Nhu cầu hoàn thiện

Một phần của tài liệu Thư ký tòa án trong tố tụng hình sự lý luận và thực tiễn (Trang 62)

3.2. Nhu cầu hoàn thiện và những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động

3.2.1. Nhu cầu hoàn thiện

Đại hội Đảng toàn quốc lần IX đã đề ra nhiệm vụ xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Nhà nước pháp quyền theo giải thích của kinh tế gia và luật gia được giải Nobel F. V. Hayek trong tác phẩm The Road to Serfdom (năm 1944) thì với nhà nước pháp quyền, “trong mọi hành động

của nó đều phải chịu sự ràng buộc bởi các quy tắc cố định và đã được thông báo trước – các quy tắc mà là cho người ta có thể nhìn thấy trước một cách tương đối chắc chắn về cách mà quyền lực sẽ được sử dụng trong những tình huống nhất định và giúp cho cá nhân có thể lập kế hoạch cho riêng mình dựa trên sự hiểu biết về

điều đó”48. Và theo PGS.TS Nguyễn Cửu Việt thì, “Nhà nước pháp quyền là Nhà

nước mà trong đó mọi chủ thể (kể cả Nhà nước) đều tuân thủ nghiêm chỉnh, chịu phục tùng pháp luật-một pháp luật có tính pháp lý cao, phù hợp với lý trí, thể hiện đầy đủ những giá trị cao cả nhất của xã hội, của con người”. Như vậy, nhà nước

pháp quyền được hiểu là nhà nước được tổ chức, quản lý và hoạt động theo pháp luật, các giá trị nhân văn được đề cao, tôn trọng và bảo vệ quyền của con người, quyền dân chủ của công dân.

Để xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam thì nhiệm vụ cấp bách hiện nay là phải tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật và thực thi pháp luật một cách nghiêm minh mà trọng tâm là cải cách tư pháp. Nguyên tắc quản lý nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa phải được đề cao hơn bao giờ hết. Nhận thức được tầm quan trọng đặc biệt của công tác Tư pháp trong công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền, Đảng cộng sản Việt Nam đã đề ra nhiều chủ trương về cải cách tư pháp theo yêu cầu của tình hình mới, thể hiện trong nhiều văn kiện của Đảng như : Nghị quyết Trung ương 8 khóa VII; Nghị quyết Trung ương 3 và 7 khóa VIII; Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của

48 Michael J. Trebilcock & Ronald J. Daniels, “Rule of Law Reform and Development: Charting the Fragile

Path of Progress, (Cheltenham, UK: Edward Elgar, 2008) at 14. Đây là quan niệm mà A.V.Dicey, một học

giả luật hiến pháp nổi tiếng người Anh cuối thế kỷ 19 đưa ra (xem: Hilaire Barnett, Constitutional &

58

Đảng; Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 02/01/2002 về “Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới” và đặc biệt là Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”.

Trong quá trình cải cách, nhận thấy rằng các văn bản pháp luật có một vai trị hết sức quan trọng, là cơ sở pháp lý cho mọi hành vi, hoạt động của mọi chủ thể trong xã hội. Tuy nhiên, xuất phát từ các yếu tố chủ quan trong quá trình xây dựng pháp luật và sự phát triển không ngừng của các quan hệ xã hội, các văn bản pháp luật ra đời và tồn tại ln chứa đựng trong nó những bất cập phát sinh trong quá trình thực hiện. Tương tự vậy, những quy định về TKTA qua từng thời kỳ mặc dù có những tác động tích cực, mang lại hiệu quả trong cơng tác xét xử nhưng vẫn cịn tồn tại những điểm bất cập.

