2.1. Định giá tài sản trí tuệ trong hoạt động mua lại doanh nghiệp
2.1.2. Quy định của pháp luật Hoa Kỳ về định giá tài sản trí tuệ trong hoạt
31
Hệ thống pháp luật của Hoa Kỳ vẫn chưa có một văn bản pháp luật nào hướng dẫn về việc định giá tài sản vơ hình nói chung và định giá tài sản trí tuệ nói riêng. Hiện nay ở Hoa Kỳ chỉ có một vài hướng dẫn của các hiệp hội mang tính chất tham khảo34. Năm 2001, Hội đồng Tiêu chuẩn Tài chính Kế tốn (Finacial Accounting Standards Board) đưa ra hai bản báo cáo về những tiêu chuẩn tài chính kế tốn, trong đó có quy định về việc định giá tài sản vơ hình, tài sản trí tuệ khi sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp là Báo cáo số 141 về Hợp nhất doanh nghiệp (được sửa đổi năm 2007)35
và Báo cáo số 142 về Lợi thế thương mại và những tài sản vô hình khác36. Tiếp đó vào năm 2008, Hiệp hội định giá viên Hoa Kỳ đã ban hành Tiêu chuẩn định giá doanh nghiệp37 trong đó Tiêu chuẩn IX quy định về việc định giá tài sản vơ hình (BVS IX - Intangible Assets Valuation). Các phương pháp định giá được đưa ra cho doanh nghiệp tùy ý lựa chọn khi thực hiện việc định giá tài sản vơ hình, tài sản trí tuệ bao gồm:
Phƣơng pháp thu nhập (Income Approach): Là phương pháp định giá tài
sản trí tuệ được sử dụng phổ biến vì nó tập trung vào việc đánh giá khả năng sinh lợi của tài sản vơ hình. Phương pháp thu nhập được thừa nhận rộng rãi do đáng tin cậy trong định giá tài sản. Cách thức thực hiện của phương pháp này dựa trên cơ sở chuyển đổi các dòng thu nhập ròng trong tương lai có thể nhận được từ việc khai thác tài sản vơ hình cần định giá. Giá trị của tài sản vơ hình có thể đo được bằng giá
34 Hoàng Lan Phương (2012), “Khắc phục những bất cập của pháp luật Việt Nam về định giá tài sản trí tuệ”,
Tạp chí Chính Sách và Quản Lý Khoa Học và Công Nghệ, tập 1, (02), tr. 62.
35 “Statement of Financial Accounting Standards No.141 (revised 2007) Business Corporation”, Financial Accounting Standards Board,
[http://www.fasb.org/jsp/FASB/Document_C/DocumentPage?cid=1218220124931&acceptedDisclaimer=tru e] (truy cập ngày 02/7/2015)
36 “Statement of Financial Accounting Standards No.142 Goodwill and other intangible Assets”, Financial Accounting Standards Board,
[http://www.fasb.org/jsp/FASB/Document_C/DocumentPage?cid=1218220124961&acceptedDisclaimer=tru e], (truy cập ngày 02/7/2015)
37 “ASA Business Valuation Standards”, [www.appraisers.org/docs/default.../bv-standards.pdf?...0],
32
trị hiện tại của lợi nhuận rịng với giả định là tài sản vơ hình có thể tạo ra thu nhập. Về cơ bản, phương pháp này tập trung vào nguồn thu nhập ước tính mà chủ thể của quyền sở hữu trí tuệ mong muốn nhận được trong thời gian có hiệu lực của quyền sở hữu trí tuệ, vì vậy phương pháp này sử dụng khấu hao nguồn tiền mặt để tạo ra giá trị hiện tại cho nguồn thu nhập tương lai. Khi sử dụng phương pháp này, việc xác định giá thường được dựa vào kế hoạch kinh doanh, tiếp thị, các dữ liệu sẵn có và các nguồn tham khảo bên ngoài của chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ. Các chuyên gia định giá giả định thu nhập kinh tế được tạo ra bởi duy nhất quyền sở hữu trí tuệ trong một khoảng thời gian không liên tục – thường được biết đến là thời gian tồn tại hữu ích (Remaining Useful Life – RUL) cũng như bất kỳ giá trị dôi ra sau thời gian tồn tại hữu ích.Thời gian tồn tại hữu ích được xem là một trong những thuộc tính khó trong việc định giá khi sử dụng phương pháp tiếp cận thu nhập. Tuy nhiên, nó lại là một trong những