Hoàn thiện quy định về căn cứ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Các biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lãnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm theo Luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 79 - 94)

3.2. Một số đề xuất hoàn thiện quy định của BLTTHS về biện

3.2.4. Hoàn thiện quy định về căn cứ

Trên tinh thần các nghị quyết của Đảng về cải cách tƣ pháp phân định rõ thẩm quyền quản lý hành chính với trách nghiệm quyền hạn tƣ pháp trong hoạt động tố tụng tƣ pháp theo hƣớng tăng quyền và trách nhiệm cho Điều tra viên, Kiểm sát viên và thẩm phán để họ chủ động trong thực thi nhiệm vụ, nâng cao tính độc lập và chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về các hành vi và quyết định tố tụng của mình. Xác định rõ căn; hạn chế việc áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với một số loại tội phạm; thu hẹp đối tƣợng ngƣời có thẩm quyền quyết định áp dụng. Qua nghiên cứu thực trạng quy định và thực tiễn thực hiện căn cứ áp dụng nêu trên cũng nhƣ những bất cập, vƣớng mắc trong thời gian qua. Thấy rằng cần thiết phải sửa đổi bổ sung một số vấn đề về căn cứ áp dụng cấm đi khỏi nơi cƣ trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị bảo đảm trong BLTTHS nhƣ sau:

3.2.4.1. Cấm đi khỏi nơi cư trú

Một là, quy định cụ thể về căn cứ áp dụng biện pháp này, đối tƣợng áp

dụng. Trong thực tiễn giải quyết các vụ án hình sự, việc áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cƣ trú đƣợc thực hiện nhiều đối với các trƣờng hợp bị can, bị cáo có nơi cƣ trú rõ ràng, thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng, đơn

giản, chứng cứ xác định hành vi phạm tội đã rõ ràng. Tuy nhiên, cũng có trƣờng hợp phạm các loại tội phạm nhƣng vẫn áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cƣ trú vì lý do sức khỏe, gia đình,… Do vậy, cần quy định việc áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cƣ trú có thể áp dụng đối với các trƣờng hợp bị can, bị cáo có nơi cƣ trú rõ ràng, có nhân thân tốt có nhân thân tốt, lối sống ở địa phƣơng, không tiền án, tiền sự và mức độ hợp tác, khai báo với cơ quan tiến hành tố tụng và chứng cứ xác định hành vi phạm tội đã rõ ràng.

Hai là, quy định trách nhiệm của chính quyền địa phƣơng có trong việc

quản lý, giám sát chặt chẽ bị can, bị cáo bị cấm đi khỏi nơi cƣ trú theo hƣớng có thể có chế tài kỷ luật đối với ngƣời đứng đầu chính quyền địa phƣơng khơng kịp thời thông báo cơ quan chức năng khi bị can, bị cáo đã bỏ trốn khỏi địa phƣơng trên 1 tháng do không quản lý. Trƣờng hợp khi nhận đƣợc lệnh cấm đi khỏi nơi cƣ trú nhƣng có căn cứ cho rằng bị can, bị cáo này không quản lý đƣợc hay khơng có ở nơi cƣ trú, việc áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cƣ trú là khơng chính xác thì cần thơng báo ngay cho cơ quan đã áp dụng để thay đổi biện pháp ngăn chặn khác.

Ba là, quy định cụ thể thời hạn áp dụng trong quá trình điều tra, truy tố,

xét xử trên cơ sở phân loại tội phạm: tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cƣ trú cần căn cứ vào thời hạn điều tra, truy tố, xét xử, ghi rõ trong lệnh cấm đi khỏi nơi cƣ trú. Khi chuyển giai đoạn tố tụng nếu thấy cần thiết thì cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền phải ra lệnh để áp dụng tiếp, nếu khơng cần thiết thì huỷ bỏ. Đối với những trƣờng hợp vẫn áp dụng đến khi xét xử thì cần quy định việc hủy bỏ ghi trong bản án. Việc ghi rõ vào bản án giúp cho ngƣời bị kết án sau khi thi hành xong bản án sẽ không bị ràng buộc bởi các lệnh cấm đi khỏi nơi cƣ trú của các cơ quan tiến hành tố tụng đã ban hành trƣớc khi có bản án.

