Cách sử dụng

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp sử dụng đồ dùng trực quan vào dạy học kể chuyện cho học sinh lớp 5 trường tiểu học 146 huyện mộc châu - sơn la (Trang 45 - 63)

8. Giả thuyết khoa học và đóng góp của đề tài

2.3.3. Cách sử dụng

Các loại đồ dùng này thường được dùng để tạo nên mô hình trực quan, hình thức sử dụng mô hình rất phong phú, đa dạng.

Sử dụng mô hình để giới thiệu bài

Trong tiết kể chuyện “Con vịt xấu xí”, giáo viên có thể sử dụng mô hình để giới thiệu truyện, tiến hành như sau:

+ Bước 1: Giáo viên chuẩn bị mô hình chu đáo, thẩm mỹ có thể làm bằng nhựa, bằng gỗ... Mô hình gồm có: con Vịt, con Thiên Nga, ao…có thể đặt mô hình lên bàn cao cho học sinh quan sát. Tùy thuộc vào không gian lớp học, giáo viên có thể sắp xếp mô hình ở một góc lớp, ở ngoài lớp…cho phù hợp.

+ Bước 2: Giáo viên giới thiệu sơ qua về nội dung của câu chuyện sắp kể cho trẻ tập trung chú ý. Đặt các câu hỏi gợi mở cho học sinh trả lời, có thể hỏi về màu sắc, hình dáng của mẫu vật.

40

+ Bước 3: Giáo viên kể chuyện diễn cảm cho học sinh nghe.

Ngoài ra có thể sử dụng mô hình khi hình thành khái niệm mới và hướng dẫn HS kể chuyện.

Tùy vào nội dung truyện mà người giáo viên lựa chọn mô hình, mẫu vật để minh họa, một tiết giảng có thu được kết quả cao hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào khả năng khai thác các mẫu vật đó của người giáo viên.

Đối với các bài học kể chuyện trong chương trình tiểu học, giáo viên có thể tự làm các mô hình để dạy học phù hợp với từng bài học nhất định.

TIỂU KẾT

Xuất phát từ cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn, chúng tôi đưa ra một số cách sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học kể chuyện cho học sinh lớp 5 trường Tiểu học 14/6 Huyện Mộc Châu - Sơn La đó là:

- Sử dụng tranh minh họa. - Sử dụng công nghệ thông tin.

- Sử dụng một số đồ dùng trực quan khác.

Có thể nói rằng, bài dạy thành công là kết quả của sự chuẩn bị đồ dùng chu đáo, cách sử dụng đồ dùng hợp lý. Vì vậy, giáo viên cần phải sử dụng đồ dùng trực quan một cách khéo léo để đạt hiệu quả dạy học cao.

41

CHƢƠNG 3:

THIẾT KẾ GIÁO ÁN THỂ NGHIỆM 3.1. Mục đích thể nghiệm

Một đề tài nghiên cứu khoa học được nghiên cứu nhằm phục vụ cho thực tiễn cuộc sống. Vì vậy, khi đưa ra ý tưởng cho đề tài này em lấy xuất phát điểm từ thực tế dạy và học kể chuyện ở lớp 5 và không những thế với mong muốn có những đóng góp vào dạy - học kể chuyện ở trường tiểu học các biện pháp sử dụng trên còn có thể áp dụng cho ác tiết kể chuyện cho học sinh ở bậc tiểu học nói chung. Quy trình thực nghiệm dưới đây được mô tả dựa trên cơ sở nội dung và hình thức giáo dục để kiểm tra tính hiệu quả và thực thi của giả thuyết khoa học.

Em tiến hành thể nghiệm để kiểm tra và chứng minh tính khả thi của những đề xuất, từ đó khẳng định sự đóng góp của đề tài nghiên cứu.

