7. Cấu trúc của đề tài
2.3.2. Định hướng phát triển hệ thống cấp điện, nước
2.3.2.1. Hệ thống điện
Mở rộng nhà máy nhiệt điện Uông Bí (công suất 1000 MW), xây dựng nhà máy nhiệt điện Mạo Khê (công suất 200 MW), Hà Chanh (công suất 1.200 MW, giai đoạn I là 600 MW).
Xây dựng đường dây 220 KV đến Hạ Long, đường dây 110 KV mạch 2 đường 500 KV đến Hoành Mô và Mông Dương ra Móng Cái. Mở rộng mạng lưới cấp điện cho KKT Vân Đồn, nghiên cứu đưa điện lưới ra các đảo Minh Châu, Quan Lạn, Ngọc Vừng…
2.3.2.2. Hệ thống cấp, thoát nước
Mở rộng, nâng cấp và xây dựng mới một số công trình cấp nước phù hợp với quá trình phát triển như xây dựng nhà máy nước Việt Hưng công suất 80.000 m3/ngày đêm vào năm 2020. Khai thác đập Đá Trắng (công suất 10.000 m3/ngày đêm) cấp nước cho KCN Việt Hưng huyện Hoành Bồ. Mở rộng nhà máy nước Đông Triều (công suất 4.000 m3/ngày đêm). Xây dựng nhà máy xử lý nước ngầm tại Vĩnh Tuy (công suất 4.000 m3/ngày đêm) và nhà máy xử lý nước
sạch (công suất 12.000 m3/ngày đêm) cung cấp nước cho Mạo Khê, Hoàng Thạch. Khai thác đập nước Đồng Ho (công suất 20.000 m3/ngày đêm). Xây dựng đập Đồng Giang và sử dụng nước hồ Yên Lập, đưa công suất lên (100.000 m3/ngày đêm), cấp nước cho khu du lịch Bãi Cháy và các vùng công nghiệp tại Hoành Bồ… Xây dựng cụm xử lý nước từ hồ Tràng Vinh và Đoan Tĩnh (8.000 m3/ngày đêm) để đưa công suất cấp nước cho Móng Cái lên 12.000 m3
/ngày đêm. Xây dựng các công trình cấp nước cho một số huyện như Ba Chẽ, Bình Liêu, Đầm Hà, Hải Hà, Cô Tô (từ 600 – 2.000 m3/ngày đêm).
Thực hiện chương trình nước sạch nông thôn, đảm bảo đến năm 2020 có khoảng từ 95 – 100% số hộ nông thôn được dùng nước sạch. Quy hoạch và xây dựng hệ thống thoát nước và các khu chứa và xử lý nước thải, chất thải của các khu đô thị, các KCN, khu du lịch… nhằm bảo vệ và việc giữ gìn môi trường sinh thái.
2.3.2.3. Hệ thống thủy lợi
Đầu tư nâng cấp hệ thống thủy lợi, đảm bảo cấp đủ nước tưới cho diện tích lúa và rau màu, giải quyết tiêu úng, chống lũ nhằm phòng chống thiên tai, góp phần bảo vệ sản xuất, tính mạng và tài sản của nhân dân.
2.4. Định hƣớng phát triển nguồn nhân lực
Dưới yêu cầu của sự nghiệp CNH – HĐH đất nước và quá trình phát triển kinh tế của tỉnh thì nguồn nhân lực đóng vai trò hết sức quan trọng và là động lực chính trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Ninh. Theo dự báo đến năm 2020, dân số toàn tỉnh 1.237.000 người, trong đó dân số trong độ tuổi lao động là 680.500 người chiếm 55% dân số. Do đó, tỉnh cần chú trọng tới việc phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào các ngành như công nghiệp, thương mại, dịch vụ, sản xuất nông – lâm – thủy sản và các ngành kinh tế biển có lợi thế.
Đối với ngành công nghiệp, tỉnh cần quan tâm đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật có tay nghề cao phục vụ cho các ngành công nghiệp đóng tàu, cơ khí, chế tạo máy, công nghiệp dịch vụ cảng biển…
Về thương mại, cần chú trọng đào tạo đội ngũ nhân lực am hiểu pháp luật, nhất là luật pháp quốc tế, biết ngoại ngữ, đủ phẩm chất và khả năng hội nhập kinh tế quốc tế.
