0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Một số nội dung quy định của pháp luật về phí bảo hiểm tài sản

Một phần của tài liệu QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ PHÍ BẢO HIỂM TÀI SẢN THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (2) (Trang 35 -35 )

2.1.1.1 Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể khi tham gia quan hệ bảo hiểm tài sản

Quan hệ hợp đồng bảo hiểm tài sản là một dạng quan hệ hợp đồng dân sự làm phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự giữa các bên chủ thể. Nhƣ vậy, khi ngƣời mua bảo hiểm và DNBH giao kết hợp đồng với nhau thì giữa hai bên chủ thể này cũng phát sinh những quyền và nghĩa vụ tƣơng ứng. Hiện nay, pháp luật bảo hiểm chƣa có những quy định riêng về quyền và nghĩa vụ của từng loại hợp đồng bảo hiểm cụ thể mà chỉ quy định chung ở chƣơng II của Luật, là những quy định chung về hợp đồng bảo hiểm. Xuất phát từ bản chất chung của bảo hiểm là chia sẻ rủi ro bằng việc lấy sự đóng góp của cộng đồng để bù đắp những tổn thất của số ít. Có nghĩa là khi tham gia bất cứ một quan hệ bảo hiểm này thì các chủ thế tham gia đều phải tuân thủ theo những quy định chung của Luật. Ở đây, vì tính chất có hạn của đề tài nên tác giả chỉ trình bày một số nội dung về quyền và nghĩa vụ liên quan đến phí bảo hiểm tài sản.

a) Quyền và nghĩa vụ của DNBH: ● Quyền của DNBH

- Thu phí bảo hiểm tài sản theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm tài sản Luật KDBH năm 2000 quy định cụ thể tại điểm a khoản 1 Điều 17: DNBH có

quyền “thu phí bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm”. Bản chất của

quyền này thì tác giả đã phân tích khá cụ thể tại mục 1.3.3. Việc thu phí của DNBH vừa để bù đắp chi phí của DN vừa là điều kiện để DNBH tạo lập nên quỹ tài chính nhằm đảm bảo việc bồi thƣờng hay chỉ trả bảo hiểm cho ngƣời mua bảo hiểm theo đúng cam kết đã thỏa thuận.

- Đơn phƣơng đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm tài sản trong những trƣờng

hợp sau:

Thứ nhất, khi bên mua bảo hiểm có một trong số các hành vi: cố ý cung cấp

thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm để đƣợc trả tiền bảo hiểm hoặc

đƣợc bồi thƣờng; không thực hiện các nghĩa vụ cung cấp thông tin cho DNBH23

. Việc thiết lập nên các giao dịch dân sự chủ yếu dựa trên sự thỏa thuận giữa các bên trên nguyên tắc trung thực, tôn trọng ý chí và sự tự nguyện giữa các chủ thể. Nguyên tắc này đƣợc quán triệt rất rõ trong BLDS 2005, cụ thể, tại Điều 389 BLDS

23

30

2005 quy định: “Việc giao kết hợp đồng dân sự phải tuân theo các nguyên tắc sau đây:

- Tự do giao kết hợp đồng nhƣng không đƣợc trái pháp luật, đạo đức xã hội; - Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng.”

Nguyên tắc trung thực rất quan trọng trong việc thiết lập nên các giao dịch dân sự. Đặc biệt là trong quan hệ bảo hiểm tài sản. Đặc trƣng của quan hệ bảo hiểm tài sản đó là đối tƣợng mà các bên hƣớng đến trong hợp đồng là lời hứa, lời cam kết về việc chia sẻ những rủi ro có thể xảy ra trong tƣơng lai. Tuy nhiên, với tƣ cách là chủ sở hữu hoặc ngƣời chiếm giữ hợp pháp tài sản, để tuân thủ nguyên tắc trung thực tuyệt đối, ngƣời mua bảo hiểm phải có trách nhiệm khai báo cho doanh nghiệp bảo hiểm biết về mọi yếu tố liên quan đến đối tƣợng bảo hiểm. Việc đƣa ra mức phí bảo hiểm tài sản để các bên thỏa thuận dựa trên sự tính tốn của DNBH nhƣng việc này gần nhƣ phụ thuộc hồn tồn vào những thơng tin do ngƣời mua bảo hiểm cung cấp để xét đoán mức độ rủi ro.

