tụng hình sự.
Như đã trình bày ở trên, khi được phân công tiến hành tố tụng đối với vụ án hình sự, TKTA có những nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm theo quy định tại Điều 41 BLTTHS. Về trách nhiệm của TKTA, tại khoản 2 điều này đã nêu rõ: “Thư
ký Tòa án phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Chánh án Tòa án về những hành vi của mình”. Mặc dù quy định này là chưa cụ thể nhưng nó đã thể hiện
một cách tổng quan nhất trách nhiệm của TKTA. Theo từ điển Tiếng Việt, “trách
nhiệm” là “phần việc được giao cho hoặc coi như được giao cho, phải đảm bảo làm
tròn, nếu kết quả làm khơng tốt thì phải gánh chịu phần hậu quả...”25. Đề cập tới
khái niệm trên để thấy được rằng trách nhiệm của TKTA trong TTHS chính là những cơng việc Thư ký phải làm có nghĩa vụ hồn thành tốt cơng việc đó, đảm bảo tính đúng đắn về hành vi của mình. Nếu khơng làm được như vậy, Thư ký có thể phải chịu trách nhiệm hành chính, dân sự, hình sự hoặc bị kỷ luật tùy theo mức độ vi phạm.
Quyền hạn và trách nhiệm là hai khái niệm luôn song hành cùng nhau. Một chủ thể được giao quyền hạn thì đồng nghĩa với việc chủ thể đó phải có sự đảm bảo trước pháp luật về việc thực hiện quyền hạn đó. Trong giai đoạn thụ lý vụ án và chuẩn bị xét xử, Thư ký được giao rất nhiều nhiệm vụ khác nhau. Khi được giao những nhiệm vụ đó, Thư ký phải đảm bảo việc hồn thành tốt nhiệm vụ của mình, đó là trách nhiệm của TKTA. Trên cơ sở đó, khi phân tích trách nhiệm của TKTA cần phải dựa trên những quyền hạn và nhiệm vụ mà Thư ký được giao. Đề cập tới trách nhiệm của TKTA, trong phạm vi đề tài, tác giả sẽ đi sâu vào phân tích vấn đề áp dụng pháp luật của TKTA để thực hiện quyền của mình trong các giai đoạn tố tụng.
37
2.2.1. Pháp luật thực định về trách nhiệm của TKTA trong hoạt động thụ lý vụ án và chuẩn bị xét xử vụ án hình sự.
Hoạt động thụ lý vụ án.
o Nhận, kiểm tra hồ sơ vụ án, kháng cáo, kháng nghị và thụ lý vụ án.
Trách nhiệm của TKTA trước hết thể hiện ở việc TKTA phải thực hiện những công việc và nhiệm vụ của mình theo đúng quy định của pháp luật. Tại Tịa án cấp sơ thẩm, khi tiến hành nhận hồ sơ vụ án, lập biên bản giao nhận hồ sơ vụ án và lưu vào hồ sơ, Thư ký phải căn cứ vào hướng dẫn tại tiểu mục 1.1 mục 1 phần I Nghị quyết số 04/2004/NQ-HĐTP để thực hiện cho đúng26
Khi nhận vật chứng kèm theo hồ sơ vụ án hoặc các băng, ảnh chụp, băng ghi hình ảnh, vật chứng, Thư ký phải ghi rõ số lượng và bảo quản theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 75 BLTHS.
Tại Tòa án cấp phúc thẩm việc nhận kháng cáo và xử lý kháng cáo tại Toà án cấp phúc thẩm Thư ký phải thực hiện theo quy định của Điều 233 BLTTHS hướng dẫn tại tiểu mục 3.2 mục 3 phần I của Nghị quyết số 05/2005/NQ-HĐTP27.