Đối với nhân lực các ngành dịch vụ, quan tâm đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch – ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, nhất là nhân lực cho du lịch biển đảo, du lịch văn hóa, tâm linh, nhân lực phục vụ cho các trung tâm du lịch lớn của tỉnh; quan tâm đào tạo nhân lực trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ, bảo hiểm chuẩn bị cho việc Quảng Ninh trở thành một trong những trung tâm tài chính lớn của đất nước trong tương lai.
Đồng thời, có chính sách khuyến khích đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và thu hút nhân tài với nhiều chế độ đãi ngộ nhằm thu hút người tài góp sức cho công cuộc phát triển kinh tế của tỉnh. Bên cạnh đó, tỉnh cần chú trọng nâng cao chất lượng các cơ sở giáo dục đào tạo trong tỉnh.
2.5. Định hƣớng phát triển các lãnh thổ động lực
Tập trung phát triển nhanh một số KKT, KCN quan trọng, liên kết với các đô thị lớn tạo thành một dải các lãnh thổ động lực, các khu vực trọng điểm mang tính đột phá dọc ven biển để thúc đẩy sự phát triển kinh tế của tỉnh cũng như cả nước.
2.5.1. Khu kinh tế Vân Đồn
Phát triển KKT Vân Đồn với chức năng là khu du lịch sinh thái biển – đảo chất lượng cao, trung tâm dịch vụ cao cấp và đầu mối giao thương quốc tế thúc đẩy sự phát triển kinh tế của tỉnh cũng như vùng KTTĐ Bắc Bộ. Tập trung phát triển nhanh du lịch sinh thái, hình thành trung tâm du lịch sinh thái biển – đảo chất lượng cao tầm cỡ khu vực và quốc tế. Phát triển đa dạng hóa các loại hình du lịch cả trên đảo và trên biển. Phát triển các ngành công nghiệp sạch hướng ra xuất khẩu. Xây dựng các trung tâm thương mại hiện đại phục vụ du lịch, phát triển nuôi trồng hải sản trên biển phục vụ xuất khẩu kết hợp với du lịch. Phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng trang trại, khu nông nghiệp công nghệ cao. Bảo vệ và phát triển rừng trên các đảo nhằm bảo vệ môi trường, kết hợp tham quan du lịch.
2.5.2. Khu công nghiệp - cảng biển Hải Hà
Phát triển thành trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn, thu hút mạnh đầu tư, tạo hạt nhân thúc đẩy giao thương với các nước trong khu vực và thế giới. Là trung tâm công nghiệp nặng quy mô lớn của vùng Bắc Bộ và cả nước. Trung tâm dịch vụ cảng và vận tải biển, đồng thời là cửa mở lớn của vùng Bắc Bộ. Đến năm 2020, cơ bản xây dựng hoàn chỉnh KCN – cảng biển Hải Hà gắn với thành phố cửa khẩu quốc tế Móng Cái thành trung tâm công nghiệp, cảng biển, trung tâm tài chính, khu mậu dịch tự do lớn và hiện đại trong khu vực.
2.5.3. Thành phố Hạ Long
Phát triển xứng đáng là một đô thị trung tâm của tỉnh và là “cực tăng trưởng” mới của KKT Bắc Bộ. Hướng phát triển của Hạ Long là lấy phát triển du lịch và dịch vụ làm trung tâm để thúc đẩy các ngành khác. Trước hết tập trung phát triển mạnh du lịch, xây dựng Hạ Long thành trung tâm du lịch, vui chơi giải trí biển hiện đại của cả nước và quốc tế. Đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài để xây dựng hạ tầng du lịch, nhất là các công trình vui chơi giải trí cao cấp. Phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ cảng gắn với xây dựng cảng Cái Lân quy mô phù hợp, phải đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường vịnh Hạ Long để phát triển du lịch.
2.5.4. Thành phố cửa khẩu quốc tế Móng Cái
Xây dựng Móng Cái trở thành thành phố cửa khẩu quốc tế hiện đại, là khu vực hội nhập chính của Việt Nam với Trung Quốc và ASEAN để thúc đẩy sự phát triển của tỉnh và quá trình hội nhập của Việt Nam với khu vực và thế giới. Chức năng chính của Móng Cái là trung tâm đầu mối về giao dịch, trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa Việt Nam với Trung Quốc và Việt Nam – Trung Quốc – ASEAN; trung tâm thương mại và dịch vụ tổng hợp có tính chất quốc tế; trung tâm du lịch nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí lớn của khu vực; trung tâm công nghiệp chế biến, chế tác và lắp ráp xuất khẩu… Phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản xuất khẩu, gia công sản phẩm công nghiệp để xuất khẩu sang Trung Quốc và công nghiệp lắp ráp những linh kiện nhập từ Trung Quốc để xuất khẩu sang các nước ASEAN.
