Những bảo đảm về thực hiện quyền tự do đi lại và cƣ trú

Một phần của tài liệu Quyền tự do đi lại và cƣ trú trong pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam (Trang 32 - 37)

Quyền tự do đi lại và cư trú là quyền tự do cơ bản của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, trong quá trình hưởng thụ, thực hiện quyền của mình cá nhân sẽ không tránh khỏi sự vi phạm quyền từ phía các chủ thể khác cũng như những trở ngại ngăn chặn cá nhân tiếp cận nhân quyền này. Vì vậy, quyền tự do đi lại và cư trú có thể thực hiện tốt trên

32 Xem Viện nghiên cứu quyền con người (2008), chú thích số 8, tr. 298.

33 Ngơ Hữu Phước, “Quyền dân sự, chính trị trong Cơng ước của Liên Hợp quốc năm 1966 và vấn đề nội luật hóa các quyền dân sự, chính trị vào pháp luật Việt Nam”, Bài viết hội thảo, Hội thảo “Quyền dân sự và chính trị trong pháp luật quốc tế và thực tiễn ở Việt Nam”, TP. Hồ Chí Minh, 12/2011.

thực tế cần phải tạo ra những đảm bảo vững chắc bằng pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia.

1.3.1 Những bảo đảm về thực hiện quyền tự do đi lại và cƣ trú bằng pháp luật

quốc tế

Pháp luật quốc tế bảo đảm thực hiện quyền tự do đi lại và cư trú dựa trên những nền tảng cơ bản sau:

Thứ nhất, về phương diện pháp luật. Trong pháp luật quốc tế, quyền tự do đi lại

và cư trú đã được quy định cụ thể trong các Tuyên ngôn, Công ước quốc tế. Các quốc gia là thành viên của các Công ước đã tiến hành “nội luật hóa” các quy định về quyền tự do đi lại và cư trú vào pháp luật quốc gia mình thơng qua việc ghi nhận quy định về quyền tự do đi lại và cư trú trong Hiến pháp – văn bản pháp luật tối cao của nhiều quốc gia, cũng như ban hành các luật để điều chỉnh về nhân quyền này. Ở mỗi quốc gia khác nhau, do những khác biệt về lịch sử hình thành, điều kiện kinh tế – xã hội… mà quyền tự do đi lại và cư trú được quy định với nội hàm khác nhau, nhưng về cơ bản đều thể hiện được bốn nội dung của nhân quyền này là: quyền tự do lựa chọn nơi sinh sống trên lãnh thổ quốc gia; tự do đi lại trong phạm vi lãnh thổ quốc gia; tự do đi khỏi bất kỳ nước nào, kể cả nước mình; tự do trở về nước mình. Từ những quy định trong Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật cơng dân có thể nhận thức được quyền tự do đi lại và cư trú của mình. Đồng thời, mỗi cơng dân cũng có nghĩa vụ tơn trọng quyền tự do đi lại và cư trú của các chủ thể khác.

Thứ hai, về phương diện thực tiễn. Các quốc gia trên thế giới đều tạo mọi điều

kiện thuận lợi cho công dân, người nước ngoài, người khơng có quốc tịch đang sinh sống, cư trú trên lãnh thổ của mình thực hiện quyền tự do đi lại và cư trú trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Thông qua việc đảm bảo an ninh, chính trị, phát triển kinh tế… quốc gia đã tạo ra những đảm bảo cơ bản cho cá nhân thực hiện quyền tự do đi lại và cư trú trong lãnh thổ mình.

Thứ ba, hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo đảm quyền con người,

quyền tự do đi lại và cư trú giữa các quốc gia. Các quốc gia hợp tác quốc tế nhằm giúp đỡ, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau về việc đảm bảo thực hiện quyền tự do đi lại và cư trú. Do đó, mỗi quốc gia phải thường xuyên tổ chức các hoạt động trao đổi chuyên mơn giữa các Chính phủ, các trung tâm nghiên cứu nhân quyền, các học giả có kinh nghiệm về quyền con người nói chung, quyền tự do đi lại và cư trú nói riêng.