Khi được phân công tham gia kiểm tra tính hợp pháp của kháng cáo, kháng nghị, TKTA có trách nhiệm xem xét các vấn đề sau đây đúng theo quy định của pháp luật: xác định chủ thể có quyền kháng cáo, giới hạn của việc kháng cáo bản án hoặc quyết định của Toà án cấp sơ thẩm cần căn cứ vào các Điều 231, 232 BLTTHS; xác định chủ thể có quyền kháng nghị theo bản án sơ thẩm theo quy định tại Điều 232 BLTTHS; xác định thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc thời hạn kháng cáo, kháng nghị và xác định ngày kháng cáo phải căn cứ vào Điều 234 BLTTHS; thông báo kháng cáo, kháng nghị phải theo đúng quy định tại Điều 236 BLTTHS. Thư ký cần phải nghiên cứu hướng dẫn tại Nghị quyết số 05/2005/NQ-HĐTP để tránh những sơ sót khơng đáng có. Ngồi ra, về việc thơng báo kháng cáo, kháng nghị Thư ký có trách nhiệm làm đúng theo mẫu số 01đ (ban hành kèm theo Nghị quyết số
26Nghị quyết số 04/2004/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán TANDTC ngày 05/11/2004 hướng dẫn thi hành một
số quy định trong phần thứ ba “Xét xử sơ thẩm” của Bộ luật TTHS năm 2003.
27 Nghị quyết số 05/2005/NQ-HĐTP ngày 8/12/2005 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC về hướng dẫn thi
38
05/2005/NQ-HĐTP). Việc gửi và nhận lại hồ sơ giữa Viện kiểm sát cùng cấp và Toà án cấp phúc thẩm phải được thực hiện trong thời hạn và theo trình tự được hướng dẫn tại Phần III Nghị quyết số 05/2005/NQ-HĐTP28.
Hoạt động chuẩn bị xét xử
o Soạn thảo Lệnh, Quyết định.
Việc soạn thảo văn bản tố tụng chính xác có ý nghĩa rất lớn cho kết quả giải quyết vụ án. Để đảm bảo giá trị pháp lý của các văn bản tố tụng thì khi soạn thảo cần tiến hành theo mẫu văn bản tố tụng kèm theo Nghị quyết 03/2004/NQ-HĐTP29
o Trách nhiệm trong hoạt động tống đạt các văn bản.
Khi được giao nhiệm vụ, TKTA có trách nhiệm tống đạt bằng các phương thức như: tống qua đường bưu điện, tống đạt qua Thừa phát lại. Tuy nhiên, bất kỳ hình thức tống đạt nào vẫn phải đảm bảo đúng thời hạn tống đạt luật định theo điều 182 BLTTHS.
Ngoài ra, TKTA phải căn cứ vào các Điều 56, 57 BLTTHS và hướng dẫn tại các mục 1, 2 và 3 Phần II Nghị quyết số 03/2004/NQ-HĐTP trên cơ sở đề nghị và xem xét các giấy tờ cần thiết của người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự và tuỳ vào từng đối tượng cụ thể mà có hình thức văn bản phù hợp để trình người có thẩm quyền ký giấy chứng nhận người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự.
o Trách nhiệm từ chối tiến hành tố tụng.
Trách nhiệm phải tuân thủ và áp dụng đúng pháp luật của TKTA còn được thể hiện ở sự khách quan vô tư của TKTA. TKTA là một trong những người tiếp cận, quản lý hồ sơ vụ án. Đây là nhiệm vụ rất quan trọng đòi hỏi ở người tiến hành tố tụng khơng những có tinh thần trách nhiệm cao mà còn đòi hỏi cả yếu tố khách quan, cơng bằng. Vì vậy, khi có đủ căn cứ cho rằng Thư ký có thể khơng vơ tư khi
28 Nghị quyết số 05/2005/NQ-HĐTP ngày 8/12/2005 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC về hướng dẫn thi
hành một số quy định trong Phần thứ tư “Xét xử phúc thẩm” của Bộ luật TTHS năm 2003.
29 Nghị quyết 03/2004/NQ-HĐTP ngày 02/10/2004 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng
39
thực hiện nhiệm vụ thì Thư ký có trách nhiệm phải từ chối tiến hành tố tụng theo quy định tại khoản 1 Điều 47 BLTTHS:
“a) Thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 42 của Bộ luật này; b) Đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Kiểm sát viên, Điều tra viên, Thẩm phán hoặc Hội thẩm”.
o Những việc Thư ký không được làm trong quá trình chuẩn bị xét xử.