Trong những năm gần đây, do tiếp tục phải chịu hậu quả từ cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu và khủng hoảng nợ cơng kéo dài ở khu vực Châu Âu nên kinh tế thế giới diễn biến không thuận. Cuộc khủng hoảng này có tác động tiêu cực đến nền kinh tế nước ta. Các thế lực phản động trong và ngoài nước tiếp tục chống phá. Các cơ quan tư pháp đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao góp phần quan trọng vào việc bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cơng dân. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số hạn chế như: cịn để xảy ra tình trạng oan sai trong điều tra, truy tố, xét xử; khiếu nại, tố cáo của cơng dân trên lĩnh vực hoạt động tư pháp cịn nhiều; kết quả thi hành án hình sự, dân sự cịn gặp nhiều khó khăn…

Thực tiễn trên đã dẫn tới nhu cầu cấp thiết phải hoàn thiện hệ thống các cơ quan tư pháp trong đó, yếu tố con người là được quan tâm hơn cả. Vì vậy, nhu cầu hồn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động tư pháp ngày càng trở nên bức thiết hơn. Trong cải cách Tư pháp yếu tố nâng cao năng lực phẩm chất đạo đức của cán bộ Tư pháp được chú trọng bao gồm TKTA. Từ đó có thể khẳng định, hạt nhân của quá trình cải cách Tư pháp chính là cải cách cán bộ Tư pháp. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về “ Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” đã chỉ rõ một trong những phương hướng của cải cách tư pháp là “ Xây dựng đội

59

ngũ cán bộ tư pháp, bổ trợ tư pháp, nhất là cán bộ có chức danh tư pháp, theo hướng đề cao quyền hạn, trách nhiệm pháp lý, nâng cao và cụ thể hóa tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất, đạo đức, chun mơn nghiệp vụ và kinh nghiệm, kiến thức xã hội đối với từng loại cán bộ; tiến tới thực hiện chế độ thi tuyển đối với một số chức danh.”49

Nhu cầu hồn thiện cịn xuất phát từ thực tiễn hoạt động của TKTA. Với vai trò là lực lượng hùng hậu nhất trong đội ngũ cán bộ Tòa án, TKTA ngày càng khẳng định được vị thế của mình, góp phần khơng nhỏ vào việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan Tòa án. Tuy nhiên, qua phân tích, đánh giá thì vẫn cịn một số hạn chế trong thực tiễn hoạt động của TKTA.

3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Thƣ ký Tòa án.

Giải pháp về pháp luật.

“Pháp luật là biểu hiện hoạt động của các chính sách”50. Pháp luật được ban hành có thể đưa ra các biện pháp gián tiếp, thông qua việc tạo ra hành lang pháp lý mà trong phạm vi đó, từng cá nhân đóng vai trị là động lực. Xã hội biến đổi không ngừng, các mối quan hệ xã hội ngày càng phức tạp đã địi hỏi pháp luật phải khơng ngừng hoàn thiện để kịp thời điều chỉnh. Những quy phạm pháp luật đã lỗi thời cần được bổ sung và điều chỉnh. Do đó, việc hồn thiện quy định pháp luật là điều kiện cơ bản là cơ sở đầu tiên đảm bảo hiệu quả hoạt động của chủ thể tiến hành tố tụng trong đó có TKTA.

Nhận thức được rằng vai trò của TKTA ngày càng được củng cố qua các văn bản pháp luật trong từng thời kì. Tuy nhiên, BLTTHS năm 2003 và các văn bản pháp luật liên quan vẫn chưa thực sự khái quát hết được nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của TKTA. Từ việc trình bày những hạn chế thiếu sót về các văn bản pháp luật quy định về TKTA ở trên, tác giả xin đưa ra một vài kiến nghị về việc sửa đổi luật như sau:

49 Nghị quyết số 49- NQ/TW ngày 02/6/2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.

50 Ann Seidman, Robert B. Seidman và Nalin Abeyesekere, ''Soạn thảo pháp luật vì tiến bộ xã hội dân chủ''

60

Nghiên cứu BLTTHS 2003 và các văn bản khác, một điều thường thấy là vai trò của người TKTA chưa được xem trọng. TKTA cũng là người tiến hành tố tụng được quy định tại khoản 2 Điều 33 BLTTHS, cũng có vai trị quan trọng trong toàn bộ vụ án nhưng tại một số điều luật quy định về người tiến hành tố tụng, chức danh TKTA lại không hề được đề cập tới. Cụ thể đó là tại Điều 4 BLTTHS quy định những chủ thể phải tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân đều là tất cả những người tiến hành tố tụng chỉ trừ TKTA. Theo tác giả, đây là một quy định chưa hợp lý. Thực tế đã cho thấy, TKTA trong quá trình làm nhiệm vụ đã trợ giúp cho Thẩm phán rất nhiều trong việc kiểm tra tính hợp pháp và sự cần thiết của những biện pháp đã áp dụng. TKTA trong q trình cơng tác cũng phải là những người tơn trọng và bảo vệ quyền lợi của nhân dân. Vậy nên, theo tác giả, Điều 4 cần được sửa đổi như sau: “Điều 4: Tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân.