3.2. Đối tƣợng, địa bàn, thời gian thể nghiệm

* Đối tượng thể nghiệm:

Là học sinh lớp 5A và lớp 5B trường tiểu học 14/6 Huyện Mộc Châu - Sơn La. Đây là lớp thể nghiệm và lớp đối chứng. Giữa lớp thể nghiệm và lớp đối chứng có điểm giống và khác nhau là:

- Giống nhau: + Số lượng học sinh trong lớp là 31 học sinh. + Mặt bằng nhận thức của học sinh là như nhau. + Thời gian tiến hành thể nghiệm.

- Khác nhau:

+ Lớp thể nghiệm: Ngoài lời kể của giáo viên còn kết hợp sử dụng những thiết bị dạy học (tranh ảnh theo thiết kế sử dụng trong phần chương 2, vật thật, máy chiếu, catset…) trong dạy - học kể chuyện.

+ Lớp đối chứng: Sử dụng những phương pháp dạy học cũ, chỉ sử dụng lời kể của giáo viên và sách giáo khoa.

* Địa bàn thể nghiệm: Tại trường Tiểu học 14/6 Huyện Mộc Châu - Sơn La.

42

3.3. Phƣơng pháp thể nghiệm

- Sử dụng phiếu bài tập để kiểm tra mức độ hiểu bài của học sinh 2 lớp thể nghiệm và đối chứng.

- Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý những số liệu đã thu được. - Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh để từ đó đưa những kết luận cần thiết.

3.4. Nội dung thể nghiệm

Em đã tiến hành dạy 2 bài: Kể chuyện “Nhà vô địch”; Kể chuyện đã nghe, đã đọc (Kể lại một câu chuyện về gia đình, nhà trường, xã hội chăm sóc, bảo vệ thiếu nhi hoặc kể được câu chuyện một lần em cùng các bạn tham gia công tác xa hội).

* Trước khi thể nghiệm

Mức độ Số lượng Phần trăm (%) Giỏi 9 29.0 Khá 18 58.1 Trung bình 3 9.7 Yếu 1 3.2 Tổng số 31 100

* Sau khi thể nghiệm

Qua thời gian tìm hiểu, điều tra em đã thu được kết quả như sau:

Mức độ Số lượng Phần trăm (%) Giỏi 19 61.3 Khá 10 32.1 Trung bình 2 6.6 Yếu 0 0 Tổng số 31 100

43

3.5. Kết quả thể nghiệm

Từ quá trình thực nghiệm, ta thấy mức độ phân loại học sinh giữa 2 nhóm đối chứng và thể nghiệm có sự chênh lệnh nhau rõ rệt. So với kết quả trước khi thực nghiệm thì mức độ giỏi, khá, trung bình và mức độ yếu có sự thay đổi rõ rệt, cụ thể:

Mức độ giỏi: Tăng 32.3% Mức độ khá: Giảm 26.0% Mức độ trung bình: Giảm 3.1% Mức độ yếu: Còn 0%

Điều đó chứng tỏ, sau khi thể nghiệm với việc vận dụng các biện pháp sử dụng đồ dùng trực quan vào dạy học kể chuyện cho học sinh lớp 5 giúp các em học tốt hơn, khả năng nhận thức của học sinh phát triển theo hướng tích cực. Từ đó em có thể khẳng định tính khả thi và tính hiệu quả của biện pháp mà đề tài xây dựng.

44

THIẾT KẾ THỂ NGHIỆM

Kể chuyện:

NHÀ VÔ ĐịCH

Nội dung câu chuyện:

Hôm ấy, bọn trẻ trong làng tổ chức thi nhảy xa. Họ chọn một hố cát cạnh con mương đào làm nơi thi nhảy. Chị Hà được mời làm trọng tài. Khán giả là lũ trẻ tí hon ngồi ở bên kia bờ mương hau háu chờ xem. Chị Hà điều khiển cuộc thi hô to:

- Các thí sinh chuẩn bị! Người số một: Hưng!

