7. Kết cấu của luận văn
1.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan
1.3.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân
dân tỉnh trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm
Ủy ban nhân dân tỉnh là cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý ATTP trên địa bàn tỉnh, tuy nhiên với chế độ hoạt động tập thể, số lượng thành viên không nhiều, lại phải quản lý gần như tất cả các vấn đề ở địa phương nên pháp luật bắt buộc phải thiết lập ra các cơ quan chuyên môn, giúp UBND tỉnh quản lý lĩnh vực này, vai trò của các cơ quan này ngày càng quan trọng, hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý đối với vấn đề ATTP có đạt được hay khơng do hoạt động của các cơ quan này quyết định phần lớn. Như đã giới thiệu ở mục 1.2.3.2 của luận văn, hiện nay Sở Y tế, Sở NN & PTNT, Sở Công thương là các cơ quan chịu trách nhiệm chính giúp UBND tỉnh QLNN về ATTP, những Sở cịn lại trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với các Sở trên trong công tác QLNN về ATTP.
1.3.2.1. Sở Y tế
Sở Y tế chịu trách nhiệm trước UBND cấp tỉnh thực hiện QLNN về ATTP trên địa bàn, là đầu mối Thường trực Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm tại địa phương. Trong QLNN về ATTP Sở Y tế có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây43:
- Là đầu mối tổng hợp, báo cáo tình hình ATTP tại địa phương cho UBND cấp tỉnh, Bộ Y tế;
- Định kỳ hằng năm tổ chức kiểm tra tình hình ATTP trên địa bàn; là đầu mối giám sát mối nguy ô nhiễm thực phẩm trên địa bàn;
- Thanh tra, kiểm tra sản phẩm và các cơ sở sản xuất, kinh doanh phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, nước uống đóng chai, nước khống thiên nhiên, thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng trên địa bàn theo phân cấp của Bộ Y tế; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố;
42 Chính phủ (2012), tlđd 18, khoản 1 Điều 23. 43
- Chủ trì, phối hợp với các Sở chuyên ngành tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra đột xuất đối với tồn bộ q trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của các ngành khác khi có chỉ đạo của UBND, Trưởng Ban Chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm cấp tỉnh, Bộ Y tế; khi phát hiện thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm lưu thơng trên địa bàn vi phạm có nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng; khi có sự khác biệt trong kết luận thanh tra của các sở chuyên ngành; theo đề nghị của sở chuyên ngành;
- Tổ chức tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc xác nhận công bố phù hợp quy định ATTP; xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm theo phân công tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 38/2012/NĐ-CP; cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh các loại hình sản phẩm theo phân cấp của Bộ Y tế;
- Chịu trách nhiệm quản lý ATTP trên địa bàn; quản lý điều kiện bảo đảm an toàn đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, thức ăn đường phố, cơ sở kinh doanh, dịch vụ ăn uống, an toàn thực phẩm tại các chợ trên địa bàn và các đối tượng theo phân cấp quản lý.
- Để giúp Sở Y tế thực hiện tốt chức năng của mình trong cơng tác QLNN về ATTP, pháp luật đã quy định về việc thành lập Chi cục ATVSTP trực thuộc Sở Y tế. Theo quy định của pháp luật hiện hành, trong lĩnh vực ATTP Chi cục ATVSTP
có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây44:
- Tham mưu giúp Giám đốc Sở Y tế trình cấp có thẩm quyền ban hành các quyết định, chỉ thị, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, kế hoạch 05 năm và quy chế phối hợp liên ngành trong lĩnh vực vệ sinh ATTP;
- Trình Giám đốc Sở Y tế ban hành kế hoạch hằng năm, chương trình, đề án, dự án về vệ sinh ATTP trên địa bàn tỉnh;
- Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các chương trình mục tiêu, chương trình hành động, đề án, dự án đã được phê duyệt về vệ sinh ATTP;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về vệ sinh ATTP đối với các cơ sở sản xuất, chế biến,
44
kinh doanh thực phẩm và dịch vụ ăn uống theo phân cấp quản lý; triển khai cơng tác phịng ngừa, khắc phục NĐTP và các bệnh truyền qua thực phẩm trên địa bàn tỉnh;
- Phối hợp với các đơn vị liên quan ở địa phương hướng dẫn, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý vệ sinh ATTP theo chuỗi cung cấp thực phẩm từ sản xuất đến tiêu dùng;
- Giúp Giám đốc Sở Y tế trong việc cấp, đình chỉ và thu hồi các giấy chứng nhận liên quan đến vệ sinh ATTP theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ Y tế;
- Thực hiện thanh tra chuyên ngành về vệ sinh ATTP trên địa bàn tỉnh;
- Tổ chức công tác thông tin, phổ biến kiến thức và pháp luật về vệ sinh ATTP trên địa bàn tỉnh;
- Chỉ đạo, hướng dẫn về nghiệp vụ chuyên môn cho các tuyến; tập huấn kiến thức vệ sinh ATTP cho người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh;
- Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo định kỳ và đột xuất về công tác quản lý vệ sinh ATTP theo quy định hiện hành.