Bốn là, hƣớng dẫn về nơi cƣ trú và việc bị can, bị can vi phạm trong

việc cấm đi khỏi nơi cƣ trú là trong địa hạt nào? trong biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cƣ trú có thể sửa đổi quy định nơi bị can, bị cáo cam đoan sẽ nhận giấy triệu tập nơi bị cáo đăng ký thƣờng trú hoặc tạm trú và đƣợc đi trong địa hạt bị cáo đăng ký bị cáo cam kết đó và nếu cơ quan có thẩm quyền triệu tập không đƣợc sẽ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác. Điều này cũng góp phần thuận lợi cho bị can, bị cáo làm ăn, sinh sống trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử và cũng là cách hạn chế thấp nhất khó khăn cho bị can, bị cáo khi bị áp dụng biện pháp ngăn chặn này.

Do đó, để bảo đảm quyền con ngƣời, quyền tự do, dân chủ của cơng dân thì địi hỏi có sự nghiên cứu sửa đổi và hƣớng dẫn áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cƣ trú một cách rõ ràng, cụ thể hơn và để giải quyết vƣớng mắc trên, ngƣời viết thấy rằng Điều 94 Bộ luật hình sự cần đƣợc sửa đổi bổ sung “Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú được huỷ bỏ theo quyết định của Toà án. Quyết định này được ghi trong bản án khi xét xử vụ án”. Khi thực

hiện, Toà án cần ghi rõ trong bản án huỷ bỏ các lệnh cấm đi khỏi nơi cƣ trú bao gồm số, ngày, tháng, năm của cơ quan đã ra lệnh cấm đi khỏi nơi cƣ trú. Việc ghi rõ vào bản án giúp cho ngƣời bị kết án sau khi thi hành xong bản án sẽ không bị ràng buộc bởi các lệnh cấm đi khỏi nơi cƣ trú của các cơ quan tiến hành tố tụng đã ban hành trƣớc khi có bản án.

3.2.4.2. Bảo lĩnh

Một là, quy định bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn thay cho việc áp dụng

biện pháp tạm giam, do vậy đối tƣợng áp dụng biện pháp này là bị can đang bị tạm giữ, tạm giam, bị cáo đang bị tạm giam hoặc bị can, bị cáo xét thấy không cần thiết phải tạm giam.

Hai là, quy định rõ căn cứ, điều kiện áp dụng biện pháp bảo lĩnh: Quy

bằng tiền hoặc giấy tờ bảo đảm có giá trị thanh tốn bằng tiền (không quy định bảo lĩnh bằng tín chấp hoặc bằng đồ vật). Có đơn xin bảo lĩnh của ngƣời nhận bảo lĩnh, có sự đồng ý của ngƣời đƣợc bảo lĩnh là bị can, bị cáo. Ngƣời nhận bảo lĩnh là ngƣời thân thích của bị can, bị cáo, Luật sƣ hoặc ngƣời đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo.

Ba là, quy định điều kiện đối với ngƣời nhận bảo lĩnh: Là cá nhân có

phẩm chất chính trị tốt, không liên quan đến vụ án; có khả năng thực hiện những trách nhiệm của ngƣời nhận bảo lĩnh; có thu nhập ổn định và cƣ trú cùng địa phƣơng với bị can, bị cáo đƣợc bảo lĩnh để bảo đảm giám sát.

Bốn là, quy định trách nhiệm ngƣời nhận bảo lĩnh trong việc thực hiện

các nghĩa vụ cam đoan: Bảo đảm chắc chắn là ngƣời đƣợc bảo lĩnh tuân thủ những quy định; báo cáo ngay đến cơ quan tiến hành tố tụng khi phát hiện thấy ngƣời đƣợc bảo lĩnh có thể thực hiện hoặc đã thực hiện những hành vi vi phạm. Nếu ngƣời nhận bảo lĩnh vi phạm các nghĩa vụ đã cam đoan để ngƣời đƣợc bảo lĩnh thực hiện hành vi vi phạm các quy định pháp luật thì họ bị phạt tiền và số tiền bảo lĩnh bị sung quỹ Nhà nƣớc. Nếu hành vi cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Năm là, quy định trách nhiệm ngƣời đƣợc bảo lĩnh: Bị can, bị cáo phải

có mặt đúng thời gian, địa điểm triệu tập; không vi phạm hoạt động tố tụng; khơng can thiệp dƣới bất kỳ hình thức nào với nhân chứng khi họ khai báo; không đƣợc tiêu huỷ hoặc làm sai lệnh chứng cứ hoặc thông cung hoặc thực hiện các hành vi khác gây cản trở hoạt động điều tra, truy tố, xét xử.

