Bổ sung điều khoản về cấm quảngcáo

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật về pháp quảng cáo thương mại theo luật thương mại năm 2005 và luật quảng cáo năm 2012 (Trang 53 - 62)

hoàn thiện

Luật Quảngcáo 2012

2.2.4 Bổ sung điều khoản về cấm quảngcáo

51

họ thiếu can đảm, trách nhiệm hay lịng trung thành nếu họ khơng mua hoặc khơng khuyến khích người khác mua một sản phẩm cụ thể; quảng cáo không được khuyến khích trẻ ăn quá nhiều thức ăn nhanh, bánh kẹo suốt cả ngày hoặc để thay thế bữa ăn chính; quảng cáo khơng được phóng đại những gì có thể đạt được bởi một đứa trẻ bình thường bằng cách sử dụng sản phẩm được quảng cáo; tất cả các quảng cáo liên quan đến trẻ em không được khuyến khích mua quá mức để được tham gia vào các sự kiện.48

Từ việc tham khảo các quy định của Luật Quảng cáo của một số quốc gia trên thế giới, tác giả khóa luận cho rằng nên bổ sung một số nguyên tắc như trong pháp luật về quảng cáo của Singapore nêu ở trên. Vì nếu chỉ với nguyên tắc được đưa ra trong Luật Quảng cáo 2012 hiện nay thực sự không đủ cơ sở pháp lý vững chắc để bảo vệ cho loại đối tượng nhạy cảm này trước sự tấn công hàng ngày làm thay đổi sự phát triển bình thường của chúng bởi sự những thủ đoạn tinh vi và mn hình vạn trạng được đưa vào trong quảng cáo thương mại. Hệ thống các quy định về quảng cáo thương mại sẽ chưa thật đầy đủ và ý nghĩa nếu nó chỉ chú trọng đến việc tạo hành lang pháp lý cho thương nhân thực hiện việc xúc tiến mà nó còn phải ngăn chặn thương nhân xâm hại đến quyền lợi của các đối tượng khác trong xã hội, có như thế mới thực sự có ý nghĩa, thiệt thực.

Các nguyên tắc về bảo vệ người tiêu dùng nói chung và trẻ em nói riêng không nên được đặt trong mục quảng cáo thương mại của Luật Thương mại vì Luật Thương mại như ban đầu đã phân tích nó khơng nhằm mục đích thiết lập sự ổn định, cũng như trật tự của hoạt động quảng cáo thương mại mà chỉ hỗ trợ, tạo cơ sở pháp lý cho thương nhân thực hiện việc xúc tiến hoạt động kinh doanh sản xuất của họ. Do đó theo ý kiến cá nhân, nên đưa thêm chương quảng cáo đối với trẻ em và thanh thiếu niên vào Luật Quảng cáo, khi nó được đưa ra để xem xét sửa đổi, bổ sung; cũng không nên đưa các quy định về quảng cáo đối với trẻ em vào các Luật khác về bảo vệ trẻ em vì khiến các quy định quảng cáo nằm rời rạc, phân tán ảnh hưởng đến hiệu quả điều chỉnh.

2.2.3 Bổ sung điều khoản liệt kê hàng hóa, dịch vụ sản phẩm đặc biệt

Sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt là sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người và môi trường nếu không được quy định chặt chẽ thì có thể dẫn đến việc thương nhân quảng cáo tràn lan gây ra những hậu quả không lường trước được. Quảng cáo thương mại giới thiệu các loại hàng hóa, dịch vụ đặc biệt này ra công chúng nhưng cung cấp thông tin một cách lệch lạc hoặc cách thức truyền tải không phù hợp cũng sẽ dẫn những ảnh hưởng xấu cho

52

sức khỏe của người tiêu dùng, và có thể là ảnh hưởng cả tới môi trường sống. Do tầm quan trọng của việc giúp các doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng nhận thức được rõ ràng các loại hàng hóa, dịch vụ nào thuộc loại trên, cần có một quy định trong Luật Quảng cáo liệt kê các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt. Hiện tại, dự thảo nghị định hướng dẫn Luật Quảng cáo cũng có liệt kê các sản phẩm, hàng hóa dịch vụ đặc biệt tại Điều 3:

“Các loại hàng hóa, dịch vụ đặc biệt bao gồm: 1. Các loại thuốc được quảng cáo bao gồm:

a) Thuộc Danh mục thuốc không kê đơn do Bộ Y tế ban hành và có số đăng ký đang còn hiệu lực được quảng cáo trên các phương tiện quảng cáo;

b) Thuốc được Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành tại Việt Nam, có hoạt chất chính nằm trong Danh mục hoạt chất thuốc được quảng cáo do Bộ Y tế ban hành.

