Yêu cầu khi sử dụng tranh minh họa

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp sử dụng đồ dùng trực quan vào dạy học kể chuyện cho học sinh lớp 5 trường tiểu học 146 huyện mộc châu - sơn la (Trang 35 - 38)

8. Giả thuyết khoa học và đóng góp của đề tài

2.1.2. Yêu cầu khi sử dụng tranh minh họa

2.1.2.1. Yêu cầu thẩm mĩ

Vì tranh ảnh thể hiện sự vật ở trạng thái tĩnh, song sự vật được diễn tả lại ở trạng thái động (máy bơm nước, con vịt đang bơi, phép màu của bà tiên, ông bụt...) vì vậy nên yêu cầu sự sinh động ở bức tranh phải cao mới có thể diễn tả hết được.

Học sinh tiểu học luôn bắt trước những gì mà thầy, cô làm hoặc các sự vật mà các em được học. Chính vì vậy yêu cầu về mặt thẩm mĩ là vô cùng quan trọng, để khi các em nhìn vào đó sẽ có biểu tượng tốt và học hỏi theo.

Hệ thống tranh ảnh dạy học kể chuyện trong SGK phải đạt chuẩn về mọi mặt. Muốn vậy, việc thiết kế chúng phải chú trọng tiêu chuẩn rõ ràng, đơn giản, không rườm rà, phù hợp với năng lực quan sát và tầm nhận thức của HS, sớm điều chỉnh những điểm chưa hợp lý, những sai sót nhỏ như đã nói ở trên. Màu sắc tranh phải thật tươi sáng, đường nét rõ ràng, in trên nền giấy đẹp…để HS thấy hứng thú hơn trong quá trình học tập.

2.1.2.2. Yêu cầu kiến thức

30

sao cho dễ hiểu. Lúc HS kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh, lời giới thiệu về các hình ảnh trong tranh của thầy cô là gợi ý để các em kể một cách dễ dàng, tự nhiên. "Lời kể của giáo viên cũng là một phương tiện trực quan quan trọng", có tác dụng truyền tải, gắn kết nội dung của truyện với tranh ảnh, mang đến cho trẻ những ấn tượng về câu chuyện mình sắp kể. Một điều cũng cần lưu tâm nữa là giáo viên phải giúp trẻ quan sát tranh vừa trên tổng thể chung, vừa hướng vào chi tiết cụ thể để trẻ có thể nắm và kể khái quát toàn bộ câu chuyện, đồng thời vẫn biết tập trung vào một số phần trọng tâm nhất.

Do vốn sống có hạn, nhiều em khi tưởng tượng đã tạo ra những "bức tranh tự họa" hoàn toàn sai lệch, gây phương họa đến việc tiếp nhận nội dung câu chuyện. Theo cuốn "Hướng dẫn sử dụng và tự làm thiết bị dạy học môn Tiếng Việt bậc tiểu học" trong đợt khảo sát khả năng tự minh họa của học sinh lớp 4, một nhóm tác giả đã thu được kết quả như sau: Trong số 145 học sinh tham gia đợt khảo sát này (sau khi đã học xong 2 tiết Kể chuyện Sơn tinh - Thủy Tinh) có tới 94% số học sinh đã tưởng tượng sai lệch về nhân vật Sơn Tinh. Sai lầm chủ yếu của các em là đã hiện đại hóa nhân vật theo vốn sống hạn chế của mình. Nhiều em vẽ Sơn Tinh mặc quần Âu, áo sơ mi, áo lót kẻ sọc. Có em vẽ Sơn Tinh đính ngôi sao vàng năm cánh trên mũ như sao của các chú bộ đội. Từ kết qua khảo sát trên, vấn đề đặt ra là giáo viên cần phải sử dụng hình ảnh minh họa thế nào để khắc phục được tình trạng sai lệch này, giúp cho việc nhận thức bài học của học sinh trở nên dễ dàng và chính xác hơn.

Tranh được sử dụng chủ yếu trong hai thời điểm: khi HS nghe kể chuyện và khi các em nhìn vào tranh để kể. Vì vậy, GV phải biết khai thác tranh minh họa với mục đích làm cho HS hiểu câu chuyện, nhớ câu chuyện. Sau khi kể chuyện lần 1, GV sẽ kể chuyện lần 2, kết hợp giới thiệu các hình ảnh trong tranh. HS sẽ được rèn kĩ năng nghe, quan sát. Sau đó các em tự kể lại bằng ngôn ngữ của mình.

Giáo viên cũng cần chủ động tìm hiểu những cách thức sử dụng tranh ảnh sao cho đa dạng, phù hợp với trình độ HS và nội dung, mục đích của bài học; chẳng hạn: cách tổ chức hoạt động trong lớp, cách thức đứng khi dùng tranh, cách treo tranh, di chuyển tranh hợp lí để tất cả HS đều quan sát rõ...

31

Thầy cô cũng có thể chuyển đổi bộ tranh tĩnh trong SGK thành các tranh động để sử dụng linh hoạt, dễ dàng trong giờ dạy. Cách làm này giúp giáo viên giảm đựợc thời gian soạn bài, chuẩn bị đồ dùng dạy học mà HS vẫn cảm thấy thích thú, tiết học sinh động hơn hẳn.

Tranh minh họa để dạy trong tiết học kể chuyện không nên nhiều các tình tiết, hình ảnh. Khi thể hiện tác phẩm cần được lựa chọn và xác định một cách tóm tắt, khái quát để các em có thể tưởng tượng ra nội dung tác phẩm.

Ví dụ: Giáo viên có thể kể chuyện “Nhà vô địch” bằng cách sử dụng 4 tranh minh họa sau:

+ Tranh 1: Các bạn đang thi nhảy xa. Chị Hà được mời làm trọng tài.

+ Tranh 2: Tôm Chíp ngại ngùng bối rối khi đứng vào vị trí.

+ Tranh 3: Tôm Chíp phóng nhanh như một mũi tên để cứu em bé sắp

rơi xuống nước.

+ Tranh 4: Mọi người thán phục gọi Chíp là “nhà vô địch”.

Tranh minh họa cần có tỉ lệ phù hợp: tranh treo bảng cần to hơn tranh để trên bàn cho học sinh quan sát.

32

Hình ảnh trong tranh minh họa thường đơn giản, gần gũi để các em dễ nhận biết và dễ hiểu, màu sắc luôn tươi sáng, gợi cảm xúc, hứng thú, cuốn hút học sinh, nhưng cũng cần có diện, có điểm để gây chú ý ấn tượng cho thị giác. Do đặc điểm càng lớn các em càng quan tâm đến nội dung bức tranh hơn nên các tranh minh họa cần thể hiện sự phong phú, đa dạng tăng dần. Với học sinh lớp 5 tranh có thể phức tạp, mang tính nghệ thuật hơn so với tranh dành cho lứa tuổi đầu tiểu học.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp sử dụng đồ dùng trực quan vào dạy học kể chuyện cho học sinh lớp 5 trường tiểu học 146 huyện mộc châu - sơn la (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)