Những bất cập của pháp luật về tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục

Một phần của tài liệu Pháp luật về tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế (Trang 31 - 62)

7. Bố cục của khóa luận

2.1. Những bất cập của pháp luật về tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục

2.1. Những bất cập của pháp luật về tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế tục về thuế

Luật Quản lý thuế 2006 ra đời chính thức cơng nhận sự tồn tại của tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế tại Điều 20 được coi là sự tiến bộ và phát triển vượt bậc trong công tác quản lý thuế. Trước đây, khi Luật Quản lý thuế chưa ra đời, dịch vụ về thuế chỉ dừng lại ở mức tư vấn thuế, kê khai thuế được thực hiện thông qua cá nhân, doanh nghiệp kế toán, kiểm toán được điều chỉnh bởi Luật Kế toán và các Nghị định chuyên ngành của Chính phủ. Luật Quản lý thuế phát triển rộng hơn dịch vụ về thuế, cụ thể là dịch vụ làm thủ tục về thuế bao gồm thực hiện một số hoặc toàn bộ các thủ tục về thuế và kể cả tư vấn thuế. Đây là một mắt xích quan trọng để thực hiện các cam kết quốc tế trong hội nhập và giao lưu thương mại36. Tiếp theo đó là sự ra đời Thơng tư 28/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 03 tháng 4 năm 2008 hướng dẫn việc đăng ký hành nghề và quản lý hoạt động hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế. Tuy nhiên, thơng tư này cịn tồn tại những hạn chế, bất cập nhất định dẫn đến việc đăng ký hành nghề và quản lý hoạt động dịch vụ làm thủ tục về thuế cịn nhiều vướng mắc. Vì vậy, mới đây nhất, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 117/2012/TT-BTC ngày 19 tháng 7 năm 2012 thay thế cho Thông tư 28, hướng dẫn cụ thể về hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế. Đây là cơ sở pháp luật quan trọng tạo hành lang pháp lý thống nhất cho tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế ra đời, phát triển và tham gia vào nền kinh tế thị trường. Trước xu hướng cải cách, hồn thiện pháp luật thuế thì các quy định của pháp luật về tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế đòi hỏi phải ngày càng chặt chẽ hơn và áp dụng hiệu quả hơn.

Sau khi Luật Quản lý thuế và các văn bản chuyên ngành điều chỉnh hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế ra đời thì tính thời điểm tháng 12 năm 2012 cả nước có khoảng 105 tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế, 1250 người được cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế. Con số này được mong đợi sẽ tăng lên, đến năm 2015 sẽ có 3000 tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế

36

Nguyễn Thị Minh Hòa (2008), “Cơ chế quản lý tài chính đối với đại lý thuế”, Tạp chí Thuế Nhà

27

và tới năm 2020 con số này sẽ là 8000 như mục tiêu Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020 đề ra37.

Tuy nhiên, để đạt được những mục tiêu nêu trên thì cịn rất nhiều việc phải làm. Thực tế cho thấy một trong những nguyên nhân làm cản trở sự phát triển của loại hình dịch vụ này là pháp luật hiện hành về tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định. Do đó, cần phải nghiên cứu cụ thể pháp luật về tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế và đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện hơn chế định này trong tương lai.

2.1.1. Về tƣ cách pháp lý của tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế

Xác định tư cách pháp lý của một chủ thể có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng chế độ pháp lý điều chỉnh chủ thể đó. Quy định pháp luật liên quan đến việc xác định tư cách pháp lý của tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế còn những bất cập cụ thể sau:

Thứ nhất, pháp luật thuế chưa có sự phân định rõ ràng tư cách pháp lý của

đối tượng nộp thuế và chủ thể nộp thuế thay (trong đó có tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế).

