0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Thực tiễn áp dụng pháp luật về phí bảo hiểm tài sản

Một phần của tài liệu QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ PHÍ BẢO HIỂM TÀI SẢN THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (2) (Trang 48 -48 )

2.2.1 Tổng quan thị trƣờng bảo hiểm tài sản trong những năm gần đây

Hoạt động kinh doanh bảo hiểm nói chung và bảo hiểm tài sản nói riêng khơng phải là một lĩnh vực kinh doanh mới xuất hiện trên thế giới nhƣng ở Việt Nam, chỉ từ khi Chính phủ ban hành Nghị định 100/CP ngày 18 tháng 12 năm 1993 thì bảo hiểm tài sản mới chính thức đƣợc hình thành. So với những ngành nghề kinh doanh khác thì bảo hiểm tài sản là ngành nghề tƣơng đối non trẻ, nhƣng trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển thì bảo hiểm đang ngày càng thể hiện vai trị quan trọng của nó vào sự nghiệp phát triển nền kinh tế quốc dân thông qua chỉ số GDP mà ngành bảo hiểm tài sản đóng góp và cơ hội việc làm mà ngành bảo hiểm tài sản này tạo ra. Với bản chất là chia sẻ rủi ro về tài sản của một số ít bộ phận trong cộng đồng, bảo hiểm tài sản sẽ bảo vệ quyền lợi tài chính về tài sản những chủ thể mua bảo hiểm nếu họ gặp những rủi ro xảy ra trong tƣơng lai. Ngành bảo hiểm tài sản thực sự đóng một vai trò quan trọng trong việc bù đắp thiệt hại, ổn định sản xuất và đời sống, hỗ trợ tái thiết nền kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh xã hội.

43

Mức tăng trƣởng doanh thu phí bảo hiểm của ngành từ 1993 đến 2004 là 38%/năm. Đóng góp của doanh thu phí bảo hiểm vào GDP cũng có tăng trƣởng đáng

kể. Từ 0,37% năm 1993 tăng lên 2,13% vào cuối năm 200636. Năm 2012 vừa qua, nền

kinh tế Việt Nam tiếp tục phải đối mặt với hệ quả bất ổn kinh tế vĩ mô trong nội tại và ảnh hƣởng của khủng hoảng tài chính, nợ cơng châu Âu…Tuy nhiên, theo Cục Quản lý và giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính), 8 tháng đầu năm 2012, tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc của thị trƣờng phi nhân thọ ƣớc đạt 14.919 tỷ đồng, tăng 12,9% so với cùng kỳ năm 201137.

Bảng 1: Tăng trƣởng doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ theo năm38

Theo bảng số liệu này, nghiệp vụ bảo hiểm nông nghiệp là nghiệp vụ mang lại doanh thu phí bảo hiểm tài sản lớn nhất cho DNBH. Lý giải cho sự phát triển này đó là việc thí điểm bảo hiểm nông nghiệp theo Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 01/3/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ. Văn bản mới này đã tạo điều kiện hơn cho việc nơng dân có cơ hội tiếp xúc với gói sản phẩm bảo hiểm nơng nghiệp mới, hỗ trợ cho ngƣời sản xuất nông nghiệp chủ động khắc phục và bù đắp thiệt hại tài chính do hậu 36 https://sites.google.com/site/loiichbaohiem/bao-hiem-viet-nam/nganh-bao-hiem-viet-nam-dang-o-dau Cập nhật ngày 25/06/2013 37 http://tinnhanhchungkhoan.vn/GL/N/CIFJHH/bao-hiem-phi-nhan-tho-tang-truong-cao-ma-van-lo.html Cập nhật ngày 16-10-2012 07:19:03 38 http://tinnhanhchungkhoan.vn/GL/N/DJEGJC/thi-truong-bao-hiem-qua-nhung-con-so.html Cập nhật ngày 13-06-2013 14:16:49

44

quả của thiên tai, dịch bệnh gây ra, góp phần bảo đảm ổn định an sinh xã hội nông thôn, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp.39

Để hiểu rõ thêm về cơ cấu thị trƣờng nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ, có thể quan sát biểu đồ sau:

Nhƣ vậy, doanh thu phí bảo hiểm tài sản, bảo hiểm nơng nghiệp chiếm tỷ lệ rất cao trong cơ cấu doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ. Điều này thể hiện sự phát triển cũng nhƣ khả năng cạnh tranh rất cao của nghiệp vụ này trong thị trƣờng bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng và thị trƣờng bảo hiểm nói chung.