Đối với hành vi cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm để để đƣợc trả tiền bảo hiểm hoặc đƣợc bồi thƣờng. Ngay từ mục đích ban đầu về việc giao kết hợp đồng thì các bên chủ thể đã khơng thể thống nhất ý chí, khi mà mục đích của bên mua bảo hiểm trái ngƣợc hoàn toàn với bản chất của quan hệ bảo hiểm tài sản. Với việc thiết lập nên quan hệ bảo hiểm tài sản, bên mua bảo hiểm sẽ đƣợc chuyển giao những rủi ro về quyền lợi tài chính đối với tài sản của mình nếu nhƣ tài sản gặp những tổn thất trong tƣơng lai. Và khi đó, DNBH sẽ trở thành chủ thể gánh chịu hết những thiệt hại đó và tiến hành bồi thƣờng hoặc chi trả bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm. Nhƣ vậy, mục đích của bên mua bảo hiểm là đƣợc đảm bảo các quyền lợi về tài chính đối với tài sản. Và họ chỉ đƣợc DNBH chi trả hoặc bồi thƣờng bảo hiểm khi có tổn thất bảo hiểm xảy ra trên thực tế mà thôi. Với hành vi cố ý cung cấp sai thông tin nhằm giao kết hợp đồng để đƣợc trả tiền bồi thƣơng hoặc đƣợc bồi thƣờng thì đây chính là hành vi trục lợi bảo hiểm. DNBH có quyền đơn phƣơng đình chỉ thực hiện HĐBH tài sản trong trƣờng hợp này.

Đối với hành vi không thực hiện các nghĩa vụ cung cấp thông tin cho DNBH. Nghĩa vụ cung cấp thông tin ở đây chính là “thơng báo những trƣờng hợp có thể làm tăng rủi ro hoặc làm phát sinh thêm trách nhiệm của DNBH trong quá trình thực hiện hợp đồng theo yêu cầu của DNBH”24. Hợp đồng đã đƣợc giao kết, trách nhiệm bảo hiểm của DNBH đã phát sinh và cùng với đó là các bên phải thực hiện những nghĩa vụ theo thỏa thuận của hợp đồng. Nhƣ vậy, nếu bên mua bảo hiểm vi phạm nghĩa vụ thông báo theo yêu cầu đồng thời thể hiện sự thiếu hợp tác khi tham gia thực hiện hợp đồng thì DNBH có quyền đơn phƣơng đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm tài sản.

24

31

Trong các trƣờng hợp này, DNBH vẫn có quyền thu phí bảo hiểm đến thời điểm đình chỉ hợp đồng. Bởi lẽ, việc khai báo khơng trung thực là hành vi cố ý của bên mua bảo hiểm dù đó là hành vi trục lợi bảo hiểm hay vi phạm nghĩa vụ hợp đồng. Còn đối với DNBH, vì việc đơn phƣơng đình chỉ thực hiện hợp đồng này là xuất phát từ lỗi của bên khách hàng mà không phải lỗi thuộc về DNBH nên việc thu phí bảo hiểm ở đây chính là sự bù đắp cho những chi phí mà DNBH đã bỏ ra để hoạt động trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Thứ hai, “khi có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm, dẫn

đến tăng các rủi ro được bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền tính lại phí bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm. Trong trường hợp bên mua bảo hiểm khơng chấp nhận tăng phí bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm, nhưng phải thông báo ngay bằng văn bản cho bên mua bảo hiểm”25.