nhân tố có ý nghĩa quyết định trong việc định giá quyền sở hữu trí tuệ. Quyền sở hữu trí tuệ nào có thời gian tồn tại hữu ích dài hơn sẽ được định giá cao hơn những quyền sở hữu trí tuệ có thời gian tồn tại hữu ích ngắn hơn. Thời gian tồn tại hữu ích sẽ khác nhau dựa trên loại đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ được xem xét. Ví dụ bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết hai mươi năm kể từ ngày nộp đơn38. Kết thúc thời hạn bảo hộ của sáng chế, mọi cá nhân, doanh nghiệp có thể tự do sao chép kiểu dáng và phương pháp của chủ sở hữu sáng chế đó mà khơng bị chống lại bởi chủ sở hữu của sáng chế. Quyền tác giả cũng có thời gian tồn tại hữu ích sau khi tác giả qua đời. Bí mật kinh doanh, chẳng hạn như công thức của Coca Cola có một thời hạn tồn tại hữu ích khơng rõ ràng nếu cơng thức này vẫn cịn được bảo mật. Trong trường hợp thích hợp, chuyên gia định giá cũng sẽ xem xét một vài giá trị sở hữu trí tuệ dơi ra sau khoảng thời gian tồn tại hữu ích. Sau khi khoảng thời gian tồn tại hữu ích chấm dứt, có thể có một vài giá trị sở hữu trí tuệ dơi ra bởi các yếu tố thị trường. Ví dụ, một nhãn hiệu của một doanh nghiệp bị phá sản có thể có giá trị mặc dù doanh nghiệp khơng cịn hoạt động nữa. Chun gia định giá xác định giá trị dơi ra có thể giảm
33
xuống bằng 0 sau 05 năm. Trong trường hợp này, việc tính tốn dịng tiền mặt giảm trong vòng 05 năm sau thời gian tồn tại hữu ích, chiết khấu xuống giá trị hiện tại và thêm vào giá trị của dịng tiền mặt được tính tốn thơng qua thời gian tồn tại hữu ích.
Phƣơng pháp tiếp cận thị trƣờng (Market Approach): Phương pháp này
xác định giá trị của tài sản trí tuệ bằng việc phân tích các giao dịch thị trường có khả năng so sánh giữa tài sản trí tuệ này với những tài sản trí tuệ tương tự khác. Tính tương tự ở đây được thể hiện thông qua việc sử dụng, các đặc điểm về cơng nghệ, chi tiết, tính năng và các quyền sở hữu trí tuệ đối với tài sản trí tuệ, sự nhận thức của cơng chúng về tài sản trí tuệ trên thị trường hoặc tài sản trí tuệ được giao dịch trong những trường hợp tương tự. Khó khăn gặp phải khi áp dụng cách thức này chính là giá trị của các giao dịch về tài sản trí tuệ trên thị trường thường không được cơng khai dẫn đến việc tìm kiếm một đối tượng sở hữu trí tuệ tương tự để tiến hành so sánh thường là bất khả thi. Ngoài ra, đối với các giao dịch liên quan đến mua lại doanh nghiệp là mua bán tài sản của doanh nghiệp hoặc mua chứng khốn của cơng ty có sở hữu tài sản trí tuệ thường gây ra khó khăn cho người bán và người mua bởi việc phân định giữa tài sản hữu hình và tài sản vơ hình rất mong manh và thường bị gộp chung lại thành một giá bán tài sản nhất định39.
Phƣơng pháp chi phí (Cost Approach): Là phương pháp định giá dựa trên
cơ sở chi phí tạo ra một tài sản vơ hình tương tự tài sản cần định giá để ước tính giá trị thị trường của tài sản cần định giá. Sử dụng phương pháp này, người ta hoặc là xác định và tổng hợp các chi phí q khứ đã phát sinh trong q trình tạo dựng và phát triển tài sản trí tuệ, tổng chi phí được coi như giá trị của tài sản vơ hình đó hoặc là xác định và tổng hợp các chi phí cần thiết để tạo ra một tài sản vơ hình có khả năng đem lại lợi nhuận trong tương lai giống như tài sản đang được định giá40. Phương pháp dựa vào chi phí rất hữu ích khi xem xét các quyền sở hữu trí tuệ có
39 Vũ Anh Thư (2014), “Định giá tài sản sở hữu trí tuệ trong giao dịch dân sự”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp,
15 (271), tr.51.