Hưng tồ lạch bạch như một chú vịt vào vị trí. Nó chạy lấy đà nhanh đến bất ngờ. “Phốc”, nó bung người lên, rơi đúng vào miệng hố bên kia, đất lún xuống, kiêu hãnh nhìn mọi người.

Người tiếp theo là Dũng Béo. Nghe đến tên mình, cậu ta vỗ đùi đen đét, bình tĩnh, lấy đà, nhoáng một cái đã thấy cậu ta đứng trên mép hố bên kia một cách lẹ làng. Nhưng có lẽ vì năng quá nên hai chân cậu lún xuống chỗ đất mềm, cả bọn phải xúm vào lôi cậu ta lên. Cậu cười toe toét rồi nói:

- Tớ sẽ nhảy lại để tự phá kỉ lục.

Người thứ ba vượt qua cái hố nhẹ như mèo là Tuấn Sứt bởi là một vận động viên từng thi đấu ở cấp huyện. Nhảy xong, cậu nằm phè trên bãi cỏ, chờ nhận giải. Tiếp đó, ba vận động viên khác cũng hoàn thành xuất sắc đợt nhảy của mình.

Đến lượt Tôm Chíp. Cậu bé nhất bọn, tính tình lại nhút nhát nên vừa nghe đến tên mình hai má đã đỏ bừng lên. Chị Hà ái ngại hỏi:

- Nếu em không nhảy thì làm khán giả vậy.

Tôm Chíp càng bối rối. Dũng Béo cười bảo: Làm khán giả thì sang bờ mương bên kia. Tự ái, Tôm Chíp đi nhanh vào vị trí. Nghe khẩu lệnh Tôm Chíp bắn người lao lên như một tia chớp. Nhưng đến gần điểm nhảy, cậu sững người lại, chân miết xuống đất.

45

- Không nhảy được thì chạy qua. - Tớ cho cậu thành tích của tớ đấy.

Nghe mấy lời khích bác, chế nhạo, Tôm Chíp suýt khóc vì giận bạn. Chị Hà an ủi: Hay em để Dũng nhảy lại trước đã. Tôm Chíp quyết định nhảy làn thứ hai. Lần này cậu lấy đà đúng kiểu hơn. Nhưng vừa leo lên thì nghe tiếng kêu thất thanh thừ phía bên kia mương. Cậu phát hiện một bé trai do xô đẩy đang lăn theo bờ mương xuống dòng nước. Nhằm hướng bé trai, cậu phi như tên bắn. Đến gần hố nhảy thì quặt sang bên tiếp tục bay như một cơn lốc. Mọi người cười ồ cả lên. Khi đứa bé đã ở sát mép nước thì Tôm Chíp cũng đã tới bờ mương. Cậu phóng qua như một tia chớp, kịp giữ đứa bé lại. Ai nấy mới thở phào nhẹ nhõm.Chị Hà vội lội sang bờ mương bên kia. Mấy đứa lần lượt lội theo. Cả bọn đều lè lưỡi, lắc đầu không hiểu Tôm Chíp làm thế nào mà nhảy qua được con mương rộng đến thế kia. Dũng Béo tuyên bố: Chức vô địch thuộc về Tôm Chíp. Nhưng phải kiểm tra xem nó có lắp chiếc cánh quạt nào không đã.

Cả bọn cười ồ lên, thán phục, ngưỡng mộ Tôm Chíp. Còn bản thân Tôm Chíp thì nhớ lại, lúc ấy cậu chẳng nghĩ gì về cuộc thi mà chỉ lo đến việc cứu em bé khỏi rơi xuống nước.

Theo Tạ Duy An

KỂ CHUYỆN

Bài 32(32): NHÀ VÔ ĐỊCH I. Mục đích yêu cầu:

1. HS kể lại được từng đoạn của câu chuyện bằng lời người kể và bước đầu kể lại được toàn bộ câu chuyện bằng lời nhân vật Tôm Chíp. Biết trao đổi với bạn về nội dung ý nghĩa của câu chuyện.