Trong quá trình chuẩn bị xét xử, Thư ký có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật. Thư ký không được tư vấn cho những người tham gia tố tụng; không được đem hồ sơ vụ án, tài liệu trong hồ sơ vụ án ra khỏi cơ quan hoặc sao chụp hồ sơ tài liệu nếu khơng vì nhiệm vụ được giao hoặc khơng được sự đồng ý của người có thẩm quyền; khơng được tiết lộ bí mật Nhà nước, bí mật cơng tác của mình và của cán bộ, cơng chức khác thuộc ngành Tòa án và các ngành khác; khơng được tiết lộ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư của bị can, bị cáo, đương sự và những người tham gia tố tụng khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác v.v.
Ngồi ra, TKTA không được làm những việc mà Luật cán bộ, công chức năm 2008 cấm cán bộ, công chức không được làm được quy định từ Điều 18 đến Điều 20 như: trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình cơng; cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu, gây phiền hà đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong khi giải quyết công việc; sử dụng tài sản của Nhà nước và của nhân dân trái pháp luật; lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để vụ lợi; phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tơn giáo dưới mọi hình thức. Cán bộ, cơng chức nói chung và TKTA nói riêng cịn khơng được làm những việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công tác nhân sự quy định tại Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và những việc khác theo quy định của pháp luật.
40
2.2.2. Pháp luật thực định về trách nhiệm của TKTA tại phiên tòa và kết thúc phiên tòa.
o Ghi biên bản phiên tòa.
Tại phiên tòa, nhiệm vụ quan trọng nhất của TKTA là ghi biên bản phiên tòa. Do vai trò quan trọng của biên bản phiên tịa nên TKTA có trách nhiệm ghi đúng theo hướng dẫn tại Điều 200 BLTTHS và mục 4, phần II Nghị quyết 04/2004/NQ- HĐTP ngày 05/11/2004 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ ba “Xét xử sơ thẩm” của BLTTHS 2003. Trong biên bản phiên tịa, u cầu về sự trung thực, chính xác là rất cao. Vì vậy, TKTA có trách nhiệm phản ánh đầy đủ, chính xác diễn biến phiên tịa, tránh tình trạng lơ là, cẩu thả khiến cho biên bản không phản ánh được diễn biến thu nhỏ của phiên tòa.
o Soạn thảo các Quyết định.
Khi thực hiện nhiệm vụ soạn thảo các Quyết định tại phiên tịa, Thư ký có trách nhiệm phải tuân theo những hướng dẫn của pháp luật. Khi soạn thảo các quyết định, TKTA có trách nhiệm phải tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc, hướng dẫn của pháp luật về hình thức và nội dung.
o Kiểm tra biên bản phiên toà.
Biên bản phiên toà phải được ghi đầy đủ, rõ ràng theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 200 BLTTHS. Sau khi kết thúc phiên toà Chủ toạ phiên toà phải kiểm tra và cùng với TKTA ký vào biên bản đó theo khoản 3 Điều 200 BLTTHS. Vấn đề đặt ra là điều khoản này khơng có sự quy định về trường hợp nếu Thẩm phán và TKTA có quan điểm khơng đồng nhất về cùng một vấn đề trong biên bản phiên tịa thì sẽ giải quyết như thế nào? Xem xét hướng dẫn tại mục 4 phần II Nghị quyết số 04/2004/NQ-HĐTP cũng khơng có quy định cụ thể hướng dẫn. Theo quan điểm của tác giả về cách hiểu quy định này như sau: TKTA phải phản ánh đúng những gì mình nghe được, thấy được trong biên bản phiên tòa. Khi chủ tọa kiểm tra biên bản, nếu chủ tọa và TKTA có ý kiến khác nhau thì cả hai đều ghi những điểm chưa thống nhất và có quyền bảo lưu ý kiến đó. Ngồi ra, trong quá trình kiểm tra lại biên bản, Thư ký
41
cịn có trách nhiệm ghi đầy đủ những yêu cầu bổ sung của các chủ thể theo quy định tại khoản 4 Điều 200 BLTTHS.
o Vào sổ kết quả xét xử, hoàn thành thủ tục phát hành bản án, giao bản
án.
