KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nn và ptnt chi nhánh vị thủy (Trang 67 - 71)

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1. KẾT LUẬN

Những năm đầu mới thành lập, ngân hàng với cơ sở vật chất còn hạn hẹp, đội ngũ cán bộ cơng nhân viên cịn ít, trình độ nghiệp vụ chưa cao thì cho đến nay đã xo những bước tiến triển tích cực. Cụ thể, qua việc phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn qua 3 năm (2009-2011) ta đã thấy được sự nỗ lực phấn đấu của ban lãnh đạo cùng tập thể nhân viên ngân hàng trong việc mở rộng quy mơ hoạt động, cải thiện tình hình kinh doanh và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Điều đó chứng tỏ qua việc doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ ngắn hạn đều tăng, luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng cơ cấu; cung cấp vốn cho khách hàng ngày càng nhiều để mở rộng sản xuất kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế tỉnh nhà; đồng thời các chỉ tiêu về hoạt động tín dụng đều tốt. Qua đó, đáp ứng được sự mong đợi cũng như chỉ tiêu của Ngân hàng cấp trên đề ra.

Việc huy động vốn còn hạn chế và sự tồn đọng của nợ xấu có phần gia tăng chỉ là nguyên nhân khách quan của ngân hàng, để cải thiện được điều này phải phụ thuộc nhiều vào ngân hàng cấp trên và bản thân khách hàng. Do đó, nhìn chung, kết quả hoạt động tín dụng của ngân hàng qua 3 năm là tuơng đối khả quan và an tồn. Tuy đã gặp khơng ít khó khăn, trở ngại nhưng với tinh thần quyết tâm cao cùng với sự nỗ lực hết mình của tập thể nhân viên; ngân hàng đã từng bước đẩy lùi khó khăn và đạt được những kết quả đáng khích lệ, góp phần thúc đẩy nền kinh tế ở địa phương ngày càng phát triển vững mạnh.

Với mục tiêu không ngừng phát triển kinh doanh, gia tăng lợi nhuận một cách hiệu quả và an toàn, Agribank Vị Thủy đã phấn đấu vươn lên và đạt được những thành tựu đáng kể góp phần phát triển kinh tế đất nước. Qua tìm hiểu và phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Agribank Vị Thủy có thể rút ra một số kết luận sau:

- Về công tác cho vay: doanh số cho vay ngắn hạn và dư nợ cho vay ngắn hạn của ngân hàng liên tục tăng qua các năm, nhất là đối với ngành nông nghiệp. Dư nợ tăng lên là do chính sách đa dạng hóa các phương thức cho vay của ngân hàng để phù hợp với điều kiện và nhu cầu kinh doanh của khách hàng.

57

- Về công tác thu nợ: doanh số thu nợ của ngân hàng liên tục tăng qua các năm, dư nợ tăng theo đó nợ xấu của ngân hàng cũng tăng lên, đặc biệt là nợ xấu của doanh nghiệp do đây là thành phần kinh tế được ưu tiên phát triển nên một số khách hàng chưa am hiểu môi trường kinh doanh dẫn đến làm ăn thua lỗ, nhưng với sự chỉ đạo kịp thời của Ban giám đốc thì tỷ lệ nợ xấu chỉ chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ cho vay.

Để đạt được kết quả là nhờ vào sự chỉ đạo kịp thời và hợp lý của Ban giám đốc, các phòng ban và thái độ làm việc nhiệt tình, năng động và hiệu quả của từng cán bộ nhân viên trong ngân hàng.

6.2. KIẾN NGHỊ

* Đối với Ngân hàng Nhà nước

- Với chức năng Ngân hàng của các Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm hướng dẫn cho hệ thống Ngân hàng phát triển vững mạnh và đi đúng hướng trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Trong đó, các chính sách, văn bản chỉ đạo phải luôn rõ ràng, thực tế để giúp Ngân hàng trực thuộc khơng bị nhầm lẫn, rối tung trong q trình áp dụng.

- Xây dựng một quy chế hợp tác giữa các Ngân hàng thương mại Việt Nam bền

vững và có lợi cho tất cả các thành viên tham gia. Tăng cường mở rộng thực hiện các liên kết trong thanh toán, cấp tín dụng và làm các dịch vụ khác tạo ra một sức mạnh tập thể để có thể cạnh tranh với các Ngân hàng nước ngồi về cả chi phí hoạt động kinh doanh, quy mô và chất lượng hoạt động kinh doanh

- Cần có những chủ trương bình đẳng cho các loại hình ngân hàng trong hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay.

- Thường xuyên thực hiện việc kiểm tra, giám sát hoạt động của các Ngân hàng và tổ chức tín dụng để đảm bảo an toàn và ổn định; bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền vào Ngân hàng; đình chỉ hoạt động hoặc giải thể Ngân hàng trong các trường hợp vi phạm luật lệ hoặc mất khả năng tài chính sau khi đã áp dụng các biện pháp tác động.

* Đối với NHNN & PTNT Vị Thủy

- Hệ thống máy ATM của Ngân hàng cịn yếu, do đó Ngân hàng cần nhanh chóng đầu tư để tăng khả năng cạnh tranh với các Ngân hàng khác.

- Ngân hàng cần đưa ra nhiều chính sách lãi suất linh hoạt, hấp dẫn và nhanh chóng chỉ đạo các Chi nhánh áp dụng lãi suất mới hấp dẫn thay đổi theo thị trường để tăng khả năng cạnh tranh với những Ngân hàng khác trên địa bàn.

- Mở nhiều đợt tập huấn, huấn luyện, các lớp đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ lãnh đạo của từng chi nhánh và phịng giao dịch.

- Có những chính sách tuyển dụng cán bộ, nhân viên thật sự có năng lực trong việc đào tạo nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ.

GVHD: Trần Thị Thu Duyên SVTH: Trần Chí Niệm 59

- Đơn giản hóa hơn nữa các thủ tục trong giao dịch giữa Ngân hàng và khách hàng để tạo điều kiện thuận lợi và tiết kiệm chi phí cho cả hai bên.

- Việc động viên, khen thưởng, quan tâm, chú trọng người hiền tài là một trong những cách giúp bảo toàn nguồn nhân lực; đồng thời giúp cho cán bộ năng động, sáng tạo hơn trong cơng việc, từ đó giúp cho Ngân hàng ngày càng phát triển vững mạnh hơn .

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Văn Trịnh, Thái Văn Đại (2005). Giáo trình tiền tệ ngân hàng, Tủ sách

Đại học Cần Thơ.

2. Lê Văn Tư (2005). Quản trị ngân hàng thuơng mại, Nhà xuất bản thống kê 3. Nguyễn Thanh Nguyệt, Thái Văn Đại (2008). Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại, Tủ sách Đại học Cần Thơ.

4. Nguyễn Minh Kiều (2006). Nghiệp vụ ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê

5. Thái Văn Đại (2005). Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng, Tủ sách Đại học Cần Thơ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nn và ptnt chi nhánh vị thủy (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)