Tuy nhiên, do những điều kiện riêng biệt về chế độ chính trị, quốc phịng, an ninh, điều kiện kinh tế – xã hội, mà mỗi quốc gia có những đảm bảo khác nhau về quyền tự do đi lại và cư trú. Những quốc gia có nền kinh tế, hệ thống pháp luật phát triển sẽ có những đảm bảo về quyền tự do đi lại và cư trú tốt hơn so với những quốc gia đang phát triển và kém phát triển.

1.3.2 Những bảo đảm về thực hiện quyền tự do đi lại và cƣ trú bằng pháp luật

quốc gia

Do khn khổ khóa luận có hạn về mặt thời gian và tài liệu tham khảo nên tác giả chỉ phân tích những bảo đảm về thực hiện quyền tự do đi lại và cư trú trong pháp luật Việt Nam.

Việt Nam đang chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, một Nhà nước mà quyền con người nói chung, quyền tự do đi lại và cư trú được tơn trọng và bảo vệ. Do đó, quyền tự do đi lại và cư trú được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ghi nhận, đảm bảo thông qua những thiết chế và cơ chế cụ thể.

Thiết chế đảm bảo thực hiện quyền tự do đi lại và cư trú trong pháp luật Việt Nam. Trong Nhà nước pháp quyền, trách nhiệm bảo vệ quyền con người, quyền tự do

đi lại và cư trú trước hết thuộc về Nhà nước với hệ thống các cơ quan trên cả ba lĩnh vực: lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Đảm bảo thực hiện quyền tự do đi lại và cư trú thông qua hệ thống các cơ quan quyền lực Nhà nước. Quốc hội là cơ quan đại diện cao nhất cho ý chí, nguyện vọng của

nhân dân và là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Vì vậy, Quốc hội đóng vai trị quan trọng trong việc bảo vệ, thúc đẩy và phát triển quyền con người nói chung, quyền tự do đi lại và cư trú nói riêng. Quốc hội thực thi nhiệm vụ của mình thơng qua hoạt động ban hành Hiến pháp và pháp luật vì đây là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp34; hoạt động giám sát việc tuân thủ và thực hiện quyền tự do đi lại và cư trú trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước khác. Ở địa phương, Hội đồng nhân dân cũng đóng vai trị quan trọng trong việc bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người, trong đó có quyền tự do đi lại và cư trú vì Hội đồng nhân dân có quan hệ mật thiết với nhân dân, thường xuyên và trực tiếp quản lý các lĩnh vực kinh tế – xã hội ở địa phương.

Đảm bảo thực hiện quyền tự do đi lại và cư trú thông qua hệ thống các cơ quan hành chính Nhà nước. Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp là hệ thống cơ quan chấp

hành của cơ quan quyền lực nhà nước ở Trung ương và địa phương. Đây là hệ thống các cơ quan hành pháp, trực tiếp tổ chức và đảm bảo thực hiện quyền tự do đi lại và cư trú đã được ghi nhận trong Hiến pháp và luật thông qua việc ban hành các văn bản dưới luật có tính bắt buộc trên phạm vi cả nước hoặc ở từng địa phương. Vì vậy, hoạt động của cơ quan hành chính có mối quan hệ mật thiết đến việc thực hiện quyền tự do đi lại và cư trú trên thực tế. Do đó, cần tiến hành cải cách hành chính từ Trung ương tới địa phương, chấn chỉnh bộ máy và quy chế hoạt động của hệ thống hành chính.

Đảm bảo thực hiện quyền tự do đi lại và cư trú thông qua hệ thống các cơ quan tư pháp. Đây là những cơ quan có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ công lý, bảo vệ

công bằng, bảo vệ quyền tự do đi lại và cư trú đã được ghi nhận trong Hiến pháp và luật tránh sự vi phạm từ bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào. Hoạt động của các cơ quan này liên quan trực tiếp đến các quyền con người, quyền tự do đi lại và cư trú. Vì vậy, cần phải nâng cao hiệu quả hoạt động của các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, Cơ quan thi hành án trong lĩnh vực đảm bảo nhân quyền.