1. Khi tiến hành tố tụng, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Chánh án, Phó Chánh án Tịa án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án trong phạm vi trách nhiệm của mình phải tơn trọng và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân.

2. Những người thuộc khoản 1 điều này phải thường xuyên kiểm tra tính hợp pháp và sự cần thiết của những biện pháp đã áp dụng, kịp thời hủy bỏ hoặc thay đổi những biện pháp đó, nếu xét thấy có vi phạm pháp luật hoặc khơng cịn cần thiết nữa. Nếu khơng thuộc thẩm quyền xử lý của mình thì phải báo ngay cho người

có thẩm quyền để xem xét.”

Về quy định tại Điều 41 BLTTHS, như đã phân tích ở trên, pháp luật cần có những quy định điều chỉnh, bổ sung cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của TKTA trong tất cả các giai đoạn tố tụng của vụ án trong khi điều luật này mới chỉ dừng lại ở việc quy định nhiệm vụ, quyền hạn của TKTA tại phiên tịa. Vì vậy, tác giả kiến nghị sửa đổi bổ sung như sau:

“Điều 41. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thư ký Tòa án”

1. Thư ký Tịa án được phân cơng tiến hành tố tụng đối với vụ án hình sự có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: a) Thực hiện các công tác nghiệp vụ cần

61

thiết trước khi khai mạc phiên tòa và sau khi kết thúc phiên tòa; b) Phổ biến nội

quy phiên tòa; c) Báo cáo Hội đồng xét xử danh sách những người được triệu tập đến phiên tòa; d) Ghi biên bản phiên tòa; e) Tiến hành các hoạt động tố tụng cần thiết khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo sự phân cơng của Chánh án Tịa án.”

Đồng thời với việc sửa đổi bổ sung Điều 41 tác giả kiến nghị nên có văn bản dưới luật giải thích cụm từ “Các cơng việc cần thiết trước khi khai mạc phiên tịa và

sau khi kết thúc phiên tòa” tại điểm a và cụm từ “Tiến hành các hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo sự phân cơng của Chánh án Tịa án” tại

điểm e khoản 1 Điều 41 BLTTHS. Việc bổ sung điều 41 BLTTHS phản ánh đầy đủ hơn hoạt động của TKTA cũng như khẳng định vai trò quan trọng của TKTA đối với hoạt động giải quyết vụ án hình sự.

Về Điều 200 “Biên bản phiên tòa”. Thực tiễn TTHS những năm qua cho thấy, do chưa có điều kiện tất cả các phiên tịa hình sự đều có ghi âm, ghi hình để lưu giữ, nên phần lớn các biên bản phiên tịa được lập mà khơng có cơ chế kiểm tra, giám sát và đối chiếu xác nhận độ trung thực và chính xác, với sự ký tên hoặc xác nhận của bị cáo, người bào chữa. Thậm chí, họ cũng khơng được sao chụp ngay sau khi phiên tịa kết thúc vì lý do TKTA chưa hồn thiện và Thẩm phán chưa kiểm tra kỹ lại biên bản phiên tòa. Hơn nữa, cần phải xem xét thêm về chế định kiểm tra biên bản sau khi kết thúc phiên tịa để tránh tình trạng Thư ký và Thẩm phán bất đồng ý kiến nhưng không được phản ánh hết. Như vậy, cần phải bổ sung như sau: “Điều 200.

Biên bản phiên tòa.

1. Biên bản phiên tòa phải là biên bản tốc ký và phải được đối chiếu lại với băng ghi âm, ghi hình phiên tịa đó. Biên bản phiên tòa ghi

rõ ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm của phiên tòa, thành phần tham dự phiên tòa và mọi diễn biến ở phiên tòa từ khi bắt đầu cho đến khi tuyên án.

