Dân cư và nguồn lao động

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu tiềm năng phát triển kinh tế tỉnh quảng ninh (Trang 30 - 34)

7. Cấu trúc của đề tài

1.3.1. Dân cư và nguồn lao động

1.3.1.1. Dân cư

- Quy mô dân sô

Năm 2012, dân số Quảng Ninh là 1.177.200 người, chiếm 1,32% dân số cả nước, đứng thứ 31 trong tổng số 63 tỉnh thành trong cả nước. Tuy nhiên, có sự khác nhau về quy mô dân số giữa các địa phương trong tỉnh. Các thành phố, thị xã trong tỉnh như Hạ Long, Uông Bí, Cẩm Phả, Móng Cái, Quảng Yên là những địa phương tập trung hầu hết dân số trong tỉnh. Ngược lại, các địa phương nằm ở vùng núi cao, biên giới và hải đảo có quy mô dân số thấp như Cô Tô và Bình Liêu.

Nhìn chung, quy mô dân số Quảng Ninh ở mức trung bình so với cả nước. Đây là nguồn lực quan trọng không thể thiếu trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh, nó góp phần cung cấp nguồn lao động cho các ngành kinh tế và cũng là thị trường tiêu thụ các sản phẩm tại chỗ lớn. Tuy nhiên, quy mô dân số khác nhau giữa các địa phương đã dẫn đến tình trạng thiếu nhà ở, việc làm, vấn đề môi trường… ở các thành phố, thị xã. Ngược lại, ở các địa phương còn lại trong tỉnh, nhất là các huyện miền núi, hải đảo lại thiếu lao động cho sản xuất…

- Gia tăng dân số

Quảng Ninh là một trong những tỉnh có tốc độ gia tăng dân số tự nhiên ở mức trung bình so với cả nước và có xu hướng giảm xuống. Năm 2000, tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên toàn tỉnh là 1,36%, đến năm 2012 tỉ lệ này giảm xuống còn 1,15%. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên nhìn chung giảm là do tỉnh đã thực hiện tốt chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình. Tuy nhiên, trong những năm gần đây tỉ lệ này đang có chiều hướng tăng lên là do tỉ suất sinh thô tăng cao trong khi đó tỉ suất tử ở mức ổn định.

Quảng Ninh là tỉnh có tỉ suất di cư thuần túy âm, năm 2012 là -2,8‰ (tỉ suất nhập cư đến tỉnh là 2,0‰, tỉ suất xuất cư là 4,8‰).

Hình 1.2: Quy mô và tỉ suất gia tăng dân số tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2000 - 2012

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh 2001 - 2013

1024,2 1081,8 1135,1 1177,2 1,36 1,0 1,1 1,15 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 Năm Nghìn người 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 %

Dân số Tỉ suất gia tăng dân số

- Cơ cấu dân số

+ Theo độ tuổi: có sự thay đổi theo xu hướng chung của cả nước là già hóa dân số. Nhóm dưới độ tuổi lao động có tỉ lệ giảm dần do mức sinh giảm liên tục (năm 2012 còn 24%) nhóm trong độ tuổi lao động và trên độ tuổi lao động ngày càng tăng (66,2% và 9,8% năm 2012).

+ Theo giới tính: Quảng Ninh có sự chênh lệch về giới tính. Tỉ số giới tính cao hơn so với mức trung bình của cả nước và đứng thứ 3 cả nước sau Đắc Nông và Kon Tum. Năm 2012, cứ 100 nữ thì có 105,9 nam (cả nước là 97,9). Tỉ lệ này phù hợp với đặc điểm tự nhiên cũng như đặc trưng ngành nghề của tỉnh.

