Khái quát về tình hình tín dụng ngắn hạn tại Agribank Vị Thủy 2009-2011

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nn và ptnt chi nhánh vị thủy (Trang 35)

CHƯƠNG 3 : GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NHNN & PTNT VỊ THỦY

4.1. Khái quát về tình hình tín dụng ngắn hạn tại Agribank Vị Thủy 2009-2011

THỦY QUA 3 NĂM 2009-2011

4.1.1. Tình hình nguồn vốn

Ngân hàng là một tổ chức tài chính trung gian với hoạt động chủ yếu là “đi vay để cho vay”, do đó vốn là yếu tố sống còn đối với hầu hết các ngân hàng. Trong quá trình hoạt động kinh doanh của các ngân hàng, nguồn vốn đóng vai trị hết sức quan trọng bởi nó quyết định đến khả năng hoạt động cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Nguồn vốn của ngân hàng tăng trưởng vừa giúp ngân hàng chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh, vừa tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng đầu tư tín dụng đáp ứng nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế và dân cư. Để thấy rõ cơ cấu của các khoản mục cấu thành nguồn vốn của NHNN & PTNT huyện Vị Thủy ta xem xét bảng sau:

BẢNG 2: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA AGRIBANK VỊ THỦY (2009-2011)

( Nguồn: Phịng tín dụng tại NHNN & PTNT Vị Thủy)

So sánh So sánh Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Số tiền % Số tiền % Vốn huy động 153.028 160.465 201.283 7.437 4,9 40.818 25,4 Vốn điều hòa 170.313 197.961 178.982 27.648 16,2 -18.987 9,6 Tổng nguồn vốn 323.341 358.426 380.265 35.085 10,8 21.831 6,1

25 0 50 100 150 200 250 300 350 400

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Triệu đồng

Vốn huy động

Vốn điều chuyển

Tổng nguồn vốn

Hình 4: Tình hình nguồn vốn của Agribank Vị Thủy ( 2009-2011)

Huy động vốn là một hoạt động cơ bản, có tính chất quan trọng đối với tất cả các NHTM vì đây là hoạt động chủ yếu tạo ra nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng. Với chức năng làm trung gian tín dụng, các NHTM thực hiện nghiệp vụ huy động vốn để huy động vốn nhàn rỗi trong xã hội và sử dụng nó để cho vay. Do đó, chiến lược huy động vốn là sự mở đầu trong việc kinh doanh tiền tệ của các ngân hàng, nó mang tính liên tục và thường xuyên. Việc huy động vốn tiền gửi của khách hàng một mặt đem lại cho các ngân hàng một nguồn vốn với chi phí thấp để kinh doanh; mặt khác, nó giúp ngân hàng nắm bắt thơng tin khá chính xác về tình hình tài chính của các tổ chức kinh tế và cá nhân có quan hệ tín dụng với ngân hàng. Từ đó, ngân hàng có căn cứ để quy định mức cho vay đối với khách hàng. Nguồn vốn của ngân hàng tăng trưởng cao vừa tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng đầu tư, vừa đáp ứng kịp thời cho nhu cầu vay vốn của khách hàng. Vì vậy, ngân hàng cần phải tạo ra được nguồn vốn ổn định và phù hợp. Nhìn chung, tổng nguồn vốn của Ngân hàng ngày càng tăng qua các năm. Năm 2010, tổng nguồn vốn là 160.465 triệu đồng tăng 4,9% so với năm 2009; đến năm 2011, tổng nguồn vốn tăng lên 201.283 triệu đồng. Đó là dấu hiệu tốt cho thấy quy mơ hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng lớn mạnh (nguồn vốn càng lớn để đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng của khách hàng).

4.1.2. Tình hình cho vay ngắn hạn

Trong những năm qua ngân hàng thực hiện theo hướng đề ra là tiếp tục đổi mới, hòa nhập với cơ chế thị trường, khơng ngừng mở rộng và tăng trưởng tín dụng trên mọi lĩnh vực và thành phần kinh tế nhưng vẫn đảm bảo chất lượng tín dụng. Do đó, Ngân hàng đã từng bước mở rộng sản phẩm phục vụ khách hàng, ngân hàng không chỉ cho khách hàng vay để xây dựng, sửa chữa, mua nhà, mà còn cho vay trong các lĩnh vực tiêu dùng, sản xuất kinh doanh, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến,…Trong hoạt động cho vay của ngân hàng, cho vay ngắn hạn ln chiếm tỷ trọng cao, cho vay ngắn hạn có thủ tục đơn giản, lãi suất hấp dẫn, ít rủi ro, tính thanh khoản cao so với cho vay trung và dài hạn, do đó ngân hàng rất chú trọng cơng tác này, đồng thời nó cũng giúp cho nguồn vốn của ngân hàng được quay vòng nhanh hơn.