2. Rèn kĩ năng nói cho HS.

46

II. Đồ dùng: - Tranh minh hoạ bài học, máy chiếu hình ảnh có liên quan đến bài học, sử dụng các kiểu tranh theo thiết kế bản nhạc.

- Băng giấy ghi lời chú giải cho các bức tranh. III. Các hoạt động:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1. Bài cũ: Gọi HS kể theo yêu cầu tiết trước.

Nhận xét.

2. Bài mới:

2.1. Giới thiệu bài: Giới thiệu bài: trước khi vào học bài mới GV đặt câu hỏi cho học sinh: theo em dũng cảm được thể hiện như thế nào? Vào bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ được gặp một nhân vật nhỏ tuổi nhưng rất dũng cảm. Chiếu một số hình ảnh về lòng dũng cảm, nêu yêu cầu tiết học.

2.2. Giáo viên kể::

- GV kể lần1, giải nghĩa một số từ khó: trọng tài, điểm đệm, mương,…

- GV kể lần 2 kết hợp với tranh minh hoạ, chú ý kể hợp với logic xuất hiện tranh.

2.3. Hướng dẫn HS kể:

- Chia lớp thành 4 nhóm yêu cầu HS đọc yêu cầu của đề bài, thảo luận nhóm, tìm câu thuyết minh cho mỗi bức tranh. Gọi đại diện nhóm trả lời. Các nhóm khác nhâ ̣n xét, bổ sung.

GV hỗ trợ : dán băng giấy ghi câu thuyết minh

đúng dưới mỗi bức tranh:

- Tranh 1: Các bạn tổ chức thi nhảy xa,chị Hà làm

trọng tài, Hưng Tồ, Dũng Béo, Tuấn Sứt đều nhảy qua hố cát thành công.

Một số HS lên bảng, lớp nhận xét, bổ sung.

h/s trả lời

HS quan sát ảnh .

- HS nghe, quan sát tranh

- HS Thảo luận nhóm, tìm câu thuyết minh dưới mỗi bức tranh. Đại diện nhóm phát biểu, lớp nhận xét bổ sung.

- Đọc lại câu thuyết minh dưới mỗi bức tranh.

Học sinh kể nối tiếp trong nhóm. Trao đổi về nội dung chuyện.

Thi kể trước lớp, nhận xét bạn kể. Bình chọn bạn kể hay nhất.

47

- Tranh 2: Đến lượt Tôm Chíp cậu rụt rè, bối rối bị các

bạn trêu chọc câu quết định nhảy nhưng đến đệm nhảy cậu đứng sựng lại.

- Tranh 3: Tôm Chíp quyết định nhảy lần hai, nhưng

đến gần hố nhảy cậu bỗng quặt sang bên lao lên nhảy qua mương kịp cứu một em bé sắp rơi xuống nước.

- Tranh4: Các bạn thán phục tuyên bố Tôm Chíp là

nhà vô địch.

2.4. Tổ chức cho HS kể và trao đổi nội dung ý nghĩa của câu chuyện.

- Tổ chức cho HS tập kể, trao đổi trong nhóm.

48

câu chuyện, đặt câu hỏi cho bạn trả lời về nội dung ý nghĩa câu chuyện. Tổ chức cho HS thi kể bằng lời nhân vật Tôm Chíp. Nhận xét bạn kể.GV nhâ ̣n xét , đánh giá. Chốt ý nghĩa câu chuyện

3. Củng cố-Dặn dò:

- Liên hệ, GD:Em học được điều gì từ hành động của nhân vật Tôm Chíp?

Yêu cầu một số em kể về những việc làm dũng cảm gần giống với Tôm chíp trong cuộc sống.

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS chuẩn bị cho tiết kể chuyện sau: Kể chuyện về quyền nghĩa vụ của trẻ em.