Trách nhiệm của TKTA khi được phân công kiểm tra bản án trước khi phát hành là vô cùng quan trọng. Sự kiểm tra nghiêm ngặt lần cuối của TKTA và chủ tọa phiên tòa sẽ đảm bảo bản án tuân thủ triệt để quy định của pháp luật về hình thức. Đối với bản án hình sự sơ thẩm, Thư ký phải căn cứ vào bản án gốc đã được HĐXX thơng qua tại phịng nghị án, đánh máy thành các bản án chính khi Thẩm phán yêu cầu và có trách nhiệm làm theo theo mẫu bản án hình sự sơ thẩm ban hành kèm theo Nghị quyết số 04/2004/NQ-HĐTP30. Bản án hình sự phúc thẩm cũng được thực hiện tương tự.
Bên cạnh những trách nhiệm cụ thể trong từng hạt động tố tụng, Thư ký còn phải tuân theo những quy tắc trong Quyết định số 1253/2008/QĐ-TANDTC31 về quy tắc ứng xử của cán bộ, cơng chức ngành TAND. Theo đó, Thư ký phải có một cách ứng xử đúng đắn, khuôn phép, thực sự “Phụng cơng, thủ pháp, chí cơng, vơ tư”. Trong q trình thực hiện nhiệm vụ, TKTA phải hoàn thành tốt trách nhiệm được giao. Khi có hành vi cố ý làm sai sót hoặc khơng hồn thành nhiệm vụ, Thư ký sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật có thể là hành chính, dân sự, hình sự hoặc bị kỷ luật. TKTA có thể bị buộc thơi việc nếu 02 năm liên tiếp khơng hồn thành tốt nhiệm vụ, bị kỷ luật tùy theo mức độ vi phạm theo Điều 58, Điều 59, Điều 79 Luật cán bộ, công chức. Trong trường hợp Thư ký có hành vi cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 300 BLHS v.v.
30 Nghị quyết số 04/2004/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán TANDTC ngày 05/11/2004 hướng dẫn thi
hành một số quy định trong phần thứ ba “Xét xử sơ thẩm” của Bộ luật TTHS năm 2003.
31 Quyết định số 1253/2008/QĐ-TANDTC của Tòa án nhân dân tối cao ngày 18-9-2008 về quy tắc ứng xử
42
Chƣơng III
THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG CỦA THƢ KÝ TÒA ÁN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA THƢ KÝ TÒA ÁN
3.1. Thực tiễn hoạt động của Thƣ ký Tịa án trong Tố tụng hình sự hiện nay.
3.1.1. Những kết quả đạt đƣợc.
Trong những năm vừa qua, nền kinh tế nước ta đang trong quá trình chuyển đổi cơ cấu theo xu hướng tồn cầu hóa. Tuy nhiên, thời gian gần đây, quá trình chuyển đổi lại gặp phải những khó khăn do phải chịu ảnh hưởng của suy thối kinh tế. Đây là thách thức lớn trong quá trình phát triển. Mặt trái của nó cũng chính nguyên nhân khác làm phát sinh phát triển và phức tạp thêm tình hình tội phạm. Mặc dù an ninh chính trị được giữ vững nhưng tội phạm cũng không ngừng gia tăng với quy mơ, tính chất, mức độ nguy hiểm ngày càng lớn. Trước tình hình đó, nhiệm vụ đặt ra với hoạt động tư pháp nói chung và ngành Tịa án nói riêng là hết sức nặng nề. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Đảng cũng với sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng, trong thời gian qua, cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Hầu hết các vụ án lớn, nghiêm trọng đều được phát hiện và xử lý kịp thời và nghiêm minh theo quy định của pháp luật, đáp ứng yêu cầu của nhân dân. Qua đây, nhận thấy rằng tính chất và hoạt động của Tòa án ngày càng được củng cố và phát triển vững mạnh về mọi mặt mà quan trọng nhất là nhân tố con người.
Trong thời gian gần đây, đội ngũ cán bộ Tịa án nói chung và TKTA nói riêng khơng ngừng gia tăng về số lƣợng. Theo báo cáo tổng kết của ngành TAND
năm 2010, Tòa án các cấp đã tuyển dụng mới 902 cán bộ, công chức nâng tổng số cán bộ, công chức ngành Tòa án nhân dân là 12.379 người, so với cùng kỳ năm
43
trước tăng 726 người32. Năm 2012, Tòa án các cấp đã tuyển dụng mới 510 cán bộ. TAND tối cao đã trình Ủy ban thường vụ Quốc hội thơng qua Đề án bổ sung biên