Thị phần DNBH trên thị trƣờng bảo hiểm phi nhân thọ cũng có nhiều biến động, điển hình là sự tăng trƣởng của nhiều DNBH nhƣng bên cạnh đó, với sức ép từ nền kinh tế thế giới cùng với những chiến lƣợc kinh doanh chƣa phù hợp với tình hình kinh doanh thực tế mà một số DNBH phi nhân thọ có tăng trƣởng âm.

Theo Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, trong quý I/2012, có 5/29 DN bảo hiểm phi

nhân thọ có tăng trƣởng âm doanh thu bảo hiểm gốc trên 10% so với cùng kỳ năm ngối.

Trong đó, Bảo hiểm Phú Hƣng sụt giảm mạnh nhất, lên tới 37,13% so với cùng kỳ năm ngối, chỉ đạt 779 triệu đồng doanh thu phí (trong khi cùng kỳ đạt 1,239 tỷ đồng). Ở vị trí thứ 2, Bảo Ngân cũng sụt giảm 36,50% doanh thu phí, đạt 16, 807 tỷ

45

đồng (trong khi cùng kỳ đạt 26,469 tỷ đồng).Tiếp đến là Bảo hiểm Hàng Không, đạt 99,944 tỷ đồng doanh thu phí (trong khi cùng kỳ đạt 155,103 tỷ đồng). Bảo hiểm Bảo Long cũng giảm 31,35%, đạt 61,327 tỷ đồng (năm ngối đạt 89,329 tỷ đồng). Ngồi ra, với 61,356 tỷ đồng doanh thu phí đạt đƣợc, Bảo hiểm Viễn Đông đã sụt giảm 24,67% (năm ngoái đạt 81,455 tỷ đồng).

Nhƣ vậy, các DNBH có mức tăng trƣởng âm đều rơi vào top DN có thị phần nhỏ nhất thị trƣờng. Phú Hƣng giữ thị phần ít nhất thị trƣờng với 0,01%. Bảo Ngân nắm 0,27%. Hàng Khơng nắm 1,61%. Cịn Bảo Long và Viễn Đông cùng nắm giữ 0,99% thị phần40

.

Có thể quan sát kỹ hơn thị phần của các DNBH theo biểu đồ sau:

2.2.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật về phí bảo hiểm tài sản

Nếu nhƣ ở giai đoạn phát triển đầu tiên của thị trƣờng bảo hiểm, Bảo Việt là doanh nghiệp nhà nƣớc độc quyền về kinh doanh bảo hiểm nên không cần phải đƣa những chiến lƣợc hay đa dạng hóa những gói sản phẩm bảo hiểm nhằm thu hút khách hàng. Tuy nhiên với sự biến chuyển của nƣớc ta từ một nền kinh tế đƣợc bao cấp sang nền kinh tế thị trƣờng nhiều thành phần đã dẫn đến sự thay đổi mạnh mẽ trên thị trƣờng bảo hiểm tài sản nói chung và thị trƣờng bảo hiểm tài sản nói riêng.

40

http://tinbaohiem.com/2012/5-doanh-nghiep-bao-hiem-phi-nhan-tho-tang-truong-am/ Cập nhật ngày 20 tháng

46

Với sự xuất hiện của nhiều DNBH đến từ nhiều thành phần kinh tế đã làm cho hoạt động cạnh tranh của các DNBH sôi động hơn bao giờ hết. Có thể liệt kê ra một số hoạt động cạnh tranh hiện nay:

- Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm về sản phẩm, giá cả sản phẩm…

- Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm đang hoạt động tại Việt Nam với các doanh nghiệp bảo hiểm tại nƣớc ngoài về cung cấp sản phẩm bảo hiểm trong khuôn khổ đã cam kết tại WTO.

- Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm với các dịch vụ tài chính khác

nhƣ thu hút tiền gửi tiết kiệm, chứng khoán, kinh doanh bất động sản.

Tuy nhiên do sự giới hạn của đề tài nên tác giả chỉ xin phân tích một số hoạt động cạnh tranh nổi bật của thị trƣờng bảo hiểm tài sản liên quan đến phí bảo hiểm tài sản: hình thức hạ phí bảo hiểm tài sản nhằm cạnh tranh không lành manh, các trƣờng hợp trục lợi bảo hiểm.

2.2.2.1 Hạ phí bảo hiểm tài sản nhằm cạnh tranh không lành mạnh

Đặc trƣng lớn nhất của hoạt động kinh doanh bảo hiểm nói chung, đó là “chu trình kinh doanh ngƣợc” và bảo hiểm tài sản cũng có cùng chu trình kinh doanh nhƣ trên. Theo đó, các DNBH sẽ thu phí bảo hiểm tài sản của bên mua bảo hiểm trƣớc. Khoản phí bảo hiểm tài sản vừa thu này chính là nguồn vốn để tạo lập nên các quỹ tài chính nhằm đảm bảo khả năng bồi thƣờng hay chi trả bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm nếu nhƣ họ gặp phải những tổn thất trong tƣơng lai; đồng thời nguồn phí này cũng chính là nguồn doanh thu cho DNBH. Vậy nên các DNBH thƣờng đƣa ra những chiến lƣợc kinh doanh nhằm thu hút khách hàng với mục tiêu đạt doanh thu phí bảo hiểm tài sản cao nhất trong phạm vi kinh doanh của họ, đồng thời mang theo tham vọng mở rộng thị phần kinh doanh của mình. Và chiến lƣợc “hạ phí bảo hiểm tài sản” đang là hình thức đƣợc các DNBH lựa chọn.

Ngun nhân chính của hoạt động cạnh tranh không lành mành này xuất phát từ sự tham vọng của DNBH khi mong muốn đạt đƣợc số doanh thu phí bảo hiểm cao nhất. Để đạt đƣợc mục tiêu này, DNBH cố gắng đƣa ra những gói sản phẩm bảo hiểm với giá cả thấp nhất nhằm lôi kéo khách hàng đến với dịch vụ của mình.

Đồng thời, xuất phát từ chính hoạt động của các DNBH hiện nay, các DNBH thƣờng thực hiện chính sách khốn phí bảo hiểm tài sản cho các chi nhánh bảo hiểm hay các đại lý bảo hiểm của mình. Do đó, để đạt đƣợc mục tiêu doanh thu cùng với sự yếu kém về trình độ chun mơn nghiệp vụ mà các đại lý hay chi nhánh bảo hiểm bắt buộc phải bán đƣợc các sản phẩm bảo hiểm bằng mọi cách mà không kịp xét đến các yếu tố: khảo sát rủi ro hay các điều kiện của khách hàng.

47

Hiện nay, hạ phí bảo hiểm tài sản thƣờng đƣợc thể hiện thơng qua 2 hình thức nhƣ sau:

- Giảm tỷ lệ phí bảo hiểm tài sản đơn thuần: Với hình thức này, DNBH sẽ giảm

giá cả bảo hiểm tài sản xuống những mức giá rất thấp nhƣng không làm thay đổi quyền lợi của bên mua bảo hiểm tài sản. Mặc dù chi phí mà DNBH bỏ ra cho gói sản phẩm này khơng hề thay đổi mà thậm chí chi phí cịn tăng cao do phát sinh những khoản chi không cần thiết từ việc tiếp thị sản phẩm ra thị trƣờng.

- Giảm mức miễn thƣờng41: Mức miễn thƣờng là một tỷ lệ miễn giảm trách nhiệm bồi thƣờng của ngƣời bảo hiểm khi tổn thất này xảy ra đối với tài sản đƣợc bảo hiểm.