Theo quy định tại các văn bản pháp luật thuế ra đời trước năm 2006, các cá nhân, tổ chức có hành vi tác động đến đối tượng chịu thuế làm phát sinh nghĩa vụ nộp thuế vào ngân sách nhà nước được gọi là “đối tượng nộp thuế”38. Luật Quản lý thuế 2006 ra đời và các văn bản thuế được sửa đổi, bổ sung, ra đời sau khi Luật Quản lý thuế có hiệu lực sử dụng khái niệm “người nộp thuế”39 thay thế cho khái niệm “đối tượng nộp thuế” đã sử dụng trước đó40. Tuy nhiên, “đối tượng nộp thuế” và “người nộp thuế” không phải là hai khái niệm đồng nhất. Đối tượng nộp thuế là các chủ thể có hành vi tác động lên đối tượng chịu thuế làm phát sinh nghĩa vụ

37

Những số liệu này được tác giả tham khảo trong: ThS. Nguyễn Cẩm Tâm (2012), “Phát triển đại lý thuế ở Việt Nam: cịn nhiều trở ngại”, Tạp chí Thuế Nhà nước, (52), tr. 8 - 9.

38

Xem: Điều 4 Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu 2005; Điều 1 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 1997, 2003; Điều 3 Luật Thuế giá trị gia tăng 1997 (sửa đổi 2003); Điều 2 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 1998; Khoản 2 Điều 1 Pháp lệnh Thuế tài nguyên 1998; Điều 2 Pháp lệnh Thuế nhà, đất 1992.

39

Xem: Điều 2 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008; Điều 4 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008; Điều 4 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008; Điều 4 Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010; Điều 3 Luật Thuế tài nguyên 2009; Điều 4 Luật Thuế sử dụng đất phi nơng nghiệp 2010.

40

Chỉ có trường hợp ngoại lệ là Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 vẫn sử dụng khái niệm đối tượng nộp thuế.

28

thuế41. Các đối tượng này được quy định cụ thể trong mỗi sắc thuế, ví dụ Điều 2 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 quy định đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong và ngồi lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam. Trong khi đó, người nộp thuế là chủ thể thực hiện hành vi nộp thuế vào ngân sách nhà nước42

, họ có thể là đối tượng nộp thuế, nhưng cũng có thể là chủ thể khác, như người nộp thuế thay cho đối tượng nộp thuế. Theo đó, khơng phải chủ thể nào thực hiện hành vi nộp thuế vào ngân sách nhà nước cũng là đối tượng nộp thuế, chẳng hạn tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế có nghĩa vụ thực hiện thủ tục về thuế, thực hiện hành vi nộp thuế vào ngân sách nhà nước thay cho đối tượng nộp thuế trên cơ sở hợp đồng.

Khoản 1 Điều 2 Luật Quản lý thuế 2006 quy định người nộp thuế bao gồm:

Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp thuế theo quy định của pháp luật

về thuế;

Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp các khoản thu khác thuộc ngân

sách nhà nước (sau đây gọi chung là thuế) do cơ quan quản lý thuế quản lý thu theo quy định của pháp luật;

Tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế; tổ chức, cá nhân làm thủ tục về thuế

thay người nộp thuế.

Theo đó, người nộp thuế bao gồm đối tượng nộp thuế, chủ thể khấu trừ thuế và chủ thể nộp thuế thay. Với quy định tại Khoản 1 Điều 2, Luật Quản lý thuế 2006 đã đồng nhất tư cách tham gia quan hệ pháp luật thuế của đối tượng nộp thuế, chủ thể khấu trừ thuế và chủ thể nộp thế thay khi quy định chung ba loại chủ thể này với cùng tên gọi là “người nộp thuế”. Nhưng, về bản chất, các chủ thể này có các tư cách khác nhau khi tham gia quan hệ thuế. Cụ thể là:

Đối tượng nộp thuế là những cá nhân, tổ chức có hành vi tác động vào đối tượng chịu thuế làm phát sinh nghĩa vụ phải nộp thuế vào ngân sách nhà nước được quy định tại mỗi sắc thuế. Đối tượng nộp thuế được xác định theo từng sắc thuế. Ví dụ, đối tượng nộp thuế của thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức có thu nhập chịu thuế, đối tượng nộp thuế của thuế thu nhập cá nhân là cá nhân có thu nhập chịu

41

Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2012), Giáo trình Luật thuế, Nhà xuất bản Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr. 50.