2. Mỹ phẩm.

3. Thực phẩm, phụ gia thực phẩm.

4. Hóa chất, chế phẩm diệt cơn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế.

5. Trang thiết bị y tế.

6. Sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ trên 24 tháng tuổi và sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ trên 6 tháng tuổi.

7. Dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.

8. Thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật, sinh vật có ích dùng trong bảo vệ thực vật, vật tư bảo vệ thực vật.

9. Thuốc thú y, vật tư thú y.

10. Phân bón, chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt.

11. Thức ăn chăn nuôi, chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi.”

Theo ý kiến cá nhân, điều luật này nên được đặt trong văn bản Luật còn các quy định triển khai chúng như nội dung, điều kiện quảng cáo những loại hàng hóa, dịch vụ đặc biệt thì sẽ được quy định rõ hơn ở nghị định. Tức là trong luật vẫn sẽ liệt kê như trên đồng thời có thêm vào sự dẫn chiếu đến các quy định chi tiết hơn của nghị định ở cuối điều luật. Việc quy định điều luật trên trong Luật Quảng cáo 2012 đem đến ba lợi ích cụ thể

- Thứ nhất, về mặt lý luận văn bản luật là nơi cung cấp các quy định ở tầm bao quát nên việc đặt điều luật ở đây là hợp lý hơn so với đặt trong nghị

53

định, ngồi ra cịn giúp dễ tra cứu hơn vì điều luật chỉ rõ các loại hàng hóa, dịch vụ nào thuộc loại đặc biệt. Về mặt thực tế, những người không chuyên về luật sẽ tìm đến các văn bản luật hoặc bộ luật đầu tiên khi họ muốn tìm hiểu một vấn đề nào đó.

- Thứ hai, ý nghĩa của quy định đối với doanh nghiệp: trước khi tiến hành quảng cáo thương phẩm nào đó doanh nghiệp nên xác định được sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ họ sắp quảng cáo có phải thuộc loại đặc biệt hay khơng để từ đó tìm kiếm thêm các điều kiện cần thiết khác.

- Thứ ba, ý nghĩa của quy định đối với người tiêu dùng: giúp người tiêu dùng bảo vệ quyền lợi của họ tốt hơn ở chỗ lưu ý khi tiếp nhận những sản phẩm quảng cáo thương mại cho hàng hóa, dịch vụ đặc biệt.

2.2.4 Bổ sung điều khoản về cấm quảng cáo

Có một số hành vi quảng cáo thương mại cũng cần phải cấm đó là cấm những quảng cáo mà nội dung có chứa hình ảnh, âm thanh kinh dị ví dụ như hình ảnh thây ma, xác chết mang tính chất ám ảnh và rùng rợn vào ban đêm. Sở dĩ nên cấm những loại quảng cáo như thế vì cũng có một lượng khơng nhỏ người xem các chương trình vào ban đêm trong đó khơng phải là khơng có người già và những người có vấn đề về tim mạch, người cao tuổi có các vấn đề khác về sức khỏe cũng như là đối tượng trẻ em. Trong khi đó, mặc dù các quảng cáo có tính chất kinh dị có thể để lại ấn tượng khá mạnh đối với người xem nhưng nếu được chiếu xen lẫn vào các chương trình ban đêm thì hồn tồn khơng nên vì có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của một cơ số người xem. Điển hình cho việc cấm loại quảng cáo này đó là ở Na Uy, người ta đã cấm quảng cáo thây ma từ một chương trình truyền hình phát trong giờ cao điểm hồi tháng 11 năm 2012, một quảng cáo cho cửa hàng thể thao XXL tại Na Uy.49 Luật Quảng cáo của chúng ta cũng nên có một điều khoản cấm loại quảng cáo này, cụ thể theo tác giả khóa luận nên bổ sung vào Điều 8 cấm: Quảng cáo mang tính chất kinh dị, rùng rợn có nguy cơ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người già, trẻ em và người có vấn đề về tim mạch trên các chương trình truyền hình từ 11 giờ tối đến 2 giờ sáng.

Một vấn đề nữa liên quan đến các quy định về cấm quảng cáo đó là Luật quảng cáo chỉ quy định rằng cấm quảng cáo có tính chất kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc, xâm phạm tự do tín ngưỡng, tơn giáo, định kiến về giới, về người khuyết tật (khoản 6, Điều 8). Trên thực tế, cũng có thể tồn tại các vi phạm thường không đến mức kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc mà ở một mức độ nhẹ hơn hoặc

49

http://songmoi.vn/kinh-te-thi-truong/nhung-quang-cao-bi-cam-nam-2012-%E2%80%93-phan-2, truy cập ngày 7/7/2013.