Kinh doanh bảo hiểm tài sản là kinh doanh những rủi ro đối với tài sản trong tƣơng lai. Nhƣ vậy, ngay tại thời điểm giao kết hợp đồng các bên đều không chắn chắn về “sản phẩm bảo hiểm”, bởi vì rủi ro là sự may rủi, nó có thể xảy ra hoặc khơng xảy ra trong tƣơng lai. Trong thời gian thực hiện hợp đồng không thể tránh khỏi những phát sinh bất ngờ mà tại thời điểm thỏa thuận để tiến hành giao kết hợp đồng, các bên khơng dự đốn trƣớc đƣợc. Ví dụ: sự hao tổn tài sản hoặc thay đổi cách thức hoạt động kinh doanh. Những sự thay đổi này làm tăng khả năng xảy ra các rủi ro tức là những rủi ro mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm tài sản dễ xảy ra hơn so với những dự kiến ban đầu thì khi đó, DNBH có quyền tính lại phí bảo hiểm cho thời gian cịn lại của hợp đơng. Cần lƣu ý rằng, việc gia tăng các rủi ro là điều chắc chắn sẽ xảy ra thì DNBH mới có quyền tính lại phí bảo hiểm tài sản. Đối với bên tham gia bảo hiểm, mục đích khi tham gia quan hệ bảo hiểm tài sản là nhằm chuyển giao rủi ro về quyền lợi tài chính của tài sản (mà họ là chủ sở hữu hay ngƣời chiếm giữ hợp pháp) đối với những rủi ro có thể xảy ra trong tƣơng lai. Khi có thiệt hại xảy ra trên thực tế thì DNBH sẽ là chủ thể gánh chịu hết những tổn thất thay cho bên mua bảo hiểm, nên nghĩa vụ của ngƣời mua bảo hiểm là cần phải trả phí bảo hiểm tài sản phù hợp với những nguy cơ có thể rủi ro. Khi thỏa thuận để giao kết hợp đồng, nguy cơ về rủi ro chƣa đƣợc phát hiện nên mức phí bảo hiểm tài sản mà hai bên thỏa thuận chỉ phù hợp với thời điểm đó. Tuy nhiên, khi có những yếu tố làm thay đổi cơ sở tính phí bảo hiểm làm tăng khả năng xảy ra các rủi ro, tài sản của họ càng dễ dàng bị hƣ hại và quyền lợi tài chính của họ dễ bị thiệt hại hơn thì việc cần trả thêm phí bảo hiểm trong thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm tài sản cho DNBH là điều dễ hiểu.

Quan hệ dân sự về bảo hiểm tài sản là quan hệ về quyền và nghĩa vụ. Khi đƣợc hƣởng những quyền lợi nhất định theo hợp đồng thì đồng thời chủ thể cũng phải thực

25

32

hiện những nghĩa vụ tƣơng ứng. Trƣờng hợp này, trong thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm tài sản vì khả năng xảy ra rủi ro sẽ cao hơn nên nghĩa vụ chi trả hoặc bồi thƣờng bảo hiểm của DNBH cũng vì thế mà nhiều hơn so với những gì đã thỏa thuận trƣớc đó; nhƣ vậy quyền lợi đƣợc trả phí bảo hiểm tài sản của họ cũng phải đƣợc nâng cao hơn so với thời điểm giao kết hợp đồng. Mặt khác, trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm, DNBH cũng cần phải bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp mình, họ khơng thể thu những khoản phí bảo hiểm tài sản thấp hơn so với khả năng xảy ra rủi ro vì khả năng bù lỗ trong trƣờng hợp này là rất cao. Nhƣ vậy, nếu nhƣ bên mua bảo hiểm khơng chấp nhận việc tăng phí bảo hiểm, tức là sự thiện chí khi giao kết hợp đồng bảo hiểm tài sản khơng cịn do lỗi của bên mua bảo hiểm nên DNBH có quyền đơn phƣơng đình chỉ thực hiện hợp đồng nhƣng cần phải thông báo bằng văn bản cho bên mua bảo hiểm đƣợc biết.

Thứ ba, khi bên mua bảo hiểm vi phạm nghĩa vụ áp dụng các biện pháp đề

phòng tổn thất. Tác giả sẽ trình bày rõ hơn phần này trong phần nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm.

b) Quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm ● Quyền của bên mua bảo hiểm

- Đơn phƣơng đình chỉ hợp đồng bảo hiểm tài sản, nếu:

Thứ nhất, phát hiện DNBH cố ý cung cấp thông tin sai sự thật giao kết hợp

đồng bảo hiểm26.

Nhƣ đã phân tích ở phần trên, nguyên tắc trung thực là một nguyên tắc rất quan trọng trong việc giao kết các hợp đồng dân sự, trong đó có hợp đồng bảo hiểm tài sản. Khi tiến hành giao kết hợp đồng, mỗi bên đều có những mục đích hƣớng tới cho riêng mình. Tuy nhiên để có thể đạt đƣợc mục đích khi giao kết thì mỗi bên cần phải tỏ rõ thiện chí cũng nhƣ sự tự nguyện của mình để đi tới một thỏa thuận. Trong quan hệ bảo hiểm tài sản, khi bên mua bảo hiểm cố tình cung cấp thơng tin sai nhằm mục đích trục lợi bảo hiểm thì DNBH có quyền đơn phƣơng đình chỉ thực hiện hợp đồng và đƣợc phép thu phí đến thời điểm đình chỉ; thì tƣơng tự, đối với bên mua bảo hiểm cũng có quyền đơn phƣơng đình chỉ thực hiện hợp đồng nếu phát hiện sự không trung thực khi cung cấp thông tin của DNBH. Bên mua bảo hiểm là bên nắm rõ thông tin về tài sản của mình cũng nhƣ là bên có khả năng dự liệu đƣợc những rủi ro có thể xảy ra thơng tin nên nghĩa vụ cung cấp thông tin của họ rất quan trọng và là yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng tiếp tục thực hiện hợp đồng. Và cũng tƣơng tự nhƣ thế đối với nghĩa vụ cung cấp thơng tin của DNBH. Để có thể tiến hành hoạt động kinh doanh bảo hiểm nói chung và bảo hiểm tài sản nói riêng, những chủ thể hoạt động trong lĩnh