Hoạt động tín dụng ngắn hạn là hoạt động sinh lời chủ yếu của NHNN&PTNT Việt Nam nói chung và NHNN&PTNT chi nhánh Vị Thủy nói riêng. Với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ngân hàng đã không ngừng đa dạng hóa các loại hình cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng kịp thời và đầy đủ nhu cầu bổ sung vốn lưu động của các tổ chức kinh tế và hộ gia đình trên địa bàn hoạt động.

BẢNG 3: TÌNH HÌNH CHO VAY NGẮN HẠN CỦA AGRIBANK VỊ THỦY (2009-2011) ĐVT:Triệu đồng So Sánh 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Chi tiêu

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %

Doanh số cho vay 205.828 229.364 263.768 23.536 11,43 34.404 14,90 Doanh số thu nợ 193.885 213.386 253.041 19.531 10,07 39.655 18,58 Dư nợ ngắn hạn 170.001 185.979 196.706 15.978 9,39 10.727 5,76 Nợ xấu ngắn hạn 2.550 1.859 2.163 -691 -27,09 304 16,35

27 0 50 100 150 200 250 300

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Triệu đồng

Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Dư nợ ngắn hạn Nợ xấu ngắn hạn

Hình 5: Tình hình cho vay của Agribank Vị Thủy (2009-2011)

4.1.2.1. Doanh số cho vay

Là số tiền mà Ngân hàng đã giải ngân dưới hình thức tiền mặt hay chuyển khoản trong thời gian nhất định, sự tăng giảm của doanh số cho vay cũng đánh giá được quy mơ tín dụng của Ngân hàng. Việc mở rộng quy mô hoạt động cho vay và không ngừng thu hút khách hàng nên trong 3 năm qua đã có nhiều khách hàng tìm đến ngân hàng để giao dịch và vay vốn, đã làm cho doanh số cho vay của ngân hàng tăng tương đối ổn định qua các năm. Năm 2010, doanh số cho vay đạt 229.364 triệu đồng tăng 23.536 triệu đồng tương ứng tăng 11,43% so với năm 2009. Bước sang năm 2011 doanh số cho vay tiếp tục đat ở mức cao với 263.768 triệu đồng tăng 34.404 triệu đồng tương ứng tăng 14,9% so với năm 2010. Trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng thì cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất lớn và tăng dần qua từng năm. Nguyên nhân là do ngân hàng ngày càng chú trọng vào cho vay ngắn hạn, đồng thời nhu cầu vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động thiếu hụt tạm thời của khách hàng ngày càng tăng. Điều này chứng tỏ tỷ trọng giữa cho vay ngắn hạn, trung-dài hạn so với tổng cơ cấu cho vay có sự khác biệt ngày càng lớn qua từng năm, qua đó thể hiện ngân hàng đã thực hiện tốt chủ trương của ngân hàng cấp trên là đẩy mạnh cho vay ngắn hạn trong hoạt động tín dụng.

Mặt khác, doanh số cho vay liên tục tăng qua các năm như vậy là do ngân hàng chú trọng cho vay đối với những ngành có khả năng sinh lợi cao, thủ tục cho vay đơn

giản kết hợp với việc cán bộ tín dụng nhiệt tình hướng dẫn làm thủ tục vay vốn nên tiết kiệm thời gian cho khách hàng rất nhiều.

4.1.2.2. Doanh số thu nợ

Doanh số cho vay mặc dù tăng qua 3 năm nhưng chỉ phản ánh được quy mơ tín dụng tăng chứ chưa phản ánh được hiệu quả của hoạt động cho vay cũng như chất lượng của hoạt động cho vay. Hoạt động tín dụng được coi là có hiệu quả và chất lượng khi các khoản vay được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn.

Nhìn chung doanh số thu nợ qua các năm cũng tăng . Cụ thể năm 2010 đạt 213.386 triệu đồng tăng 19.531 triệu đồng tướng ứng tăng 10,07% so với năm 2009. Bước sang năm 2011 doanh số thu nợ tiếp tục tăng ở mức 39.655 triệu đồng tướng ứng tăng 18,58%. Nguyên nhân doanh số thu nợ luôn tăng qua các năm là do công tác cho vay được mở rộng nhiều đối tượng khách hàng bên cạnh đó cơng tác thẩm định tốt của cán bộ tín dụng trong việc giám sát khoản vay nên tình hình thu nợ khả quan. Mặt khác, doanh số thu nợ tăng là do Ngân hàng luôn coi trọng công tác thẩm định trước khi cho vay, thường xuyên kiểm tra theo dõi việc sử dụng vốn vay của khách hàng, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn.

