Giải pháp tăng cường vốn huy động

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh sóc trăng - svth lâm ngọc châu (Trang 64 - 68)

d. Dựa vào phương thức hoàn trả nợ vay

5.3 Giải pháp tăng cường vốn huy động

5.3.1. Đánh giá khả năng đáp ứng của vốn huy động cho nhu cầu tín dụng. Bảng11: BẢNG ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CỦA VỐN HUY ĐỘNG/ DƯ NỢ TÍN DỤNG NGẮN HẠN ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 1. Tổng vốn huy động 523.771 778.568 913.607 2. Dư nợ ngắn hạn 1.123.008 1.483.264 1.700.178 3. Tỷ lệ vốn huy động/dư nợ ngắn hạn(%) 47 52 54 ( Nguồn: phịng tín dụng)

Tổng nguồn vốn huy động ngắn hạn của ngân hàng đến ngày 31/12/2006 là 913.607 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 55% so với các ngân hàng thương mại đóng trên địa bàn tỉnh.

Trong cơng tác huy động vốn các năm qua, Ngân hàng nông nghiệp Tỉnh Sóc Trăng đã đặt ra mục tiêu và nhiều giải pháp để vận động, tuyên truyền, đẩy mạnh huy động vốn, tuy nhiên do những điều kiện khách quan nên kết quả huy động vẫn chưa thể tự cân đối được so với nhu cầu vốn đầu tư tại địa phương. Đặc biệt là nhu cầu vốn đối với lĩnh vực nuôi trồng thủy sản tại các vùng nước lợ Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

(tôm sú). Kết quả huy động vốn từng năm có tăng so với năm trước nhưng so với nhu cầu vốn đầu tư thì tỷ lệ vốn tự cân đối còn thấp. Cụ thể là tỷ lệ số dư vốn huy động/ tổng dư nợ năm 2004 là 47%, năm 2005 là 52%, năm 2006 là 54%.

5.3.2. Giải pháp tăng cường vốn huy động:

Để khai thác lợi thế của hệ thống mạng lưới, của địa bàn hoạt động và để

đẩy mạnh huy động vốn từ dân cư, từ nền kinh tế trong nước bằng mọi hình thức, biện pháp có thể thực hiện với phương châm “đi vay để cho vay” thì ngân hàng cần áp dụng một số giải pháp sau:

5.3.2.1. Thiết lập bộ phận nghiên cứu tiếp thị khách hàng.

Bộ phận nghiên cứu tiếp thị khách hàng giúp ngân hàng có cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm hoạt động các nghiệp vụ mới trong nước và trên thế giới, từ đó xây dựng các phương án có tính khả thi, hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Bộ phận này rất cần thiết và quan trọng trong điều kiện cạnh tranh của nền kinh tế thị trường.

5.3.2.2. Xây dựng và phát triển chiến lược khách hàng.

Để có thể đứng vững trong thị trường cạnh tranh, một trong những nội dung quan trọng là ngân hàng tổ chức nghiên cứu khách hàng, nghĩa là ngân hàng đi sâu và tìm hiểu về đặc điểm, khả năng sở thích, thói quen và động cơ mà đặc biệt là nhu cầu, mong nuốn và tâm lý của họ.

Do vậy khi xây dựng chiến lược khách hàng, ngân hàng có thể chia thành nhiều nhóm khách hàng để có kinh nghiệm phục vụ hợp lý, có thể chia thành các nhóm sau:

* Khách hàng là các doanh nghiệp:

Đối với nhóm khách hàng này mở tài khoản tại ngân hàng với mục đích là phục vụ trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh được thuận lợi. Nguồn vốn này đối với ngân hàng là rất quan trọng bởi vì ngân hàng khơng phải trả lãi hoặc trả lãi thấp, mặt khác ngân hàng còn tận dụng được nguồn vốn nhàn rỗi trong khâu thanh toán, dịch vụ của ngân hàng . Do đó ngân hàng phải tìm mọi cách khai thác nhóm khách hàng này bằng các giải pháp sau:

- Ngân hàng phải tạo điều kiện một cách thuận lợi, dễ dàng để doanh nghiệp mở tài khoản tiền gửi và sử dụng trên tài khoản một cách linh hoạt.