42

Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2012), Giáo trình Luật thuế, Nhà xuất bản Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr. 50.

29

thuế, … Nghĩa vụ thuế của các đối tượng này do pháp luật thuế quy định và mang tính bắt buộc. Trong trường hợp họ không thực hiện, hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ sẽ phải gánh chịu hậu quả pháp lý, bị áp dụng các chế tài pháp luật. Đối tượng nộp thuế tham gia quan hệ thuế để thực hiện nghĩa vụ của mình.

Đối với tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế, tuy họ khơng có hành vi tác động lên đối chịu thuế làm phát sinh nghĩa vụ thuế nhưng theo quy định của pháp luật họ có nghĩa vụ phải thực hiện việc kê khai, nộp thuế cho nhà nước. Về nguyên tắc, đối tượng nộp thuế phải thực hiện nghĩa vụ thuế với nhà nước nhưng trong một số trường hợp để dễ dàng cho công tác quản lý thu thuế pháp luật quy định các chủ thể khấu trừ thuế phải thực hiện nghĩa vụ này với nhà nước. Ví dụ, Điều 24, Điều 33 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 quy định chủ thể chi trả thu nhập kê khai, nộp thuế vào ngân sách nhà nước đối với thu nhập chịu thuế trả cho đối tượng nộp thuế.

Quy định này được hình thành từ yêu cầu đặc thù trong quản lý các loại thuế thu vào thu nhập, đặc biệt là thuế thu nhập cá nhân. Nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân trong trường hợp này do người chi trả thu nhập thực hiện. Theo đó, cá nhân, tổ chức chi trả thu nhập căn cứ vào thu nhập mà mình chi trả cho đối tượng nộp thuế, tính ra số thuế phải nộp và trích số thuế này từ thu nhập của đối tượng nộp thuế để nộp vào ngân sách nhà nước.

Chủ thể nộp thuế thay là những chủ thể trực tiếp thực hiện các thủ tục về thuế thay cho đối tượng nộp thuế. Việc tham gia vào quan hệ pháp luật thuế và thực hiện các thủ tục thuế của chủ thể này chỉ phát sinh khi họ đã phát sinh mối quan hệ hợp đồng với đối tượng nộp thuế. Như thế, chủ thể này tham gia quan hệ pháp luật thuế là để thực hiện nghĩa vụ thuế của chủ thể khác. Tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế là một loại thuộc nhóm chủ thể này.

Như vậy, về cơ bản những chủ thể thực hiện hành vi nộp thuế vào ngân sách nhà nước hiện nay có thể thuộc một trong ba nhóm: đối tượng nộp thuế, chủ thể khấu trừ thuế hay chủ thể nộp thuế thay. Sự đồng nhất các chủ thể này thành một dẫn đến tình trạng pháp luật chưa có quy định rõ ràng về tư cách pháp lý của từng chủ thể tham gia quan hệ pháp luật thuế.

Thứ hai, tư cách tham gia quan hệ pháp luật thuế của tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế phát sinh trên cơ sở hợp đồng đã ký kết với đối tượng nộp thuế, nhưng pháp luật chưa có những quy định cụ thể, rõ ràng về loại hợp đồng này.