4.1.2.3. Dư nợ ngắn hạn

Dư nợ là kết quả của việc cho vay và thu nợ, thể hiện số vốn mà ngân hàng đã cho vay nhưng chưa thu hồi tại thời điểm báo cáo. Chỉ tiêu dư nợ phản ánh quy mô hoạt động, tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngân hang qua từng thời kỳ, từng giai đoạn. Qua bảng số liệu và biểu đồ ta thấy, cũng như doanh số cho vay và doanh số thu nợ, dư nợ cũng ngày càng tăng ổn định qua 3 năm. Cụ thể năm 2010 dư nợ 185.979 triệu đồng tăng 15.978 triệu đồng tương ứng tăng 9,39% so với năm 2009. Bước sang năm 2011 dư nợ tiếp tục tăng ở mức 196.706 triệu đồng tương ứng tăng 5,76% so với năm 2010. Nguyên nhân dư nợ luôn tăng qua các năm là do ngân hàng thường xuyên phân tích, thẩm định, mở rộng kỳ hạn cho vay phù hợp với chủ trương tăng cường cho vay đầu tư phát triển. Bên cạnh đó, ngân hàng khơng chỉ giữ chân được các khách hàng cũ mà còn quan hệ tốt với các khách hàng mới, từ đó làm cho dư nợ cho vay của ngân hàng ngày một tăng. Mặt khác, do ngân hàng ngày càng thu hút nhiều khách hàng đến giao dịch để vay vốn cùng với việc ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động, địa bàn cho vay, cộng vào đó là nhiều hợp đồng tín dụng chưa đến hạn trả của kỳ trước.

29

4.1.2.4. Nợ xấu ngắn hạn

Tất cả các ngân hàng trong q trình hoạt động ln tồn tại nợ xấu, cịn nợ xấu ít hay nhiều phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Chính sách tín dụng, chính sách khách hàng, chính sách thu nợ, kỳ hạn cho vay,…Nợ xấu phản ánh chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng, nợ xấu càng lớn thì rủi ro tín dụng càng lớn và hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng càng kém. Do đó, trong quá trình hoạt động kinh doanh ngân hàng cần phải kiểm soát được vấn đề nợ xấu.

Năm 2009 nợ xấu là 2.550 triệu đồng . Năm 2010 nợ xấu giãm mạnh xuống còn 1.859 triệu đồng tương ứng giảm 27,09% so với năm 2009. bước sang năm 2011 nợ xấu lại tăng nhẹ lên 2.163 triệu đồng tương ứng tăng 16,35% so với năm 2010. Nguyên nhân năm 2011 nợ xấu lại tăng nhẹ lên như vậy là do một số ít khách hàng cá nhân và cả doanh nghiệp làm ăn thất bại, thua lỗ nên khơng có khả năng trả nợ cho ngân hàng. Mặt khác cán bộ tín dụng cũng ít quan tâm kỹ lưỡng đến công tác thẫm định dẫn đến nợ xấu năm 2011 tăng nhẹ.

Nhìn chung cơng tác cho vay của ngân hàng qua 3 năm đạt kết quả tương đối khả quan mặc dù nợ xấu có tăng lên chút ít trong năm 2011 nhưng doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ đều tăng lên qua 3 năm. Trong hoạt động tín dụng thì tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng ngày càng lớn, điều này cho thấy hoạt động tín dụng ngắn hạn rất quan trọng đối với ngân hàng. Do đó, để hiểu rõ hơn về hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng ta đi vào phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn theo thành phần kinh tế và theo mục đích sử dụng vốn, giai đoạn 2009-2011.

4.2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG

NHNN&PTNT CHI NHÁNH VỊ THỦY QUA BA NĂM 2009-2011

4.2.1. Doanh số cho vay ngắn hạn

Đối với hầu hết ngân hàng thì hoạt động ngắn hạn luôn là hoạt động đem lại hiệu quả kinh tế cao và luôn được các ngân hàng chú trọng đầu tư. Agribank Vị Thủy cũng không ngoại lệ. Trong suốt q trình hình thành và phát triển thì tín dụng ngắn hạn ln chiếm vị trí chủ đạo trong chiến lược kinh doanh. Các chỉ tiêu về doanh số cho vay, doanh số thu nợ ngắn hạn đều đạt kế hoạch trong thời gian qua.Từ đó cho thấy tín dụng ngắn hạn có vai trị quan trọng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Và trong thời điểm có sự cạnh tranh của rất nhiều đối thủ thì ngân hàng đã duy trì tốt hoạt động cấp

tín dụng cho các cá nhân và doanh nghiệp trên địa bàn, mà cụ thể là doanh số cho vay có sự tăng trưởng ổn định trong thời gian qua.

