CHƯƠNG 3 : CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KỸ NĂNG GIAO TIẾP
2. Các yếu tố chủ quan
2.3. Năng lực và phẩm chất cá nhân
Năng lực trong giao tiếp là khả năng truyền tài thông tin của các chủ thể giao tiếp tham gia trong hoạt đơng giao tiếp. Người có năng lực giao tiếp là người lựa chọn được các phượng tiện, hình thức và cách thể hiện thông tin giao tiếp đến người nhận một cách ngắn gọn, xúc tích, chuẩn xác và có hiệu quả cao nhất. Ngược lại, người thiếu năng lực sẽ vòng vo, mất thời gian trong việc lựa chọn cách thể hiện thông tin và truyền đạt thông tin tới người nhận, điều này gây ra những trậm trễ trong truyền đạt thông tin và ảnh hưởng đến giải quyết cơng việc.
*Bí quyết thành cơng trong giao tiếp:
Dưới đây là 20 lời khuyên rút ra từ cuộc khảo sát trên Wall Street Jounal của hơn 2000 nhà tuyển dụng.
1/ Đừng phàn nàn: 80% những người phải nghe bạn phàn nàn sẽ khơng quan tâm bạn nói gì. Như vậy, phàn nàn chẳng đem lại lợi lộc gì. Đừng phản ứng tiêu cực trước mỗi khó khăn, tốt nhất hãy tìm cách giải quyết vấn đề.
2/ Cười thật nhiều: Luôn tươi cười trong giao tiếp sẽ tạo được niềm tin với đối tác và bạn cũng sẽ nhận được thái độ tươi cười đáp lại của đối tác.
3/ Hãy lắng nghe thật sự và chân tình: Trong giao tiếp, nếu đối tác phát hiện bạn đang giả vờ lắng nghe họ, mọi nỗ lực của bạn trong trao đổi với người đó sẽ thất bại.
51
4/ Hãy khiến họ nghĩ họ quan trọng: Nếu bạn tỏ ra quý họ, cho họ thấy họ đáng quý biết chừng nào thì họ sẽ rất thích hợp tác với bạn.
5/ Thể hiện lịng biết ơn của bạn: Có một cách rất dễ để làm cho đối tác, sếp và đồng nghiệp vui vẻ, đó là thể hiện lịng biết ơn của bạn đối với họ. Hãy cho họ thấy rằng, nếu khơng có họ, bạn khó có được thành công này. Hãy biết cảm ơn cả những người làm cơng tác phục vụ văn phịng, cảm ơn cả những người làm dọn dẹp vệ sinh trong công sở của bạn.
6/ Hãy nói về sở thích của họ: Cái TƠI khiến mọi người thích nói về bản thân mình. Vì vậy, để tạo sự thân thiện với đối tác trong giao tiếp, hãy hiểu và nói đến sở thích của họ. Tuy nhiên, ngay cả khi nói về sở thích của họ, phải quan sát thái độ của đối tác để có cách ứng xử cho phù hợp. Nếu thấy họ hưởng ứng nghĩa là bạn đã tạo được sự thân thiện. Nếu họ khơng phản ứng thì có thể họ đang dè chừng hoặc họ khó tính, chỉ muốn nói đến cơng việc, đó là lúc bạn nên dừng việc nói về sở thích của họ.
7/ Hãy ghi nhớ từng cái tên: Cái tên của đối tác là từ ngữ ngọt ngào nhất mà người ta muốn nghe khi bạn nói chuyện với họ. Nếu bạn trót quên nó, hãy thay bằng những từ ngọt ngào khác: “Chào anh, may mà có anh đã giúp tơi hồn thành cơng việc đó,…”.
8/ Hy sinh vì người khác: Hy sinh lợi ích của mình vì lợi ích của người khác là cách để họ nhớ đến bạn và sẵn sàng giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn. Hãy tốt bụng và nhiệt tình với người khác trước, đừng chờ đợi người khác làm điều tốt với mình trước.