49

KỂ CHUYỆN

Bài 34(34) : KỂ CHUYỆN ĐÃ CHỨNG KIẾN HOẠC THAM GIA I. Mục đích yêu cầu:

Giúp HS:

1. Kể lại một câu chuyện về gia đình, nhà trường, xã hội chăm sóc, bảo vệ thiếu nhi hoặc kể được câu chuyện một lần em cùng các bạn tham gia công tác xa hội. 2. Biết sắp xếp các sự việc thành câu chuyện, trao đổi cùng các bạn về nội dung ý nghĩa của câu chuyện.

3. GD tính mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp. II. Đồ dùng:

- Bảng phụ, Tranh ảnh về môi trường, máy chiếu có video về những hoạt động bảo vệ môi trường, các hoạt động xã hội.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1. Bài cũ: Gọi 1 số HS lên bảng kể chuyện

theo yêu cầu tiết trước. GV nhận xét ghi điểm.

2. Bài mới:

2.1. Giới thiệu bài: Giới thiệu, nêu yêu cầu tiết học.

- Giáo viên cho học sinh xem qua một số bức ảnh về hoạt động bảo vệ môi trường để hình thành bài học thông qua một số câu hỏi:

Một số HS kể. Lớp nhận xét, bổ sung.

50

Em thấy những gì? Em đã từng có những hoạt động đó chưa? Em thấy ở đâu?

1.2 Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của

đề bài.

+ Gọi HS đọc đề bài. Trong sgk:

1) Kể một câu chuyện mà em biết về việc nhà trường, gia đình, xã hội chăm sóc, bảo vệ thiếu nhi.

2) Kể về một lần em cùng các bạn trong lớp hoặc trong chi đội tham gia công tác xã hội.

+ GV gạch chân dưới những từ ngữ quan trọng của đề.

+ Gọi HS nối tiếp đọc các gợi ý trong sgk.

+ Gọi một số HS giới thiệu truyện sẽ kể trước lớp + Yêu cầu HS ghi nhanh dàn ý câu chuyện sẽ kể trước lớp.

+ GV treo bảng phụ ghi lại cách kể chuyện lên bảng hướng dẫn HS cách kể.

2.3. Tổ chức cho HS thực hành kể chuyện.

+ Tổ chức cho HS tập kể trao đổi trong nhóm. + Gọi HS lên thi kể trước lớp. Treo bảng phụ ghi tiêu chí đánh giá, cho HS nhận xét, bình chọn bạn

- HS tập kể, trao đổi trong nhóm. Thi kể trước lớp. - Nhận xét, bình chọn bạn kể. - Một số học sinh trả lời câu hỏi. HS đọc đề bài. Đọc các gợi ý trong sgk.

+ HS gới thiệu truyện sẽ kể trước lớp.

+ Lập dàn ý chuyện kể - Học sinh đọc nối tiếp đọc gợi ý trong sách giáo khoa. - Một số em đọc trước lớp. - Các nhóm tổ chức tập kể trong nhóm. - Cá nhân một số em thi kể trước lớp.

51 kể.

+ GV nhận xét, ghi điểm từng HS.

- Nhận xét, bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất. 3. Củng cố-Dặn dò:

Hệ thống bài. Nhận xét tiết học. Dặn HS tập kể ở nhà.

52

KẾT LUẬN

Quá trình sử dụng đồ dùng trực quan vào dạy học kể chuyện cho HS tiểu học được đánh giá là tương đối khó khăn và phức tạp nhất là đối với các trường thuộc địa bàn miền núi. Do đó việc ứng dụng các đồ dùng trực quan trong các tiết kể chuyện thực sự có ý nghĩa đối với quá trình này. Nhận thức rõ được điều

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp sử dụng đồ dùng trực quan vào dạy học kể chuyện cho học sinh lớp 5 trường tiểu học 146 huyện mộc châu - sơn la (Trang 45 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)