2.5.5. Các khu, cụm công nghiệp
Phát triển các khu, cụm công nghiệp phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, cũng như phù hợp với chiến lược phát triển công nghiệp trên địa bàn. Phát triển phải gắn với không gian công nghiệp vùng Đồng bằng Bắc Bộ, vùng Trung du và miền núi phía Bắc, gắn với việc phát triển tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương, hợp tác sâu rộng với các tỉnh, thành phố trong cả nước và đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài nhằm khai thác tối đa các nguồn lực để tạo nên một vùng động lực phát triển.
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng các KCN, cụm công nghiệp hiện có trên địa bàn để thu hút đầu tư, nâng cao tỷ lệ lấp đầy các KCN. Nghiên cứu thành lập một số khu, cụm công nghiệp (khu, cụm công nghiệp đóng tàu; khu, cụm công nghiệp sản xuất ô - tô, khu, cụm công nghiệp điện tử, khu, cụm công nghiệp hỗ trợ; khu, cụm công nghiệp dệt - may; khu, cụm công nghiệp chế biến thực phẩm) gắn với các KKT, khu dịch vụ như các KCN: Cái Lân, Việt Hưng, Đông Mai, Hải Yên, Phương Nam, Tiên Yên, Kim Sơn và KCN sạch thuộc KKT Vân Đồn. Đồng thời, nghiên cứu thành lập một số khu công nghệ, cụm công nghiệp tại Đông Triều và một số cụm công nghiệp khác trên hành lang đường 18A, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế nông thôn.
Để thu hút đầu tư, đặc biệt với những dự án có quy mô đầu tư lớn, tỉnh không nên phê duyệt, quy hoạch nhiều KCN nhưng lại thiếu vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng, thay vào đó tỉnh Quảng Ninh cần tập trung củng cố, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, dịch vụ và môi trường đầu tư các KCN hiện có để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, thay vì thành lập mới các KCN. Đồng thời, tiếp tục giải quyết linh hoạt và kịp thời chính sách ưu đãi thu hút đầu tư và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động các KCN.
Phát triển các KCN phải gắn với yêu cầu bảo vệ môi trường sinh thái, gắn với đô thị và dịch vụ. Đảm bảo cho việc phát triển đồng bộ bền vững, không gây các hậu quả về xã hội.
2.6. Định hƣớng bảo vệ môi trƣờng, phát triển bền vững
2.6.1. Bảo vệ môi trường sinh thái vịnh Hạ Long
Có biện pháp kiên quyết để giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường do khai thác, chế biến than; sản xuất công nghiệp, hoạt động du lịch, khai thác cảng và vận tải biển… Kiểm soát chặt chẽ việc đổ các chất thải rắn và nước thải có ô nhiễm vào vịnh Hạ Long. Tính toán hợp lý quy mô phát triển cảng và các công trình công nghiệp quanh vịnh nhằm bảo vệ Khu Di sản thiên nhiên thế giới theo quy định của UNESCO.
2.6.2. Quản lý các hoạt động khai thác hải sản
Quản lý các hoạt động khai thác hải sản, đặc biệt là ở vùng triều, các khu vực ven bờ và quanh các đảo. Xử lý nghiêm các trường hợp khai thác bằng chất nổ, xung điện, hóa chất và các ngư cụ mang tính hủy diệt nguồn lợi. Không phát triển các phương tiện nhỏ đánh bắt ở khu vực gần bờ. Tăng cường công tác tập huấn, tuyên truyền cho ngư dân về các biện pháp nuôi trồng thủy sản thân thiện với môi trường. Nhân rộng mô hình nuôi sạch, nuôi sinh thái để nâng cao chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường.
2.6.3. Quản lý việc khai thác than
Ngăn chặn có hiệu quả, tiến tới chấm dứt tình trạng khai thác than trái phép. Quy hoạch quỹ đất phù hợp để trồng rừng bù đắp lại diện tích rừng bị phá do khai thác than lộ thiên ở khu vực Hạ Long, Cẩm Phả, Mông Dương… Xây dựng các bãi thải đất đá nằm xa các sông suối ít nhất 500 m và xa khu dân cư tối thiểu 1 km.