4.2.1.1. Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế

Hiện nay trên địa bàn huyện Vị Thủy trong số các thành phần kinh tế tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh thì chỉ có thành phần cá nhân và doanh nghiệp là có tham gia vay vốn với Ngân hàng. Còn đối với thành phần kinh tế quốc doanh thì chưa có phát sinh cho vay, do trên địa bàn khơng có doanh nghiệp quốc doanh đóng trụ sở và hoạt động kinh doanh.

Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế được thể hiện cụ thể qua bảng số liệu và biểu đồ sau:

BẢNG 4: DOANH SỐ CHO VAY NGẮN HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA AGRIBANK VỊ THỦY (2009-2011)

ĐVT: Triệu đồng So sánh Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Số tiền % Số tiền % Cá nhân 187.797 205.579 227.164 17.782 9,46 21.585 10,4 Doanh nghiệp 18.031 23.785 32.109 5.754 31,91 8.324 34,9 Tổng 205.828 229.364 263.768 23.536 11,43 34.404 14,9

31 0 50 100 150 200 250 300

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Triệu đồng

Cá nhân DN Tổng

Hình 6: Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế của Agribank Vị Thủy (2009-2011)

Nhìn chung, ta thấy doanh số cho vay đối với cả hai thành phần kinh tế: Doanh nghiệp và cá nhân đều tăng qua từng năm, nhưng thành phần cá nhân luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay.

●Cá nhân

Doanh số cho vay theo cá nhân tăng mạnh qua các năm và luôn chiếm tỷ trọng lớn trong doanh số cho vay ngắn hạn. Cụ thể năm 2010 tăng 17.782 triệu đồng tương ứng tăng 9,46%, bước sang năm 2011 tăng lên 21.585 triệu đồng tương ứng tăng 10,4%. Vì nước ta trong quá trình mở cửa và hội nhập với nền kinh tế thế giới nên các cá nhân cũng mở rộng sản xuất kinh doanh, do đó nhu cầu vay vốn ngân hàng là rất lớn.. Việc thẩm định nhanh hồ sơ vay vốn, giải quyết nhanh gọn các thủ tục, tiến độ giải ngân kịp thời nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu kinh doanh của khách hàng cũng là một yếu tố thuận lợi thu hút khách hàng là các cá nhân. Bởi vì hầu hết các doanh nghiệp sử dụng vốn vay ngân hàng để bổ sung vốn lưu động, nguồn vốn thiếu hụt tạm thời, giúp các doanh nghiệp kịp thời đảm bảo cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngân hàng cho khách hàng vay với mục đích sử dụng vốn chủ yếu là để tiêu dùng, thu mua lúa gạo, nuôi cá,…do thường cho vay những loại hình này nên doanh số cho vay cá nhân tăng cao vì đời sống ngày một nâng cao nên nhu cầu sống cũng cao, cộng với việc các hộ gia đình đẩy mạnh sản xuất kinh doanh. Nguyên nhân tăng là do trên địa bàn

huyện Vị Thủy đa số người dân trồng lúa và kinh tế hộ sản xuất nhỏ lẻ nên chủ yếu là cá nhân đi vay để sản xuất nhiều hơn. Bên cạnh đó chi phí đầu vào cũng tăng theo nên trong những năm qua người dân rất cần có vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

● Doanh nghiệp

Doanh số cho vay ngắn hạn của doanh nghiệp cũng tăng trong những năm qua, nhưng thành phần này chiếm tỷ trọng thấp vì trên địa bàn có rất ít doanh nghiệp. Cụ thể năm 2010 tăng 5.754 triệu đồng tương ứng tăng 31,91%, bước sang năm 2011 tăng 8.324 triệu đồng tương ứng tăng 34,9%. Nguyên nhân tăng là do các doanh nghiệp mở rộng qui mơ nên rất cần vốn sản xuất và vì nước ta trong quá trình mở cửa và hội nhập với nền kinh tế thế giới nên các doanh nghiệp cũng mở rộng sản xuất kinh doanh, do đó nhu cầu vay vốn ngân hàng là rất lớn. Việc thẩm định nhanh hồ sơ vay vốn, giải quyết nhanh gọn các thủ tục, tiến độ giải ngân kịp thời nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu kinh

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nn và ptnt chi nhánh vị thủy (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)