9/ Dùng những câu bơng đùa làm giảm giá trị bản thân: Đừng ngại tự chọc quê mình. Trong một thế giới mọi người luôn nghĩ mình quan trọng thì những câu bơng đùa tự làm giảm giá trị của bạn ngay tức khắc có thể khiến bạn trở nên thu hút. Chế nhạo những khuyết điểm của mình là cách thừa nhận nó nhẹ nhàng nhất, nhưng lại khơng làm người khác bị sốc. Sếp cũng chẳng mấy quan tâm tới những lời tự trào đó của nhân viên.
10/ Tạo sự tương đồng: Nếu bạn và đối tác có những điểm tương
đồng như cùng quê, cùng có con nhỏ, cùng sở thích, cùng quan tâm tới chính trị,… Trong giao tiếp nếu bạn biết sử dụng sự tương đồng đó, tự khắc mối quan hệ giữa hai người trở nên khăng khít hơn, cuộc giao tiếp cũng nhờ thế sẽ trở lên tốt đẹp hơn.
11/ Tạo “sự thư giãn thân mật”: Khi cuộc nói chuyện có vẻ căng
thẳng, có thể mời họ một ly trà nóng, hoặc khéo léo gợi những câu chuyện vui vẻ, đó là cách để “hạ hỏa” đối tác, giúp họ nhìn nhận bạn gần gũi hơn.
12/ Hãy nói về lỗi của chính mình trước khi đề cập đến lỗi của người khác: Nhận lỗi về mình trước là hành vi văn minh, dễ làm cho người khác tha thứ nhất.
13/ Đừng bảo thủ: Hầu hết mọi người hay mọi đối tác trong giao tiếp đều ghét làm việc/ trao đổi với người ln cho rằng ý kiến của mình là “tối cao”.
52
14/ Xin lỗi: “Tôi sai rồi; Tôi xin lỗi” hoặc “Hãy bỏ qua cho tôi nhé” là những câu khơng q khó nói. Khơng nên nợ ai một lời xin lỗi, người ta sẽ đánh giá bạn là không biết cách cư xử và không muốn hợp tác với bạn.
15/ Khơng nói chuyện phiếm khi bàn cơng việc: Đó là cách để bạn
ngầm khẳng định rằng: Tôi là một người chuyên nghiệp, làm ra làm, chơi
ra chơi.
16/ Đừng ngắt lời người khác và cũng không bao giờ cắt đứt suy nghĩ của họ: Ngắt lời hoặc cắt đứt suy nghĩ của người khác trong giao tiếp sẽ làm họ tức giận. Nếu bạn đã từng có hành vi đó, hãy đọc lại lời khuyên thứ 3 ở trên nhé.
17/ Không bao giờ nói “Bạn sai rồi”: Có nhiều cách để nói về lỗi của một người, nhưng một câu phủ nhận thẳng thừng như vậy có thể sẽ làm hỏng cả cuộc giao tiếp.
18/ Đừng trò chuyện/ trao đổi khi đang giận: Lúc giận, hầu hết chúng ta khó làm chủ được lời nói và khó trình bày được quan điểm của mình. Tương tự như vậy, đừng đến gặp gỡ và làm phiền người khác khi họ đang khơng vui.
19/ Hãy tự kiểm tra thói quen: Cũng như bất cứ quá trình tự trau dồi nào khác, bạn cần thường xuyên tự kiểm tra về cách bạn đối xử với người khác và tìm cách cải thiện những điểm yếu của bạn. Đó là một cách để bạn ngày càng nâng cao hiệu quả giao tiếp của mình.
20/ Tập luyện làm tốt những lời khuyên trên đây: Sẽ khơng có con
đường tắt, khơng có cách nào để những mẹo trên có thể tự nhiên đến với
bạn. Chỉ có tập luyện để làm tốt những lời khuyên trên thì bạn mới trở nên hồn hảo trong giao tiếp./.