Do đó, cách thức giảm mức miễn thƣờng mà các DNBH thƣờng áp dụng: giảm tỷ lệ mức miễn thƣờng và thay đổi mức miễn thƣờng từ miễn thƣờng có khấu trừ sang

mức miễn thƣờng khơng khấu trừ. 42

Một vài con số liên quan đến việc hạ phí của các DNBH hiện nay

- Đối với bảo hiểm hàng hóa, nhiều doanh nghiệp bảo hiểm đã hạ mức phí từ 40- 60%, kể cả đối với các mặt hàng nhạy cảm có tỷ lệ bồi thƣờng cao. Với mặt hàng sắt thép, phí bảo hiểm đã giảm tới 70%. Trƣớc đây, phí bảo hiểm mặt hàng này trung bình vào khoảng 0,14% tổng giá trị lơ hàng. Hiện nay, có doanh nghiệp đã đƣa ra mức phí hạ xuống cịn 0,08%, rồi đẩy phí xuống cịn 0,06% và gần đây nhất chỉ cịn 0,05%. Với mặt hàng phân bón, phí bảo hiểm đã giảm từ 0,6% còn 0.3-0,35%.

- Đối với nghiệp vụ bảo hiểm đóng tàu, các doanh nghiệp đã cạnh tranh nhau giảm phí bảo hiểm chỉ cịn 50% so với mức phí ban đầu. Có trƣờng hợp DNBH đóng tàu 6.500 tấn với phí 0,25% trong khi đó biểu phí là 0,45% lại cịn hồn phí 10% khi tổn thất khơng xảy ra.

- Đối với nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu và bảo hiểm hiểm xây dựng, lắp đặt thì tình trạng cạnh tranh hạ phí cũng diễn ra rất gay gắt. Khi mà các mức giá

mà DNBH chào hàng cịn thấp hơn cả biểu phí ban đầu của DNBH đó43.

41

Nói cách khác mức miễn thƣờng là số tiền mà bên mua bảo hiểm tự gánh chịu khi tổn thất xảy ra cho tài sản

đƣợc bảo hiểm.

- Nếu HĐBH có áp dụng mức miễn thƣờng có khấu trừ thì khi tổn thất xảy ra vƣợt quá mức miễn thƣờng quy định thì DNBH sẽ chỉ bồi thƣờng phần tổn thất phần chênh lệch vƣợt quá đó.

- Nếu HĐBH có áp dụng mức miễn thƣờng khơng khấu trừ thì khi tổn thất xảy ra vƣợt quá mức miễn thƣờng quy định thì DNBH sẽ bồi thƣờng tồn bộ cho tổn thất đó.

42 Tiến sỹ Nguyễn Thị Thủy (2002), Các biện pháp cạnh tranh trong lĩnh vực bảo hiểm, Tạp chí khoa học pháp lý, (5).

43 http://www.baoviet.com.vn/nhantho/newsdetail.asp?websiteId=1&newsId=1056&catId=33&lang=VN Cập nhật ngày 01/7/2013.

48

Dƣờng nhƣ các mục tiêu tăng cao doanh thu đang làm “mờ mắt” các DNBH. Nếu xét đến cái lợi ích trƣớc mắt, số lƣợng hợp đồng bảo hiểm tài sản mà các DNBH kí kết đƣợc sẽ tăng cao đồng nghĩa với việc doanh thu phí bảo hiểm tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, đây là hình thức “phát triển” khơng lâu dài, chƣa kể đến việc nếu duy trì tình trạng cạnh tranh này q lâu thì DNBH có thể dẫn đến tình trạng phá sản. Bởi lẽ, nếu nhƣ có rủi ro xảy ra đối với bên mua bảo hiểm thì với mức phí bảo hiểm tài sản q thấp khơng đủ để tạo lập nên một quỹ tài chính “an tồn” và việc bồi thƣờng hay chi trả bảo hiểm cho khách hàng sẽ là một gánh nặng tài chính đối với DNBH. Trong trƣờng hợp này DNBH sẽ phải bù lỗ nhằm đảm bảo niềm tin nơi khách hàng. Và nếu kéo dài tình trạng nhƣ trên, liệu DNBH có cịn duy trì đƣợc hoạt động kinh doanh của mình?