- Đối với tài khoản trên tiền gửi thanh toán, ngân hàng phải dành cho khách hàng những điều kiện phục vụ tốt nhất như: khơng thu lệ phí chuyển tiền, lệ phí mở séc bảo chi…

- Ngân hàng phải thường xuyên theo dõi những biến động trên tài khoản của khách hàng để rút ra được những quy luật vận động của vốn.

* Khách hàng là các tầng lớp dân cư:

Đối với các khách hàng này thì mục đích cơ bản và duy nhất khi gửi tiền vào ngân hàng là lợi nhuận. Do đó địi hỏi ngân hàng phải có những biện pháp thích hợp, mềm dẽo để thu hút nguồn vốn này, cụ thể:

- Phải đa dạng hóa các loại tiền gửi với những kỳ hạn khác nhau mang tính linh hoạt kèm những lợi ích hấp dẫn như thưởng vật chất, xổ số dự thưởng, có quà tặng cho khách hàng thứ 100, 1000…

- Có mức lãi suất hợp lý cho tính chất và kỳ hạn của tiền gửi.

- Trong việc huy động tiền gửi tiết kiệm, ngân hàng phải tạo niềm tin và uy tín đối với khách hàng trên nhiều mặt, phải có đội ngũ nhân viên vui vẻ, lịch sự khi đón khách, xử lý nhanh gọn chính xác đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Đó là một vấn đề đánh vào tâm lý khách hàng, khách hàng thỏa mãn vui vẻ, hài lòng khi gửi tiền thì họ sẽ tiếp tục gửi tiền trong lần sau và cịn có thể giới thiệu cho nhiều người khác đến ngân hàng để gửi tiền.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1. KẾT LUẬN.

Tín dụng là hoạt động sinh lời chủ yếu của ngân hàng thương mại. Đặc biệt

với điều kiện của nước ta hiện nay thị trường tài chính mới bắt đầu hình thành và phát triển, các hoạt động đầu tư sinh lời khác ngồi tín dụng chưa nhiều nên tín dụng càng có vai trị quan trọng đối với ngân hàng. Trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng thì tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ, chiếm bình quân trên 60% tổng dư nợ ngắn hạn. Dư nợ ngắn hạn tăng trưởng đều qua các năm, tỷ lệ tăng trưởng hàng

năm đều đạt so với định hướng của ngân hàng. Tín dụng ngắn hạn đã cung cấp

kịp thời về vốn ngắn hạn cho các doanh nghiệp, các hộ gia đình và cá nhân, nhất là hộ sản xuất nông nghiệp ln có đủ điều kiện về vốn để tiến hành sản xuất kinh doanh và không ngừng mở rộng quy mơ hoạt động, góp phần quan trọng vào quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi của địa phương. Từ một tỉnh có nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu đã chuyển mạnh sang sản xuất nơng sản hàng hóa, nhiều hộ sản xuất đã vươn lên nắm bắt và áp dụng tiến bộ kỹ thuật, đầu tư thâm canh, trở thành những điển hình sản xuất giỏi.

Thời gian qua nhờ thực hiện tốt chính sách tín dụng ngân hàng, phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn mà lợi ích của Ngân hàng nơng nghiệp và phát triển nơng thơn tỉnh Sóc Trăng được đảm bảo, Ngân hàng nơng nghiệp và phát triển nơng thơn tỉnh Sóc Trăng đã có nhiều cố gắng để hạn chế phịng ngừa rủi ro tín dụng, tỷ lệ nợ xấu có chuyển biến tích cực, tốc độ ln chuyển vốn tín dụng ngắn hạn tuy có giảm nhưng chất lượng tín dụng vẫn đảm bảo an tồn, góp phần thiết thực biến đổi bộ mặt nông thôn và đời sống nhân dân. Để ngày càng thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình trong giai đoạn quan trọng này, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn một mặt chú ý đến chất lượng tín dụng mặt khác khơng ngừng nâng cao chất lượng tín dụng.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh sóc trăng - svth lâm ngọc châu (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)