+ Theo dân tộc: Quảng Ninh có sự đa dạng trong thành phần dân tộc với 22 dân tộc anh em cùng chung sống thuộc 5 nhóm ngôn ngữ khác nhau. Trong đó, ngôn ngữ phổ biến nhất là tiếng Kinh, tiếng Dao, tiếng Tày…

Trong các dân tộc sinh sống trên địa bàn, người Kinh chiếm 89,23% tổng dân số. Người Kinh phân bố tập trung ở các đô thị, các KCN và vùng đồng bằng ven sông, ven biển. Các dân tộc còn lại chỉ chiếm 10,77%, trong đó người Dao (chiếm 4,45%) phân bố chủ yếu ở vùng núi cao trong tỉnh, sống chủ yếu dựa vào nghề rừng; người Sán Dìu (chiếm 1,8%), người Sán Chỉ (chiếm 1,11%), người Hoa (chiếm 0,43%)… phân bố ở vùng núi thấp và chủ yếu sống bằng nông nghiệp với nghề trồng lúa nước.

- Phân bố dân cư

Mật độ dân cư trung bình Quảng Ninh năm 2012 là 193 người/km2, bằng 72,0% mật độ trung bình của cả nước (269 người/km2) và đứng thứ 4 trong các tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi phía Bắc.

Dân cư có sự phân bố không đồng đều giữa các khu vực, các địa phương trong tỉnh. Phần đất phía Tây chỉ chiếm 39,8% diện tích, kéo dài từ Đông Triều đến Cẩm Phả nhưng tập trung tới 72,7% dân số toàn tỉnh. Ngược lại, phần phía Đông với 60,2% diện tích nhưng dân số chỉ chiếm 27,3%. Sự phân bố dân cư của tỉnh phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên như địa hình, thủy văn, thổ nhưỡng, tài nguyên và đặc thù của nền kinh tế ở mỗi vùng miền.

- Đô thị hóa

Về mức độ đô thị hóa, Quảng Ninh là tỉnh có tỉ lệ đô thị hóa ở mức cao so với cả nước. Năm 2012, dân số đô thị của tỉnh là 615,4 nghìn người, chiếm 2,2% dân số đô thị cả nước. Tỉ lệ dân thành thị của tỉnh đạt 52%, cao hơn mức trung bình chung của cả nước là 31,9% và cao nhất trong vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Phần lớn các đô thị của tỉnh nằm trên các trục quốc lộ 18, 10, 4B, có các thị tứ nối lại như một “chuỗi đô thị ven biển”. Sự phát triển các đô thị đã thu hút dân cư tập trung theo trục quốc lộ, hình thành dải dân cư ven biển. Chỉ riêng 5 thành phố, thị xã trong tỉnh đã thu hút tới 62,7% dân số.

1.3.1.2. Nguồn lao động

Quảng Ninh có nguồn lao động khá dồi dào và tăng lên khá nhanh. Lực lượng lao động của tỉnh tăng từ 533.700 người (chiếm 48,7% dân số toàn tỉnh năm 2005) lên 640.000 người năm 2012 (chiếm 54,3% dân số toàn tỉnh).

Cơ cấu sử dụng lao động có sự chuyển dịch đáng kể và phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Năm 2012, cơ cấu lao động thuộc nhóm ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 41,9%; công nghiệp xây dựng 28,1% và dịch vụ là 30%.

Đơn vị: (%)

Hình 1.3: Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế tỉnh Quảng Ninh năm 2005 và năm 2012

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh năm 2006 và 2013

48,7 26,1 25,2 28,1 30 41,9 Năm 2005 Năm 2012

Công nghiệp - xây dựng

Chất lượng nguồn lao động của tỉnh ngày càng được nâng lên. Hiện nay, lao động đã qua đào tạo chiếm khoảng 55% trong tổng số lực lượng lao động và mức tăng trưởng hàng năm đạt khoảng 3,5%. Trong nhóm lao động đã qua đào tạo, đào tạo nghề chiếm tỉ lệ cao nhất (43,9%), số lao động có trình độ cao (từ đại học trở lên) ngày càng tăng, đạt khoảng 11% (năm 2012). Đây là một nguồn lực có vai trò quan trọng để thúc đẩy sự phát triển kinh tế của tỉnh và thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu tiềm năng phát triển kinh tế tỉnh quảng ninh (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)