54

làm chúng ta khó phân biệt rằng chúng có rơi vào điều khoản trên hay khơng. Đó là trường hợp nếu như quảng cáo đó chỉ có vài chi tiết thể hiện sự hài hước qua việc bắt chước một thói quen hoặc giọng nói của dân tộc khác ví dụ: Mẫu clip quảng cáo mẫu xe Beetle đời mới của Volkswagen với chủ đề “giành lấy niềm vui” đã bị chỉ trích dữ dội vì dám dùng chiêu nhại giọng vùng miền. Trong đoạn clip quảng cáo dài chừng 1 phút, Volkswagen đã dùng hình ảnh một “quý” ông da trắng vô cùng hứng chí chạy nhảy tung tăng khắp văn phịng vào một sáng đầu tuần đầy ảm đạm. Để luyên thuyên tếu táo với cách phát âm đặc sệt của dân xứ Jamaica về chiếc xe “con Bọ” mới sắm. Anh ta cứ thế đi bắt chuyện với bất cứ ai, mặc kệ sự bất lực mệt mỏi vì cơng việc của họ. Đội thực hiện clip đã đưa cho Volkswagen ý tưởng đem đến thông điệp về niềm vui cuộc sống sẽ đến khi có chiếc xe mới. Đơn giản chỉ có vậy nhưng cơng chúng có hai luồng ý kiến khác nhau: một phía cho rằng tình tiết để anh Mỹ Trắng bắt chước giọng điệu của dân Jamaica bản xứ, một đảo quốc ở vùng biển Caribean ở Trung Mỹ là dấu hiệu của sự kỳ thị, phân biệt chủng tộc; một phía khác cho rằng họ khơng thấy dấu hiệu gì của sự kỳ thị hay phân biệt chủng tộc gì trong clip.50

Qua đó ta thấy cần quy định chi tiết hơn cho điều khoản này giải thích, hoặc đưa thêm định nghĩa thế nào là kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc bằng cách giải thích ngay trong Luật Quảng cáo để giảm bớt sự lúng túng trong quá trình áp dụng. Cụ thể, theo tác giả khóa luận nên đưa thêm vào trong Điều 2 – Giải thích từ ngữ trong Luật Quảng cáo 2012 như sau: Quảng cáo có tính chất kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc là quảng cáo gồm các dấu hiệu thể hiện sự nhằm nhấn mạnh thái độ cho rằng một dân tộc, chủng tộc là hạ đẳng, kém giá trị và hơn dân tộc, chủng tộc khác. Với định nghĩa này có thể giải quyết được vấn đề của mẫu quảng cáo nêu ở trên. Người đàn ông Mỹ da trắng trong mẫu quảng cáo đó chỉ bắt chước giọng điệu với mục đích khoe xe trong tình huống bình thường thì khơng mang tính chất kỳ thị dân tộc hay phân biệt chủng tộc.

Cũng một trường hợp khác mẫu quảng cáo không đến mức phân biệt chủng tộc hoặc xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của cá nhân nhưng nó cũng thể hiện sự phân biệt đối xử chẳng hạn như giữa người béo và gầy. Ví dụ: quảng cáo của hãng bảo hiểm Compare Travel với sự tham gia của một người đàn ơng béo phì. Quảng cáo bị chỉ trích là “có một cảnh người đàn ơng béo phì nằm trên đầu một du khách, và được mát xa bởi một phụ nữ châu Á. Người phụ nữ thể hiện thái độ ghê tởm trước người đàn ơng béo đó” và kết quả là quảng cáo đó cũng đã bị cấm bởi

55

Cục tiêu chuẩn Quảng cáo Úc vì được cho là phân biệt đối xử với người béo.51 Theo ý kiến cá nhân cần bổ sung cấm quảng cáo mang tính chất phân biệt đối xử để làm lành mạnh hơn mơi trường quảng cáo. Như vậy, tác giả khóa luận đề xuất bổ sung nối tiếp vào Điều 8 – Hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo của Luật Quảng cáo 2012 điều khoản như sau cấm: Quảng cáo mang tính chất phân biệt đối xử nhằm xúc phạm đặc điểm cơ thể, điều kiện, hoàn cảnh của cá nhân, tổ chức.

