất
Kiểm tra lại doanh số tiêu thụ v sà ự
thoả mãn của khách h ng à đối với sản phẩm được ho n thià ện.
Tăng số lượng v mà ở rộng thị trường
Phát triển sản phẩm n y à ở mức cao nhất
Báo cáo nguyên nhân th nh công v rút à à kinh nghiệm
Phòng marketing + Ban dự án Phòng marketing +
Công ty cũng cần lập một kế hoạch tiêu thụ sản phẩm được hoàn thiện và những sản phẩm có ưu thế của công ty trên thị trường để chiếm lĩnh được thị trường.
Mà muốn chiếm lĩnh được thị trường thì công ty phải dần dần chiếm lĩnh từng đoạn thị trường một. Muốn vậy việc cần làm cho việc lập kế hoạch chiếm lĩnh thị trường như sau:
Sơ đồ 6: Quy trình lập kế hoạch chiếm lĩnh thị trường. Nghiên cứu thị trường khách
h ng công nghià ệp
Chia nhỏ v là ựa chọn các
đoạn thị trường được chia (phù hợp với nguồn lực công ty)
Xác định các đối thủ cạnh tranh hiện tại v tià ềm ẩn
Lập kế hoạch, chiến lược chiếm lĩnh đoạn thị trường Xem xét, kiểm tra lại bản kế hoạch Phê chuẩn Cử người quản lý có năng lực v khà ả năng thích ứng với môi trường n yà Thực hiện kế hoạch Các chính sách
Xây dựng mạng lưới tiêu thụ của công ty là phần quan trọng của kế hoạch chiếm lĩnh thị trường, công ty cần phải có các chi nhánh đại diện của mình ở từng đoạn thị trường để thuận lợi cho việc tiếp xúc với các khách hàng công nghiệp, giúp cho khách hàng công nghiệp hiểu rõ hơn về sản phẩm của công ty khi bên cạnh họ luôn luôn có đại diện của Công ty càng giúp cho họ yên tâm.
V. Kiến nghị
1.Với Tổng Công Ty Nhựa: Vấn đề sản xuất nguyên vật liệu Nhựa trong ngành Nhựa hiện nay rất cần thiết, nhất là khi chúng ta ra nhập CEPT, AFTA khi đó mọi doanh nghiệp ngành Nhựa đều chịu sự canh tranh của các doanh nghiệp Nhựa trong khu vực, nếu việc tự sản xuất được nguyên vật liệu Nhựa thành công, thì giá sản phẩm Nhựa sẽ giảm tạo lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp Nhựa Việt Nam.
Là một trong những đơn vị đứng đầu của ngành Nhựa Việt Nam (Công ty Nhựa Bình Minh), bởi thế Tổng Công ty Nhựa bởi thế Công ty Nhựa cần tạo điều kiện cho Công ty phát triển trong mọi điều kiện để nâng sức mạnh cho ngành Nhựa Việt Nam nói chung khi gia nhập CEPT, AFTA.
2. Với Tổng Công ty Hàng Không dân dụng Việt Nam.
Việc ký hợp đồng với Tổng Công ty Hàng không dân dụng Việt Nam cần phải qua đấu thầu, với tư cách là một thành viên của Công ty Nhựa Bình Minh cần được sự giúp đỡ của Công ty về mặt nguồn lực và tài chính và đặc biệt là các hợp đồng kinh tế vì việc phát triển Công ty Nhựa Bình Minh cũng là một phần mục tiêu trong phát triển
của cả ngành Hàng Không nói chung, do đó các hợp đồng kinh tế về sản xuất các sản phẩm Nhựa cho Tổng Công ty Hàng Không là điều kiện cần thiết Tổng công ty cần dành các hợp đồng lớn cho Công ty Nhựa Bình Minh và nhờ mối quan hệ với các hãng Hàng Không nước ngoài Công ty có thể giúp cho Công ty Nhựa Bình Minh ký được những hợp đồng với sản xuất sản phẩm Nhựa với các hãng Hàng Không nước ngoài.
KẾT LUẬN
Trong kinh doanh, ai muốn tồn tại phải biết nhìn xa trông rộng và tìm ra hướng đi tiếp theo cho mình là một đòi hỏi tất yếu đối với mọi doanh nghiệp. Một trong những thách thức mà công ty hiện đang pahỉ đối mặt là chiến lược sản phẩm cho khách hàng công nghiệp vì đó là tương lai của Công ty. Tuy nhiên không phải dễ ràng mà công ty đạt trong lĩnh vực này, nó đòi hỏi hoạt động nghiên cứu, phát triển , marketing và tổ chức thực hiện nghiêm túc, chính xác.
Với Công ty Nhựa Bình Minh, chiến lược sản phẩm cho khách hàng công nghiệp vô cùng quan trọng, Công ty đã đạt được những thành công nhờ vào chiến lược sản phẩm dành cho khách hàng công nghiệp. Tuy nhiên, Công ty cần phải chú trọng hơn nữa và chiến lược sản phẩm cho khách hàng công nghiệp bởi chiến lược sản phẩm có nhiều phương pháp khác nhau, mỗi khâu là một mắt xích của toàn bộ quá trình thực hiện chiến lược sản phẩm. Bắc đầu từ khâu mục tiêu chính sách sản phẩm công ty đề ra mục tiêu từ đó chiến lược sản phẩm sẽ dược thực hiện trên cơ sở những mục tiêu này. Khi đã xác định được mục tiêu này việc phát triển danh mục sản phẩm, củng cố nhãn hiệu, thực hiện đổi mới sản phẩm, hoàn thiện chính sách bao bì và dịch vụ cho khách hàng công nghiệp, xác định chiến lược marketing cho từng nhóm sản phẩm cho chu kỳ sớm sản phẩm.
Nếu các biện pháp dành cho mỗi khâu của quá trình thực hiện chiến lược sản phẩm được giải quyết tốt kết hợp với chiến lược
marketing - mix một cách phù hợp việc đem lại hiệu quả sẽ được thấy rõ.
Sau một thời gian thực tập, tìm hiểu tình hình thực tế tại Công ty, tôi xin được góp những ý kiến nhỏ của mình nhằm hoàn thiện chiến lược sản phẩm cho khách hàng công nghiệp trong kinh doanh mặt hàng Nhựa trên thị trường các khách hàng công nghiệp của Công ty Nhựa Bình Minh.
Với thời gian có hạn, với vốn kiến thức và kinh nghiệm còn nhiều hạn chế, bài viết không tránh khỏi nhiều thiếu sót nên rất mong được các thầy cô giáo và ban lãnh đạo Công ty góp ý.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của cô giáo Th.s. Phạm Thị Huyền và ban lãnh đạo cùng các cấp cán bộ công nhân viên trong Công ty Nhựa Bình Minh đã giúp đỡ tôi hoàn thành công việc thực tập và bài viết này.