1.3.2.2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Trong QLNN về ATTP Sở NN & PTNT có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây45:
- Thanh tra, kiểm tra sản phẩm và các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo phân cấp của Bộ NN & PTNT;
- Tổ chức cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh các loại hình thực phẩm theo phân cấp của Bộ NN & PTNT;
- Tổ chức việc cấp Giấy Xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm theo phân cấp của Bộ NN & PTNT;
- Định kỳ, đột xuất báo cáo Thường trực Ban Chỉ đạo liên ngành (Sở Y tế) để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Y tế, Bộ quản lý ngành.
45
Hiện nay, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở NN & PTNT được quy định cụ thể trong các văn bản của Bộ NN & PTNT, ví dụ: Thơng tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ban hành ngày 03/12/2014 quy định về việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm; Quyết định số 1290/QĐ-BNN-TCCB của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT ban hành ngày 17/4/2015 về phân công, phân cấp trong hoạt động kiểm tra, giám sát, thanh tra chuyên ngành an tồn thực phẩm nơng lâm thủy sản thuộc phạm vi quản lý của Bộ NN & PTNT,...
Ngồi ra theo Thơng tư liên tịch số 14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV của Bộ NN & PTNT và Bộ Nội vụ phối hợp ban hành ngày 25/3/2015 về hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về NN & PTNT thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện có quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Sở NN & PTNT trong QLNN về chất lượng, an tồn thực phẩm nơng sản, lâm sản, thủy sản và muối như sau46: Hướng dẫn, kiểm tra và thực hiện chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm đối với sản phẩm nông, lâm, thủy sản và muối trên địa bàn theo quy định của pháp luật; Thống kê, đánh giá, phân loại về điều kiện đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm của cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông, lâm, thủy sản, muối; Thực hiện các chương trình giám sát an tồn thực phẩm, đánh giá nguy cơ và truy xuất nguyên nhân gây mất an toàn thực phẩm trên địa bàn theo quy định; Quản lý thực phẩm mất an toàn theo hướng dẫn của Cục quản lý chuyên ngành và quy định pháp luật; Quản lý hoạt động chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy, cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo về chất lượng, an tồn thực phẩm nơng sản thuộc phạm vi quản lý theo quy định pháp luật; Quản lý hoạt động kiểm nghiệm, tổ chức cung ứng dịch vụ cơng về chất lượng, an tồn thực phẩm nông, lâm, thủy sản và muối theo quy định của pháp luật.
1.3.2.3. Sở Công thương
Trong QLNN về ATTP Sở Cơng thương có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây47
:
46 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Nội vụ (2015), Thông tư liên tịch số 14/2015/TTLT- BNNPTNT-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, khoản 11 Điều 2.
47
- Thanh tra, kiểm tra sản phẩm các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo phân cấp của Bộ Công Thương;
- Tổ chức cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh các loại hình thực phẩm theo phân cấp của Bộ Công Thương;
- Tổ chức việc cấp Giấy Xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm theo phân cấp của Bộ Cơng Thương;
- Thực hiện việc kiểm tra phịng chống thực phẩm giả, gian lận thương mại trên thị trường đối với tất cả các loại thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
- Định kỳ, đột xuất báo cáo Thường trực Ban Chỉ đạo liên ngành (Sở Y tế) để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Y tế, Bộ quản lý ngành.
Về nội dung phân cấp của Bộ Công thương cho Sở Công thương hiện nay được quy định trong một số văn bản của Bộ này, ví dụ: Thơng tư số 58/2014/TT- BCT ban hành ngày 22/12/2014 quy định về cấp, thu hồi giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công thương,...
Ngồi ra hiện nay theo quy định của Thơng tư liên tịch số 22/2015/TTLT- BCT-BNV của Bộ Công thương và Bộ Nội vụ ban hành ngày 30/6/2015 về hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về cơng thương thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện thì trong lĩnh vực ATTP Sở Cơng
thương có nhiệm vụ, quyền hạn sau48: Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các tiêu
chuẩn, quy chuẩn chất lượng sản phẩm công nghiệp, an tồn vệ sinh, mơi trường công nghiệp; ATTP từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, kinh doanh đối với các loại rượu, bia, nước giải khát, sản phẩm sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến từ bột, tinh bột, bánh, mứt, kẹo, bao bì chứa đựng và các sản phẩm khác, ATTP đối với các chợ, siêu thị và các cơ sở thuộc hệ thống dự trữ, phân phối hàng hóa thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của sở.
