Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nƣớc của ủy ban nhân dân tỉnh về an toàn thực phẩm (Trang 27 - 33)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.3.Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

1.2. Nội dung, nguyên tắc và tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về an toàn

1.2.3.Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

1.2.3.1. Cấp Trung ương

a. Bộ Y tế và Cục An toàn vệ sinh thực phẩm

Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất QLNN về

ATTP18. Bộ Y tế chủ trì thực hiện nhiệm vụ QLNN về vệ sinh ATTP đối với các

sản phẩm có nguồn gốc sản xuất trong nước và nhập khẩu đã thành thực phẩm lưu thông trên thị trường; làm Thường trực Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh ATTP ở Trung ương và Ủy ban Luật Thực phẩm quốc tế của Việt Nam (Codex

Alimentarius Commission, Ủy ban Codex Việt Nam).19

Cục ATVSTP là Cục quản lý chuyên ngành thuộc Bộ Y tế, giúp Bộ trưởng Bộ Y tế thực hiện chức năng QLNN về chất lượng, vệ sinh ATTP đối với các sản phẩm đã thành thực phẩm có nguồn gốc sản xuất trong nước và nhập khẩu lưu thông trên thị trường trong phạm vi cả nước. Cục ATVSTP có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng, có trụ sở làm việc tại thành phố Hà Nội. Kinh phí hoạt động của Cục do ngân sách nhà nước cấp và các nguồn kinh phí hợp pháp

khác20. Cục có Cục trưởng và các Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm

và miễn nhiệm. Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Y tế và trước pháp luật về mọi hoạt động của Cục. Các Phó Cục trưởng giúp việc Cục trưởng, chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân

công21. Cơ cấu tổ chức gồm các phòng, văn phòng và trung tâm ứng dụng kỹ thuật

về chất lượng, ATVSTP. Cục có nhiệm vụ tham mưu và giúp Bộ Y tế quản lý, thực thi pháp luật và thanh tra chuyên ngành về ATVSTP trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

b. Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thôn

Bộ NN & PTNT là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng QLNN thuộc lĩnh vực chất lượng, ATVSTP nông lâm thủy sản và làm muối. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình chủ trì thực hiện nhiệm vụ QLNN về vệ sinh

18 Chính phủ (2012), Nghị định số 38/2012/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn

thực phẩm, khoản 1 Điều 20.

19

Chính phủ (2008), Nghị định số 79/2008/NĐ-CP quy định hệ thống tổ chức quản lý, thanh tra và kiểm

nghiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm, khoản 1 Điều 2.

20 Bộ Y tế (2008), Quyết định số 48/2008/QĐ-BYT quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm thuộc Bộ Y tế, Điều 1.

21

ATTP đối với nơng, lâm, thuỷ sản và muối trong q trình sản xuất từ khi trồng trọt, chăn nuôi, thu hoạch, đánh bắt, giết mổ động vật, sơ chế, chế biến, bao gói, bảo quản, vận chuyển đến khi thực phẩm được đưa ra thị trường nội địa hoặc xuất khẩu; vệ sinh an toàn trong nhập khẩu động vật, thực vật, nguyên liệu dùng cho nuôi, trồng, chế biến hoặc tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu, quá

cảnh, mượn đường lãnh thổ Việt Nam22.

Giúp việc cho Bộ NN & PTNT có Cục Quản lý chất lượng nơng lâm sản và thuỷ sản. Cục có nhiệm vụ tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ NN & PTNT quản lý nhà nước, thực thi pháp luật và thực hiện thanh tra về vệ sinh ATTP trong phạm vi

QLNN của Bộ trên phạm vi cả nước23

.