30

Tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế được xác định là một chủ thể tham gia quan hệ pháp luật thuế với tư cách chủ thể nộp thuế thay43. Tuy nhiên, tư cách chủ thể nộp thuế thay được hình thành trên cơ sở hình thức pháp lý nào trong các hình thức sau: ủy quyền dân sự, đại lý thương mại, đại diện thương nhân, … hay một tư cách pháp lý hoàn toàn mới chưa được pháp luật quy định44. Theo quy định của pháp luật thì tư cách chủ thể nộp thuế thay của tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế được xác lập trên cơ sở hợp đồng mà họ đã ký kết với đối tượng nộp thuế45. Tuy nhiên, pháp luật không quy định cụ thể về loại hợp đồng này mà trên cơ sở những quy định của pháp luật và bản chất hoạt động của tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế có thể dẫn đến một số nhầm lẫn sau:

Một là, theo quy định tại Thông tư 117/2012/TT-BTC thì các doanh nghiệp

kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế được gọi chung là đại lý thuế46. Mà các tổ chức này tiến hành kinh doanh bằng hình thức ký kết hợp đồng với các tổ chức, cá nhân nộp thuế. Do đó, hợp đồng này có thể là hợp đồng đại lý thuế. Theo quy định tại Điều 166 Luật Thương mại 2005 thì đại lý thương mại là hoạt động thương mại,

theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao. Trên cơ sở đó, nếu cho rằng hoạt động của

tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế là hoạt động đại lý thương mại thì đồng nghĩa với việc xác định tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế là bên đại lý và đối tượng nộp thuế là người giao đại lý. Theo đó, tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế cung ứng dịch vụ của đối tượng nộp thuế cho khách hàng (nhà nước) để hưởng thù lao. Tuy nhiên, về bản chất, hoạt động của tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế là cung ứng dịch vụ của chính mình cho khách hàng. Đối tượng nộp thuế là khách hàng sử dụng dịch vụ, đồng thời cũng là đối tượng trả thù lao cho tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế. Đặc biệt, tổ chức này tham gia quan hệ pháp luật thuế là để thực hiện các thủ tục thuế thay đối tượng nộp thuế chứ không phải là cung ứng dịch vụ cho nhà nước. Như vậy, hợp đồng giữa tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế và đối tượng nộp thuế trong trường hợp này không thể là hợp đồng đại lý thương mại.

Hai là, về bản chất, tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế tham gia

quan hệ pháp luật thuế là để thay đối tượng nộp thuế thực hiện các thủ tục về thuế.

43

Xem phân tích ở Chương 1.

44

Trần Minh Hiệp (2010), Pháp luật về tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế và hướng hoàn

thiện, Luận văn cao học Luật – Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, tr. 47.

45

Xem: Khoản 5 Điều 16, Điều 20 Luật Quản lý thuế 2006; Điều 8 Thông tư 117/2012/TT-BTC.

46

31

Căn cứ vào quy định tại Khoản 1 Điều 10 Thơng tư 117/2012/TT-BTC thì trên cơ sở hợp đồng các bên thỏa thuận về phạm vi công việc mà tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế thay đối tượng nộp thuế thực hiện. Theo đó, tổ chức kinh

doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế chỉ được phép thực hiện các thủ tục về thuế trong phạm vi đã được thỏa thuận trong hợp đồng và chỉ chịu trách nhiệm đối với phạm vi cơng việc đó. Như thế, xét từ góc độ thương mại, hợp đồng này có dấu hiệu của hợp đồng đại diện thương nhân; đồng thời, nếu xét từ góc độ dân sự thì hợp đồng này có dấu hiệu của hợp đồng ủy quyền dân sự.

Theo quy định tại Điều 141 Luật Thương mại 2005 thì đại diện cho thương nhân là việc một thương nhân nhận uỷ nhiệm (gọi là bên đại diện) của thương nhân khác (gọi là bên giao đại diện) để thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa, theo sự chỉ dẫn của thương nhân đó và được hưởng thù lao về việc đại diện.

Nếu xem quan hệ này là quan hệ đại diện thương nhân thì các bên trong quan hệ đại

Một phần của tài liệu Pháp luật về tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế (Trang 31 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)