Thị trường tiêu thụ trên thế giới luôn biến động và tương đối phức tạp, nhưng hiện nay các thông tin về thị trường vẫn cịn thiếu và độ chính xác chưa cao. Vì vậy, Nhà nước sớm thành lập trung tâm xúc tiến thương mại để trợ giúp các nhà sản xuất trong hoạt động kinh doanh. Chức năng của trung tâm này là cung cấp thông tin và tổ chức xúc tiến các hoạt động thương mại, tiến hành nghiên cứu thị trường nước ngoài. Trung tâm này sẽ thiết lập một ngân hàng dữ liệu về các thị trường nước ngoài.
Trong thời gian trước mắt, khi mà chưa thành lập được trung tâm xúc tiến thương mại, Bộ thương mại cần phải thành lập các văn phịng đại diện ở nước ngồi để nghiên cứu theo dõi tình hình thị trường nước ngồi và thường xuyên đứng ra tổ chức và bảo trợ cho các đoàn đi khảo sát thị trường nước ngoài.
Kinh nghiệm một số nước cho thấy, ngoài việc xây dựngvà thực hiện chiến lược phát triển hợp lý ngành dệt may, các nước đóđó thực hiện những biện pháp chiếm lĩnh thị trường hữu hiệu đó có thể coi là kinh nghiệm quý báu đối với Vệt Nam.
Ví dụ: Ấn Độ, Indonêsia đó thành lập kho hàng của mình ngay tại cảng Châu Âu (như cảng Rotterdam) để bám sát lịch giao hàng. Indonêsia đó thành lập trung tâm mậu dịch và phân phối của mình ở Rotterdam, trung tâm cóquan hệ chặt chẽ với cảng biển, sân bay và giữ vai trò “cửa mở” vào Châu Âu của mặt hàng dệt may xuất khẩu vào thị trường này, trung tâm còn đứng ra lo liệu địa điểm cho các cuộc trưng bày triển lãm và các mục đích thương mại khác. Đây là vấn đề tối cần thiết để cạnh tranh với các đối thủ khác.