34
trong các tài sản vơ hình như phần mềm máy tính, bản vẽ kỹ thuật, kiểu dáng bao bì và mạng lưới phân phối. Tuy nhiên trong hoạt động mua lại doanh nghiệp, phương pháp chi phí khơng được sử dụng trong định giá quyền sở hữu trí tuệ là sáng chế và bí mật kinh doanh do khó xác định các chi phí đầu tư tạo nên quyền sở hữu trí tuệ như tiềm năng thu nhập kinh tế trong tương lai, tính chất kịp thời của thị trường và lợi nhuận tiềm năng41. Ví dụ Nike đã chi ra 35 USD vào những năm 1970 để mua biểu tượng “swoosh” (biểu tượng dấu ngoắc phẩy) mà ngày nay được gắn lên tất cả các sản phẩm của Nike. Biểu tượng “swoosh” nhanh chóng được nhận diện trên tồn thế giới. Nike khơng cịn gắn dịng chữ “Nike” gần biểu tượng swoosh nữa vì cơng chúng đều biết rất rõ ý nghĩa của biểu tượng này. Vì vậy, biểu tượng này đáng giá hơn rất nhiều so với cái giá mà Nike bỏ ra để mua nó42
. Bất chấp các vấn đề liên quan đến việc tiếp cận chi phí để hình thành nên giá trị, trong một vài trường hợp nhất định, phương pháp chi phí vẫn có thể cho ra kết quả tốt, chẳng hạn như xác định giá trị của nhãn hiệu và chi phí để thay đổi từ nhãn hiệu này sang nhãn hiệu khác trong giao dịch M&A43.
Liên hệ với pháp luật Việt Nam, hiện có nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định về định giá tài sản trí tuệ như Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi bổ sung năm 2014), Luật Doanh nghiệp năm 2014, Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25 tháng 4 năm 2013 hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành (sau đây gọi tắt là Thông tư 45/2013/TT-BTC), Thông tư 127/2014/TT-BTC ngày 05 tháng 09 năm 2014 hướng dẫn xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp khi thực hiện chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành (sau đây gọi tắt là Thông tư 127/2014/TT-BTC), Thông tư liên tịch
41
Shigeki Kamiyama - Jerry Sheehan - Catalina Martinez, “Valuation and exploitation of intellectual property”, Organisation for Economic Co-operation and Development, [www.oecd.org/sti/sci-
tech/37031481.pdf] (truy cập ngày 19/7/2015)
42 “Swoosh”, Wikipedia, [https://en.wikipedia.org/wiki/Swoosh] (truy cập ngày 16/7/2015)
35
39/2014/TTLT-BKHCN-BTC, Văn bản hợp nhất 02/VBHN-BKHCN năm 2014 ngày 31 tháng 12 năm 2014 hợp nhất Nghị định quy định và hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu cơng nghiệp do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 04 về tài sản cố định vơ hình được ban hành và cơng bố theo Quyết định 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính (Chuẩn mực kế tốn số 04)... Mặc dù có khá nhiều văn bản quy định về hoạt động định giá tài sản trí tuệ nhưng tựu chung lại khơng có văn bản pháp luật nào đưa ra các phương pháp cụ thể nhằm định giá tài sản trí tuệ (ngoại trừ Thơng tư liên tịch 39/2014/TTLT-BKHCN-BTC đã đưa ra ba phương pháp định giá tài sản trí tuệ là phương pháp định giá theo cách tiếp cận từ chi phí, phương pháp định giá theo cách tiếp cận từ thị trường và phương pháp định giá theo cách tiếp cận từ thu nhập. Tuy nhiên các phương pháp này chỉ áp dụng cho các tài sản trí tuệ sử dụng Ngân sách Nhà nước) mà chỉ đưa ra các quy định mang tính chất chung và nguyên tắc về cách thức tính tốn (dựa trên sổ sách) của tài sản vơ hình, trong đó có cả tài sản trí tuệ. Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 và các Nghị định hướng dẫn thi hành là những văn bản pháp luật chuyên ngành về lĩnh vực sở hữu trí tuệ cũng chưa đưa ra bất kỳ một quy định nào liên quan đến vấn đề định giá các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ.