48 Bộ Công thương; Bộ Nội vụ (2015), Thông tư liên tịch số 22/2015/TTLT-BCT-BNV của Bộ Công thương
và Bộ Nội vụ ban hành ngày 30/6/2015 về hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về công thương thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, điểm e khoản 5 Điều 2.
Kết luận chƣơng 1
Trong chương 1 của luận văn tác giả đã:
Thứ nhất, định nghĩa một số khái niệm cơ bản liên quan đến công tác quản
lý nhà nước về ATTP, đặc biệt là khái niệm ATTP.
Thứ hai, làm rõ những nội dung trong công tác quản lý nhà nước về ATTP
và các điều kiện để đảm bảo ATTP. Qua đó cho thấy ATTP là một lĩnh vực rất phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau. Vì vậy, có thể khẳng định đây là một lĩnh vực rất khó khăn trong cơng tác quản lý. Chương 1 của Luận văn cũng đã trình bày một cách khái quát tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về ATTP hiện nay ở Việt Nam. Xuất phát từ sự phức tạp của lĩnh vực ATTP nên hiện nay có rất nhiều cơ quan nhà nước cùng tham gia quản lý lĩnh vực này, trong đó ngành y tế được xác định là cơ quan có trách nhiệm chính trong quản lý lĩnh vực này. Điều này đã đặt ra vấn đề phải phân công rõ ràng trách nhiệm quản lý của mỗi cơ quan, tránh trùng lặp hoặc bỏ sót nhiệm vụ quản lý, đồng thời phải xây dựng được cơ chế phối hợp liên ngành trong lĩnh vực này.
Thứ ba, phân tích và làm rõ nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp tỉnh trong
công tác quản lý nhà nước về ATTP, đồng thời chương 1 cũng chỉ rõ trách nhiệm của các cơ quan chuyên môn trong công tác tham mưu giúp UBND cấp tỉnh thực hiện cơng tác này. Theo đó, nhiệm vụ chính của UBND cấp tỉnh trong lĩnh vực này được xác định là: Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch vùng, cơ sở sản xuất thực phẩm an toàn để bảo đảm việc quản lý được thực hiện trong toàn bộ chuỗi cung cấp thực phẩm; quản lý điều kiện ATTP đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, thức ăn đường phố, cơ sở kinh doanh, dịch vụ ăn uống và các chợ trên địa bàn; Thực hiện công tác tuyền truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về ATTP trên địa bàn và tiến hành các hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về ATTP trên địa bàn tỉnh. Sở Y tế được xác định là cơ quan có trách nhiệm chính giúp UBND cấp tỉnh thực hiện các nhiệm vụ này.
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM
2.1. Thực trạng an toàn thực phẩm ở tỉnh Vĩnh Long hiện nay
Trong thời gian qua, để đảm bảo ATTP đối với nông sản, thực phẩm, tỉnh đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo quản lý ATTP, huy động sức mạnh liên ngành để triển khai đồng bộ nhiều biện pháp cải thiện điều kiện ATTP như xây dựng và phát triển mơ hình chăn ni gia súc, gia cầm, trồng rau, đánh bắt và ni thủy sản an tồn; hỗ trợ các cơ sở áp dụng các quy phạm thực hành sản xuất tốt (GMP; HACCP) trong quá trình sản xuất thực phẩm; xây dựng phường/xã điểm, khu thức ăn đường phố điểm, bếp ăn tập thể đạt chuẩn, trường học; tăng cường công tác thanh tra kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về ATTP cũng được chú trọng thực hiện thường xuyên, liên tục với nhiều loại hình phong phú, đa dạng đã từng bước nâng cao kiến thức và thực hành của người dân trong việc chọn mua thực phẩm an toàn... Với các biện pháp quản lý đã triển khai, công tác đảm bảo ATTP trên địa bàn tỉnh đã được cải thiện, góp phần ngăn chặn thực phẩm khơng đảm bảo an tồn đến tay người tiêu dùng, hạ thấp NĐTP, nhất là NĐTP do ô nhiễm vi sinh vật, khống chế không để xảy ra các dịch bệnh nguy hiểm truyền qua thực phẩm.
Tuy nhiên, với tình trạng sản xuất và kinh doanh nơng sản, thực phẩm chủ yếu vẫn ở qui mơ nhỏ lẻ; người sản xuất vẫn cịn thiếu kiến thức và một bộ phận