2. Những câu hỏi và những câu trả lời đều phải được ghi vào biên

bản.

3. Sau khi kết thúc phiên tòa, chủ tọa phiên tòa phải kiểm tra biên

bản và cùng với Thư ký Tịa án ký vào biên bản đó. Nếu có ý kiến khác thì

62

4. Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người bảo vệ quyền lợi của đương sự hoặc đại diện hợp pháp của những người đó được xem biên bản phiên tịa, có quyền u cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa và ký xác nhận. Nếu chủ tọa phiên

tịa quyết định khơng cho bổ sung hoặc đính chính thì phải ghi rõ lý do từ chối.

Ngồi ra, pháp luật cịn cần bổ sung thêm các chế định về khái niệm, tiêu chuẩn tuyển chọn, thủ tục tuyển chọn TKTA; những việc TKTA không được làm; về chế độ đãi ngộ đối với TKTA; biệt phái TKTA; quy định về chế độ bảo vệ tính mạng, sức khoẻ và tài sản của TKTA để chế định này được hoàn thiện hơn.

Nói tóm lại, sửa đổi để tiến gần tới cái đích của sự hồn thiện là một trong những phương hướng mà pháp luật luôn đặt ra. Việc hoàn thiện các chế định về TKTA đóng vai trị hết sức quan trọng, tạo ra một nền tảng pháp lý vững chắc để người Thư ký thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình. Đồng thời cũng là cơ sở thuận lợi cho các nhà nghiên cứu khi tiến hành nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến chế định này.

Các giải pháp khác.

Thứ nhất, xây dựng kế hoạch tuyển chọn, đào tạo, bồi dƣỡng, đào tạo lại, đánh giá chức danh Thƣ ký Tòa án.

Về công tác tuyển chọn TKTA: chất lượng đội ngũ TKTA phụ thuộc rất nhiều vào công tác tuyển chọn cán bộ. Thực tế đã cho thấy rằng, khi cơng tác tuyển chọn tốt thì chất lượng đội ngũ TKTA sẽ cao hơn. Vì vậy, cơng tác xây dựng kế hoạch tuyển chọn cán bộ vào ngành trong giai đoạn tới phải đáp ứng được các tiêu chuẩn về trình độ chun mơn, nghiệp vụ, tiêu chuẩn về đạo đức, tiêu chuẩn về sức khỏe. TKTA phải coi trọng cả đức và tài, đức là gốc.

Về công tác đào tạo, bồi dưỡng, đào tạo lại cán bộ, cơng chức nói chung và TKTA nói riêng: Đây là cơng tác được xác định là một nhiệm vụ thường xuyên, có ý nghĩa quan trọng, góp phần tích cực trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực công tác, chất lượng và hiệu quả làm việc của cán bộ, công chức, viên

63

chức; hướng tới mục tiêu là tạo được sự thay đổi về chất trong thực thi nhiệm vụ chuyên môn. Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/03/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhấn mạnh: “Đào tạo, bồi dưỡng theo vị trí việc

làm nhằm trang bị, cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp cần thiết để làm tốt công việc được giao”51.

Theo tác giả, trong điều kiện hiện nay để đảm bảo cho công tác này cần : - Xây dựng chương trình đào tạo bài bản, cụ thể về chức danh TKTA, tăng cường làm tốt hơn nữa công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho TKTA.

- Trong công tác giảng dạy, tập huấn nghiệp vụ cần tiếp tục đổi mới và áp dụng tốt các phương pháp truyền đạt kiến thức theo từng đối tượng đào tạo, bồi dưỡng như: thuyết trình, làm việc nhóm, nghiên cứu tình huống, thảo luận, đóng vai v.v. Như vậy, bản thân TKTA sẽ tiếp thu kiến thức nhanh hơn, đồng thời có thể đặt mình vào vị thế của người khác, từ đó hiểu và có cách ứng xử rong các mối quan hệ

Một phần của tài liệu Thư ký tòa án trong tố tụng hình sự lý luận và thực tiễn (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)