2.6.4. Thiết lập hệ thống rừng phòng hộ
Phát triển trồng rừng tại các khu vực khai thác than. Khôi phục và phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng ven biển và trên các đảo. Bảo vệ nghiêm ngặt vườn Quốc gia Bãi Tử Long, các khu bảo tồn thiên nhiên và rừng văn hóa lịch sử đã được thiết lập; xây dựng một số khu bảo tồn khác nhằm bảo vệ và khôi phục các nguồn gen quý hiếm, các hệ sinh thái đặc thù, kết hợp với tham quan du lịch.
2.6.5. Quản lý việc xả thải của các tàu vận tải hoạt động trên biển
Tuân thủ nghiêm những quy tắc kỹ thuật trong quá trình bốc dỡ hàng, dầu và các hóa chất độc hại. Tỉnh cần sớm xây dựng một lực lượng chuyên trách với phương tiện đủ mạnh để ngăn chặn và ứng phó kịp thời với các sự cố tràn dầu trong tỉnh.
2.6.6. Tăng cường công tác quản lý môi trường
Thực hiện nghiêm việc thẩm định các phương án bảo vệ môi trường khi xét duyệt các dự án phát triển, nhất là các công trình có nguy cơ gây ô nhiễm cao như hóa chất, cảng biển, đóng tàu, nhiệt điện… Khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng những công nghệ sạch.
2.6.7. Đa dạng hóa các nguồn vốn bảo vệ môi trường
Thực hiện chính sách hỗ trợ đối với các cơ sở sản xuất để xây dựng các công trình xử lý chất thải. Huy động các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn đóng góp kinh phí để xây dựng hệ thống xử lý chất thải theo nguyên tắc “người được hưởng lợi phải trả tiền, người gây ô nhiễm phải đầu tư để khắc phục ô nhiễm”. Đẩy mạnh công tác giáo dục môi trường trong toàn dân, kể cả thành thị và nông thôn.
KẾT LUẬN
Quảng Ninh là một hình ảnh thu nhỏ của đất nước với đồng bằng, trung du, miền núi, có vùng biển rộng, có biên giới và hải đảo. Quảng Ninh có tiềm năng lớn về tài nguyên thiên nhiên trên đất liền và trên biển. Đặc biệt, Quảng Ninh được thiên nhiên ban tặng thắng cảnh vịnh Hạ Long, Kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới. Những tiềm năng lớn về du lịch, khoáng sản, cảng biển, thủy sản, nông – lâm nghiệp… cùng với nguồn lao động dồi dào có chất lượng, hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển khá đồng bộ, thị trường tiêu thụ được mở rộng và những đường lối chính sách phát triển phù hợp cộng với vị trí địa lí thuận lợi đã tạo cho Quảng Ninh những lợi thế so sánh quan trọng so với các địa phương khác trong cả nước, là tiền đề cho Quảng Ninh phát triển trở thành một tỉnh có nền kinh tế công nghiệp, dịch vụ phát triển.
Quảng Ninh phát triển nhanh và bền vững, khai thác một cách có hiệu quả những tiềm năng lợi thế, phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp vào 2015, đòi hỏi Quảng Ninh cần có những định hướng phát triển kinh tế đúng đắn và hợp lý, đồng thời gắn liền với việc bảo vệ tài nguyên môi trường như: phát triển các ngành kinh tế có nhiều tiềm năng gắn với ưu thế về nguồn tài nguyên thiên nhiên trong tỉnh như công nghiệp khai thác và chế biến than, sản xuất vật liệu xây dựng, đóng tàu, chế biến nông – lâm – thủy sản; phát triển du lịch, thương mại và các vùng động lực lãnh thổ để thúc đẩy sự phát triển kinh tế của tỉnh và các địa phương trong tỉnh.
Quảng Ninh cần tập trung phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực có chất lượng cao, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng và có những chính sách phát triển kinh tế hợp lý nhằm thu hút đầu tư nước ngoài vào tỉnh, đưa Quảng Ninh trở thành một tỉnh phát triển, một đầu tàu của tam giác kinh tế ở Bắc Bộ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Cục Thống kê Tỉnh Quảng Ninh, 2012, Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh 1955 – 2011, NXB Thống kê.
2. Hồng Hải - Nhị Giang, 1991, Quảng Ninh tiềm năng và triển vọng, NXB Sự thật.
3. Nguyễn Hồng Quản, 2005, Quảng Ninh đất và người, NXB Lao động xã hội. 4. Đỗ Phương Quỳnh, 1993, Quảng Ninh – Hạ Long, miền đất hứa, NXB Thế giới.
5. Lê Thông (chủ biên), 2002, Địa lí các tỉnh và thành phố Việt Nam, tập 2: các