c. Bộ Công thương

Bộ Công thương là cơ quan của Chỉnh phủ, thực hiện chức năng QLNN trong lĩnh vực ATVSTP về công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác, lưu thơng hàng hóa trong nước, xuất nhập khẩu, quản lý thị trường. Chủ trì thực hiện nhiệm vụ QLNN về vệ sinh ATTP đối với sản phẩm thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất của các cơ sở chế biến thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ từ khi nhập nguyên liệu để chế biến, đóng gói, bảo quản, vận chuyển đến khi sản phẩm được đưa ra thị trường nội địa hoặc xuất khẩu24. Chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế hướng dẫn Ban Quản lý chợ, doanh nghiệp quản lý chợ thực hiện các quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm trong chợ. Hướng dẫn, chỉ đạo tổ chức quản lý thị trường các cấp phối hợp với các tổ chức QLNN chuyên ngành trong việc

kiểm tra, thanh tra các quy định của pháp luật về vệ sinh ATTP25

.

Giúp việc cho Bộ có Vụ Khoa học và Công nghệ. Vụ có nhiệm vụ tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Công thương thực hiện nhiệm vụ QLNN về vệ sinh ATTP (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trong phạm vi QLNN của Bộ theo quy định của pháp luật trên phạm vi cả nước26.

d. Bộ Khoa học và Cơng nghệ

Bộ có nhiệm vụ thẩm định và công bố tiêu chuẩn quốc gia về ATVSTP, thẩm định các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ATVSTP để các Bộ quản lý ngành

22 Chính phủ (2008), tlđd 19, khoản 2 Điều 2. 23 Chính phủ (2008), tlđd 19, khoản 2 Điều 3. 24 Chính phủ (2008), tlđd 19, khoản 3 Điều 2. 25 Chính phủ (2008), tlđd 19, khoản 3 Điều 18. 26 Chính phủ (2008), tlđd 19, khoản 3 Điều 3.

ban hành, tham gia kiểm nghiệm về ATVSTP. Chỉ đạo Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành trong việc thực hiện các tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh an toàn thực phẩm27

.

e. Bộ Tài nguyên và Môi trường

Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện nhiệm vụ QLNN về bảo vệ môi trường trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Chỉ đạo Tổng cục Môi trường tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ mơi trường trong sản xuất, kinh doanh thực

phẩm28

.

Như vậy, hiện nay ở cấp Trung ương có nhiều cơ quan nhà nước cùng tham gia vào công tác QLNN về ATTP, trong đó Bộ Y tế xuất phát từ chức năng của mình được xác định là cơ quan chịu trách nhiệm chính trước Chính phủ về thực hiện QLNN đối với vấn đề ATTP trong phạm vi cả nước. Đồng thời Bộ Y tế cũng là cơ quan đóng vai trị chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành khác có liên quan thực

hiện QLNN về ATTP trong quá trình lưu thơng29.

1.2.3.2. Cấp địa phương a. Cấp tỉnh

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh với tư cách là cơ quan hành chính nhà nước thẩm quyền chung ở địa phương thực hiện chức năng QLNN về ATTP trên địa bàn theo phân cấp và theo quy định của pháp luật. UBND cấp tỉnh có nhiệm vụ: Tổ chức, điều hành Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chỉ đạo thực hiện các quy định của Chính phủ, các bộ, ngành về an toàn thực phẩm; Ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương về an toàn

thực phẩm đối với các sản phẩm thực phẩm đặc thù của địa phương30. Tham mưu

giúp UBND tỉnh QLNN về ATTP là Sở Y tế, Sở NN & PTNT, Chi cục An toàn thực phẩm và các sở, ngành hữu quan khác. Cụ thể:

27 Chính phủ (2008), tlđd 19, khoản 4 Điều 2; khoản 4 Điều 18. 28 Chính phủ (2008), tlđd 19, khoản 5 Điều 2; khoản 5 Điều 18.

29 Nguyễn Phước Thọ (2007), Cơ chế giải quyết các vấn đề liên ngành trong quản lý nhà nước về vệ sinh an

toàn thực phẩm ở nước ta hiện nay, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật (số 9), tr. 34.