34

Cơ chế đảm bảo thực hiện quyền tự do đi lại và cư trú trong pháp luật Việt Nam gồm những nội dung sau:

Thứ nhất, đảm bảo quyền tự do đi lại và cư trú thông qua việc ban hành pháp luật. Pháp luật là công cụ để Nhà nước quản lý xã hội, đảm bảo các quyền con người; đồng thời, đây cũng là tiền đề, nền tảng pháp lý vững chắc để công dân đấu tranh bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Hệ thống pháp luật về quyền tự do đi lại và cư trú đã tương đối hoàn thiện và phản ánh đầy đủ nội dung của các văn kiện pháp lý quốc tế, đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, giao lưu, quan hệ mọi mặt giữa Việt Nam với các nước trên thế giới.

Thứ hai, đảm bảo quyền tự do đi lại và cư trú thông qua hoạt động của đội ngũ

cán bộ, công chức. Đây là những người được giao nhiệm vụ trực tiếp thực hiện pháp luật. Thông qua các hành vi của họ quyền tự do đi lại và cư trú sẽ được triển khai trên thực tế. Chính vì vậy, Nhà nước ta cần phải đào tạo đội ngũ cán bộ có năng lực, phẩm chất đạo đức tốt; chấn chỉnh tác phong làm việc, tiếp dân, kiên quyết xử lý nghiêm những cán bộ có thái độ, lời nói, cử chỉ thiếu nghiêm túc hoặc sách nhiễu, gây phiền hà cho cơ quan, tổ chức, cá nhân. Cần xây dựng chế độ trách nhiệm của cán bộ, công chức nhà nước trong q trình thực thi cơng vụ nhằm ngăn ngừa và khắc phục hiệu quả của hành vi vi phạm và lạm dụng quyền lực.

Thứ ba, đảm bảo quyền tự do đi lại và cư trú thông qua cơ chế giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước. Công tác giám sát được thực hiện bởi các cơ quan giám sát: Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Các cơ quan này sẽ xem xét báo cáo hoạt động của các cơ quan bị giám sát: cơ quan hành chính nhà nước, Cơ quan điều tra, Tòa án, Viện kiểm sát nhằm đánh giá việc tuân thủ và thực hiện pháp luật trong lĩnh vực quyền tự do đi lại và cư trú của các cơ quan này.

Thứ tư, đảm bảo quyền tự do đi lại và cư trú thông qua việc cải cách thủ tục

hành chính. Thủ tục hành chính trong lĩnh vực thực hiện quyền tự do đi lại và cư trú từng bước được cải tiến theo hướng đơn giản, công khai, dễ hiểu, dễ thực hiện, dễ kiểm

tra và giám sát. Cơ chế xin cho dần được xóa bỏ, việc thực hiện dân chủ trong việc giải quyết thủ tục về quyền tự do đi lại và cư trú ngày càng được coi trọng hơn.

Thứ năm, đảm bảo quyền tự do đi lại và cư trú thông qua hoạt động tuyên

truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về quyền con người, quyền tự do đi lại và cư trú cho người dân thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Đây là một điều kiện đảm bảo quan trọng mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã nhấn mạnh: “Coi trọng công tác giáo dục, tuyên truyền, giải thích pháp luật”, “cần sử dụng nhiều hình thức và biện pháp để giáo dục pháp luật cho toàn dân, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật”, giúp cho người dân hiểu biết và tơn trọng pháp luật, hình thành ý thức pháp luật – tơn trọng quyền của người khác cũng như biết cách bảo vệ quyền của mình khi bị xâm phạm35. Hiện nay, việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về nhân quyền đã được thực hiện bằng nhiều hình thức: báo, tạp chí, mạng Internet, phát tờ rơi, áp phích… góp phần nâng cao nhận thức của người dân về các quyền con người, quyền tự do đi lại và cư trú.

Thứ sáu, đảm bảo quyền tự do đi lại và cư trú bằng các nguồn vật chất. Một

nhân quyền cụ thể muốn thực hiện tốt thì ngồi những đảm bảo bằng hoạt động của hệ thống các cơ quan: lập pháp, hành pháp, tư pháp; hệ thống pháp luật; hoạt động của các cán bộ, cơng chức cịn cần phải có sự đảm bảo của các điều kiện vật chất. Do đó, Nhà nước cần bảo đảm nguồn ngân sách, cơ sở vật chất, đầu tư phát triển công nghệ, kỹ thuật tiên tiến phục vụ cho các hoạt động bảo vệ quyền tự do đi lại và cư trú.

Một phần của tài liệu Quyền tự do đi lại và cƣ trú trong pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)