Mặc dù việc hạ phí bảo hiểm tài sản mang theo những lợi ích nhất định: Đối với bên mua bảo hiểm: tạo điều kiện cho bên mua bảo hiểm tiếp xúc với nhiều loại sản phẩm bảo hiểm khác nhau với mức giá hấp dẫn. Đối với DNBH: ln tự hồn thiện những gói sản phẩm của mình nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng, tăng doanh thu phí bảo hiểm và trong rất nhiều trƣờng hợp, DNBH có thể mở rộng đƣợc thị phần của doanh nghiệp mình.

Tuy nhiên, “tiền nào của đó”. Với một sản phẩm với “giá rẻ”, liệu bên mua bảo hiểm có bảo vệ đƣợc quyền lợi tài chính về tài sản của mình một cách tối đa. Và với DNBH, việc hạ phí bảo hiểm tài sản là một hình thức thách thức khả năng tài chính của doanh nghiệp đó. Giữa DNBH và bên mua bảo hiểm cần phải có những lựa chọn sáng suốt nhằm đạt đƣợc mục tiêu và bảo vệ cao nhất lợi ích của mình.

2.2.2.2 Hiệu quả sử dụng phí bảo hiểm tài sản của các DNBH

Khoản thu phí bảo hiểm tài sản chính là để bù đắp cho những chi phí mà DNBH đã đầu tƣ cho sản phẩm bảo hiểm để đƣa nó đến tận tay bên mua bảo hiểm. Hiện nay, theo quy định của pháp luật bảo hiểm thì các khoản chi của DNBH thƣờng là:

- Chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm; - Chi phí hoạt động tài chính;

- Chi phí hoạt động khác.44

Ở đây, tác giả chỉ xin phân tích một số chi phí phát sinh nhiều nhất của DNBH:

Chi phí bồi thƣờng, chi phí hoa hồng, chi phí quảng cáo, tiếp thị sản phẩm.

- Chi phí bồi thƣờng

Mục tiêu của khách hàng khi tham gia quan hệ bảo hiểm tài sản đó là chuyển giao rủi ro về tài sản của mình sang DNBH. Nghĩa là, nếu có rủi ro xảy ra dẫn đến tổn

44

49

thất thực tế thì DNBH sẽ phải gánh chịu tất cả và sẽ phải bồi thƣờng hoặc chi trả bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm. Nhƣ vậy, việc đƣợc hƣởng bồi thƣờng khi có tổn thất là điều mà mọi khách hàng đều mong muốn khi tham gia quan hệ bảo hiểm tài sản. Vậy nên chi phí bồi thƣờng thƣờng là khoản chi quan trọng nhất của DNBH.

Bảo hiểm tài sản không phải là một khoản đầu tƣ tiết kiệm hay tích lũy, mà đây là nghiệp vụ bảo hiểm sẽ tiến hành bồi thƣờng khi có tổn thất xảy ra, còn nếu nhƣ trong suốt quá trình giao kết hợp đồng mà tài sản của khách hàng không gặp vấn đề thì DNBH sẽ đƣợc hƣởng khoản phí trên. Tuy nhiên trên thực tế, chi phí bồi thƣờng của DNBH thƣờng rất lớn.

Hiệu quả bồi thƣờng và chi trả bảo hiểm của toàn thị trƣờng trong năm 2012 là 39% tức là nếu DNBH thu đƣợc 1 đồng phí bảo hiểm thì phải bỏ ra 0,39 đồng cho hoạt động bồi thƣờng, chƣa kể đến những chi phí khác mà DNBH phải bỏ ra. Con số này ở một số DNBH khác: PVI 25%, Bảo Việt 47%, Bảo Minh 52%, PJICo 46%, PTI

Một phần của tài liệu QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ PHÍ BẢO HIỂM TÀI SẢN THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (2) (Trang 48 -48 )

×