- Sở Y tế:

Sở Y tế có nhiệm vụ tham mưu giúp UBND cấp tỉnh QLNN về vệ sinh ATTP theo phân cấp và theo quy định của pháp luật trên địa bàn cấp tỉnh, làm

Thường trực Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh ATTP cấp tỉnh31. Sở Y tế chủ trì,

phối hợp với các sở ngành, đoàn thể trong tỉnh và Chủ tịch UBND cấp huyện, các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật và giáo dục kiến thức ATTP với nhiều hình thức nhằm nâng cao nhận thức cho cộng đồng, thấy rõ trách nhiệm, lương tâm của người sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm. Trong cơ cấu tổ chức của Sở Y tế có Chi cục ATVSTP, đây là tổ chức do UBND cấp tỉnh thành lập và trực thuộc Sở Y tế, giúp Giám đốc Sở Y tế tham mưu cho UBND cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về vệ sinh ATTP, thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ về vệ sinh ATTP, thực hiện thanh tra chuyên ngành về vệ sinh ATTP trên địa bàn tỉnh

theo quy định của pháp luật32. Cơ cấu tổ chức của Chi cục ATVSTP như sau:

Lãnh đạo Chi cục gồm có33: Chi cục trưởng và các Phó Chi cục trưởng. Chi cục trưởng chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Y tế và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Chi cục; Phó Chi cục trưởng chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Chi cục trưởng và các Phó Chi cục trưởng được thực hiện theo phân cấp quản lý cán bộ của tỉnh.

Cơ cấu tổ chức: Cơ cấu tổ chức của Chi cục do UBND tỉnh quyết định trên

cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Y tế. Số lượng phòng và tổ chức tương đương thuộc Chi cục tối đa khơng q 4 phịng, bao gồm các mặt công tác: đăng ký và chứng nhận sản phẩm; thông tin, truyền thơng và quản lý NĐTP; thanh tra; hành chính - tổng hợp34.

Biên chế của Chi cục35: Biên chế của Chi cục là biên chế hành chính nằm trong tổng biên chế của Sở Y tế được UBND tỉnh giao hàng năm, được xác định

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

31 Chính phủ (2008), tlđd 19, điểm a khoản 1 Điều 4.

32 Bộ Y tế; Bộ Nội vụ (2008), Thông tư liên tịch số 12/2008/TTLT-BYT-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm

vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm trực thuộc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, khoản 1 Mục I.

33 Bộ Y tế; Bộ Nội vụ (2008), tlđd 32, khoản 1 Mục III. 34 Bộ Y tế; Bộ Nội vụ (2008), tlđd 32, khoản 2 Mục III. 35 Bộ Y tế; Bộ Nội vụ (2008), tlđd 32, khoản 4 Mục III.

theo vị trí cơng tác của các chức danh, bao gồm: Chi cục trưởng, khơng q 02 Phó Chi cục trưởng, trưởng phịng, phó trưởng phịng và tương đương, các cơng chức thuộc phịng có chun ngành y (đặc biệt là vệ sinh dịch tễ và y tế công cộng), dược, bảo vệ thực vật, thú y, công nghệ sinh học, công nghệ thực phẩm, luật, thương mại và các chuyên ngành khác có liên quan.

Cơ chế hoạt động của Chi cục: Chi cục hoạt động theo chế độ thủ trưởng,

chịu sự hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Cục ATVSTP thuộc Bộ Y tế. - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

Sở tham mưu giúp UBND cấp tỉnh quản lý nhà nước về vệ sinh ATTP trên địa bàn cấp tỉnh đối với ngành, lĩnh vực: nông, lâm, thuỷ sản và muối theo phân cấp và theo quy định của pháp luật trong suốt quá trình sản xuất từ khi nhập khẩu động vật, thực vật, nguyên liệu (dùng cho nuôi, trồng, chế biến), nuôi, trồng, thu hoạch, đánh bắt, khai thác, giết mổ, chế biến, bảo quản, vận chuyển đến khi thực phẩm được đưa ra thị trường nội địa hoặc xuất khẩu. Chi Cục hoặc Phịng Quản lý chất lượng nơng lâm sản và thủy sản thuộc Sở NN & PTNT chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thuộc Sở giúp Giám đốc Sở thực thi pháp luật và thực hiện thanh tra chuyên ngành về vệ sinh ATTP trên địa bàn cấp tỉnh và chịu sự chỉ đạo về

chuyên môn, nghiệp vụ của các Cục chuyên ngành thuộc Bộ NN & PTNT36

. - Các Sở có liên quan:

+ Sở Công thương37: Tham mưu giúp UBND cấp tỉnh QLNN về vệ sinh ATTP trên địa bàn cấp tỉnh đối với các cơ sở chế biến thực phẩm ở địa phương theo phân cấp và theo quy định của pháp luật trong suốt quá trình sản xuất từ khi nhập nguyên liệu để chế biến, đóng gói, bảo quản, vận chuyển đến khi thực phẩm được đưa ra thị trường nội địa hoặc xuất khẩu.

+ Sở Khoa học và Công nghệ38: Tham mưu giúp UBND cấp tỉnh thực hiện

các tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh ATTP trên địa bàn cấp tỉnh. Chi Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ giúp Giám đốc Sở thực hiện nhiệm vụ về vệ sinh ATTP theo quy định của

36 Chính phủ (2008), tlđd 19, khoản 2 Điều 4. 37 Chính phủ (2008), tlđd 19, khoản 3 Điều 4. 38 Chính phủ (2008), tlđd 19, khoản 4 Điều 4.

pháp luật và theo hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trên địa bàn cấp tỉnh.

+ Sở Tài nguyên và Môi trường39: Tham mưu giúp UBND cấp tỉnh triển khai các biện pháp kiểm sốt mơi trường trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn cấp tỉnh. Chi Cục Bảo vệ môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường giúp Giám đốc Sở thực hiện nhiệm vụ về kiểm sốt mơi trường trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn cấp tỉnh theo quy định của pháp luật và theo hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Tổng cục Môi trường.

b. Cấp huyện

Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn huyện, chịu trách nhiệm trước UBND cấp tỉnh về ATTP trên phạm vi địa bàn. Giúp UBND cấp huyện QLNN về ATTP có Phịng Y tế, Phịng NN & PTNT, Phòng Kinh tế và Phịng Tài ngun và Mơi trường. Trong đó: Phịng Y tế tham mưu giúp UBND cấp huyện QLNN về vệ sinh ATTP trên địa bàn cấp huyện; Phòng NN & PTNT ở các huyện và Phòng Kinh tế ở các quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh tham mưu giúp UBND cấp huyện thực hiện các quy định của pháp luật về vệ sinh ATTP trong q trình ni, trồng, thu hoạch, đánh bắt, giết mổ, chế biến, bảo quản, vận chuyển đến khi thực phẩm được đưa ra thị trường trên địa bàn cấp huyện; Phịng Tài ngun và Mơi trường tham mưu giúp UBND cấp huyện thực hiện các biện pháp kiểm sốt mơi trường trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn cấp huyện40.

c. Cấp xã

Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm trước UBND cấp huyện về ATTP trên phạm vi địa bàn. Tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình về vệ sinh ATTP trên địa bàn cấp xã theo chỉ đạo của UBND cấp huyện. Tuyên truyền, vận động và kiểm tra, giám sát thực hiện các quy định của pháp luật về vệ sinh ATTP trong q trình ni, trồng, giết mổ, chế biến, bảo quản, vận chuyển, lưu thông, sử dụng thực phẩm; vệ sinh thức ăn đường phố, chợ, khu du lịch, lễ hội, quán ăn, nhà hàng trên địa bàn cấp xã. Trạm y tế cấp xã, cán bộ thú y, bảo vệ thực vật và các chức danh

39 Chính phủ (2008), tlđd 19, khoản 5 Điều 4. 40 Chính phủ (2008), tlđd 19, Điều 5.

chuyên môn khác liên quan giúp UBND cấp xã thực hiện nhiệm vụ về vệ sinh ATTP trên địa bàn cấp xã theo hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nƣớc của ủy ban nhân dân tỉnh về an toàn thực phẩm (Trang 27 - 33)