51

http://songmoi.vn/kinh-te-kinh-doanh/nhung-quang-cao-bi-cam-nam-2012-%E2%80%93-phan-1, truy cập ngày 8/7/2013.

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh hoạt động quảng cáo thương mại ngày càng phát triển và Luật Quảng cáo 2012 mới có hiệu lực trong năm nay với những sự thay đổi nhằm hoàn thiện hơn thì việc chọn đề tài là phù hợp, bắt kịp với luật hiện hành. Cùng với những so sánh và phân tích tác giả mong muốn đóng góp một phần nhỏ giúp những ai quan tâm đến các quy định về quảng cáo thương mại có cái nhìn tổng quát hơn và từ đó có thể nghiên cứu phát triển thêm dựa vào những thông tin được tổng hợp, so sánh, phân tích trong luận văn này.

Ở Chương 1, luận văn tập giải quyết những vấn đề mang tính lý luận như khái niệm, vai trị, tầm quan trọng của quảng cáo thương mại; những cơ sở mà dựa vào đó các quy định quảng cáo thương mại được xây dựng; và mối quan hệ giữa Luật Quảng cáo 2012 với quy định về quảng cáo thương mại trong Luật Thương mại 2005.

Trong Chương 2, luận văn trình bày về các quy định liên quan đến chủ thể của hoạt động quảng cáo thương mại; hàng hóa, dịch vụ quảng cáo thương mại; hành vi quảng cáo thương mại bị cấm; sản phẩm, phương tiện quảng cáo thương mại và quản lý nhà nước trong lĩnh vực quảng cáo thương mại được đưa ra trong Luật Thương mại 2005 và Luật Quảng cáo 2012. Qua đó cho thấy sự khác nhau, giống nhau giữa cách quy định và cách giải quyết khi có sự mâu thuẫn giữa các quy định. Bên cạnh đó việc tìm hiểu sự các quy định về quảng cáo thương mại trong Luật Quảng cáo 2012 và Luật Thương mại 2005 cũng nhằm rút ra một số ý kiến đề xuất giúp đảm bảo sự thống nhất giữa các văn bản quy phạm pháp luật. Đồng thời, luận văn cũng đề nghị bổ sung thêm một số các quy định còn thiếu để tăng hiệu quả điều chỉnh cho hệ thống các quy định về quảng cáo thương mại. Do hạn chế về nguồn tài liệu và Luật Quảng cáo mới có hiệu lực chưa lâu nên khó đánh giá được tác động của các quy định mới trong thực tế. Mặc dù cố gắng nhưng chắc hẳn luận văn cịn rất nhiều thiếu sót, do vậy tác giả rất mong muốn có được sự góp ý của quý thầy cơ để tác giả có thể hiểu đề tài một cách thấu đáo và đúng đắn hơn cũng như khắc phục những điểm yếu và sai sót trong luận văn của mình.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tiếng Việt

Văn bản pháp luật

1. Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) 2. Luật Thương mại năm 2005.

3. Luật Quảng cáo năm 2012. 4. Luật An toàn thực phẩm 2010.

5. Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em 2004. 6. Pháp lệnh Quảng cáo năm 2001.

7. Nghị định 189/2007/NĐ-CP ngày 27/12/2007 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công thương.

8. Nghị định 185/2007/NĐ-CP của Chính phủ đã quy định nhiệm vụ quản lý nhà nước về quảng cáo thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.

9. Nghị định 63/2010/NĐ-CP ngày 8/6/2010 của Chính phủ về Kiểm sốt thủ tục hành chính.

10. Nghị định số 75/2010/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hố.

11. Thơng tư số 40/2012/TT-BCT của Bộ Cơng thương quy định cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm.

12. Thông tư số 08/2013/TT-BYT quy định về điều kiện, thẩm quyền, hồ sơ, thủ tục xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm.

Sách

1. Arrmand Dayan (2002), Nghệ thuật quảng cáo, NXB Thế giới.

2. Đào Hữu Dũng (2003), Quảng Cáo Truyền Hình Trong Kinh Tế Thị Trường

- Phân tích và đánh giá, NXB Đại Học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh.

3. Phi Vân (2008), Quảng cáo ở Việt Nam, NXB Trẻ.

Bài viết, báo cáo, dự thảo, nghị quyết

1. “Quảng cáo xưa và nay”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 296, tháng 01/2003. 2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2011), Tờ trình về Dự án Luật Quảng cáo.

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật về pháp quảng cáo thương mại theo luật thương mại năm 2005 và luật quảng cáo năm 2012 (Trang 53 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)