26

33

vực này cần phải có trình độ chuyện mơn cũng nhƣ mức độ am hiểu sâu sắc đối với ngành nghề mà mình đang tiến hành kinh doanh. Hơn nữa, việc xác định phí bảo hiểm tài sản là do bên DNBH quyết định những mức phí cụ thể dựa trên chi phí thực tế và chi phí dự tính, bằng cách dựa trên số liệu cụ thể trong quá khứ cũng nhƣ việc nghiên cứu thị trƣờng để đƣa ra giá cả phù hợp nhất với khách hàng. Mục đích của bên mua bảo hiểm khi tham gia giao kết hợp đồng là nhằm đảm bảo cao nhất quyền lợi về tài chính đối với tài sản của mình đối với những rủi ro xảy ra trong tƣơng lai, do vậy, DNBH cần phải đƣa ra những cam kết tốt nhất nhằm đảm bảo cao nhất quyền lợi của khách hàng. Do đó, DNBH cần phải cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm27. Nếu nhƣ DNBH vi phạm nghĩa vụ trên, bên mua bảo hiểm có quyền đơn phƣơng đình chỉ thực hiện hợp đồng và khi đó, DNBH sẽ phải bồi thƣờng thiệt hại phát sinh cho bên mua bảo hiểm do việc cung cấp thông tin sai sự thật.

Thứ hai, “khi có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm, dẫn

đến giảm các rủi ro được bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giảm phí bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm. Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không chấp nhận giảm phí bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm, nhưng phải thông báo ngay bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm”28.

Việc cung cấp thông tin về tài sản cho DNBH là nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm. Khi tiến hành giao kết hợp đồng, hai bên chủ thể cùng trao đổi thông tin để giao kết hợp đồng thuận lợi nhất. Nhƣng tại thời điểm đó, vì chƣa nắm rõ đƣợc những rủi ro có thể xảy ra mà bên mua bảo hiểm đã đƣa ra những thỏa thuận về rủi ro cao hơn khả năng phát sinh rủi ro trên thực tế. Nếu trong tƣơng lai, có những yếu tố tác động làm giảm khả năng xảy ra rủi ro làm thay đổi tỷ lệ phí bảo hiểm, dẫn đến việc giảm mức phí bảo hiểm tài sản; thì khi đó, bên mua bảo hiểm có quyền yêu cầu DNBH giảm phí cho thời gian cịn lại của hợp đồng. Vì mức phí mà họ bỏ ra cần phải xứng đáng với mức độ đảm bảo rủi ro. Khi tham gia bảo hiểm tài sản, khách hàng muốn chuyển giao rủi ro của mình sang cho DNBH bằng cách đóng phí bảo hiểm tài sản. Nếu nhƣ khả năng xảy ra rủi ro bị hạn chế thì việc cần phải tính lại mức phí bảo hiểm tài sản, cụ thể là cần phải giảm mức phí bảo hiểm là cần thiết nhằm đảm bảo cho quyền lợi của khách hàng tham gia bảo hiểm. Nếu nhƣ DNBH không chấp nhận yêu cầu trên, DNBH thể hiện sự không thừa nhận với những quyết định của bên mua bảo hiểm. Việc giao kết hợp đồng giữa hai chủ thể khơng cịn hƣớng đến một mục tiêu chung, khi đó bên mua bảo hiểm có quyền đơn phƣơng đình chỉ thực hiện hợp đồng và cần phải thông báo ngay cho DNBH bằng văn bản.

Một phần của tài liệu QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ PHÍ BẢO HIỂM TÀI SẢN THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (2) (Trang 35 -35 )

×