2.2. Chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động mua lại doanh nghiệp 2.2.1. Khái niệm chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động mua lại
doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam
Nhìn vào cách quy định của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 có thể kết luận khái niệm “chuyển giao” bao gồm chuyển nhượng quyền sở hữu và chuyển quyền sử dụng. Mặc dù Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 khơng đưa ra khái niệm như thế nào được xem là hoạt động chuyển giao nhưng cách thức quy định nội dung các chương lại cho phép hiểu điều này. Cụ thể, tại tiêu đề của Chương IV là chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan có hai mục là Mục 1 về chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan và Mục 2 về chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan. Tiếp đến Chương X quy định về chuyển giao quyền sở hữu cơng nghiệp cũng có Mục 1 là chuyển nhượng quyền sở hữu cơng nghiệp và Mục 2 là chuyển quyền sử
36
dụng đối tượng sở hữu công nghiệp. Cuối cùng, Chương XV về chuyển giao quyền đối với giống cây trồng có Điều 192 nói về chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng và Điều 194 về chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng. Ngoài cách hiểu về chuyển giao gồm hai hoạt động như trên trong Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009, Luật Chuyển giao công nghệ số 80/2006/QH11 đã được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2006, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2007 (sau đây gọi tắt là Luật Chuyển giao công nghệ năm 2006) đã đưa ra khái niệm chuyển giao công nghệ tại Khoản 8 Điều 3 như sau: “Chuyển giao công nghệ là chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng một phần hoặc tồn bộ cơng nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ”. Như vậy, theo Luật
Chuyển giao công nghệ năm 2006 thì chuyển giao cũng bao gồm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng (một phần hoặc toàn bộ). Tuy nhiên phạm vi của khóa luận là nghiên cứu về hoạt động mua lại doanh nghiệp, cụ thể ở đây là việc chuyển nhượng quyền sở hữu (bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt) đối với tài sản trí tuệ từ doanh nghiệp sở hữu tài sản trí tuệ này sang cho một doanh nghiệp khác. Do đó, khái niệm “chuyển giao” tài sản trí tuệ trong phạm vi khóa luận chỉ xoay quanh hoạt động chuyển nhượng quyền sở hữu các tài sản là đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ mà thơi.
Hoạt động chuyển giao tài sản trí tuệ hay hoạt động chuyển nhượng quyền sở hữu được áp dụng với quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, nhãn hiệu, bí mật kinh doanh được xem là một trong các hình thức thương mại hóa quyền sở hữu trí tuệ44. Khái niệm chuyển giao tài sản trí tuệ trong hoạt động mua lại doanh nghiệp có thể được hiểu như sau:
Chuyển giao tài sản trí tuệ trong hoạt động mua lại doanh nghiệp là việc doanh nghiệp chuyển nhượng quyền sở hữu của mình (sau đây gọi là doanh nghiệp bị kiểm sốt) đối với quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, nhãn hiệu, bí mật kinh doanh cho một doanh nghiệp khác (sau đây gọi là doanh nghiệp kiểm
44 Hoàng Lan Phương (2011), Pháp luật Việt Nam về thương mại hóa quyền Sở hữu trí tuệ, Đại học Khoa
37
sốt) mà giá trị của tài sản trí tuệ đó giúp doanh nghiệp kiểm sốt đủ chiếm được trên 50% quyền bỏ phiếu tại Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị hoặc ở mức mà theo quy định của pháp luật hoặc điều lệ của doanh nghiệp bị kiểm soát đủ để doanh nghiệp kiểm sốt chi phối các chính sách tài chính và hoạt động của doanh nghiệp bị kiểm soát nhằm thu được lợi ích kinh tế từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bị kiểm soát.
2.2.2. Quy định của pháp luật Hoa Kỳ và Việt Nam về chuyển giao tài sản trí tuệ trong hoạt động mua lại doanh nghiệp
2.2.2.1. Quy định của pháp luật Hoa Kỳ và Việt Nam về chuyển giao quyền tác giả
Copyright Law of United States (Luật Quyền tác giả Hợp chủng quốc Hoa Kỳ) định nghĩa việc chuyển nhượng quyền sở hữu đối với quyền tác giả là “sự chuyển giao, cầm cố, cấp giấy phép sử dụng độc quyền hoặc bất kỳ một hình thức chuyển quyền sở hữu, sang tên, bán quyền tác giả nào khác hoặc về bất kỳ một quyền độc