Sáu là, quy định hạn chế bảo lĩnh: Không áp dụng bảo lĩnh đối với bị

can, bị cáo đã có tiền án lại phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng về hành vi này, tội xâm phạm an ninh quốc gia, trừ trƣờng hợp phụ nữ có thai, ni con nhỏ dƣới 36 tháng tuổi, ngƣời già, bệnh nặng, ngƣời chƣa thành niên.

3.2.4.3. Đặt tiền hoặc tài sản để bảo đảm

Một là, để thuận lợi cho việc áp dụng, tránh gây phiền hà cho quá trình

bảo quản và xử lý tài sản, quy định rõ đối tƣợng cho đặt tiền để thay cho tạm giam là bị can, bị cáo; quy định đặt tiền hoặc giấy tờ có giá trị để bảo đảm, bỏ quy định đặt tài sản (đồ vật); đồng thời quy định trình tự, thủ tục đặt tiền ngay trong Bộ luật nhƣ bị can, bị cáo phải có đơn đề nghị cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền xem xét; việc giao nhận tiền đặt phải đƣợc lập biên bản và bản sao biên bản phải đƣợc giao cho ngƣời đặt tiền hoặc giấy tờ có giá trị để bảo đảm; quy định mức tiền phải đặt do cơ quan có quyền áp dụng (Viện kiểm sát, Toà án) quyết định trên cơ sở cân nhắc tính chất, mức độ hành vi phạm tội, hậu quả gây thiệt hại, tình trạng tài sản của bị can, bị cáo và việc bảo đảm thi hành án, nhƣng khơng đƣợc vƣợt q khả năng tài chính của ngƣời đặt tiền.

Hai là, để ngăn chặn các tội phạm nguy hiểm, cần quy định các trƣờng

hợp không đƣợc áp dụng biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm gồm: Các đối tƣợng phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng, sức khoẻ… (trừ loại tội do lỗi vô ý); các đối tƣợng phạm các tội vừa xâm phạm quyền sở hữu vừa xâm phạm trật tự trị an xã hội nhƣ trộm cắp, cƣớp, cƣớp giật; bị can, bị cáo phạm tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là chung thân, tử hình; về nhân thân khơng áp dụng đối với ngƣời tái phạm nguy hiểm, phạm tội có tính chất cơn đồ, có tính chun nghiệp, khơng nơi cƣ trú rõ ràng…

Ba là, quy định rõ chế tài xử lý đối với ngƣời đặt tiền khi họ vi phạm

nghĩa vụ cam đoan và việc hoàn lại số tiền đã đặt: Trong trƣờng hợp bị can, bị cáo không thực hiện nghĩa vụ hoặc vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan liên quan đến việc đƣợc đặt tiền để đảm bảo nhƣ khơng có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án; bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội, thì số tiền đã đặt bị sung công quỹ Nhà nƣớc theo quyết định của Toà án. Khi Toà

án ra bản án hoặc ra quyết định đình chỉ vụ án thì Tồ án quyết định việc trả lại tiền hoặc giấy tờ có giá trị để bảo đảm đã đặt cho ngƣời đặt tiền. Trƣờng hợp Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án thì việc trả lại tiền cho ngƣời đã đặt phải nêu trong quyết định đình chỉ.

Bốn là, quy định rõ thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền

hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm gồm: Viện kiểm sát quyết định cho bị can đặt tiền trong giai đoạn điều tra, truy tố; Toà án quyết định cho bị can, bị cáo đặt tiền trong giai đoạn xét xử.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Chƣơng 3 của luận văn tập trung phân tích quan điểm chỉ đạo và các giải pháp nâng cao chất lƣợng áp dụng pháp luật về sử dụng các biện pháp ngăn chặn về cấm đi khỏi nơi cƣ trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm của Cơ quan tiến hành tố tụng trong việc giải quyết các vụ án hình sự trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang theo quy định.

Là tiền đề quan trọng cho việc nâng cao chất lƣợng, tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về một số giải pháp khác nhằm năng cao hiệu quả áp dụng chế định các biện pháp ngăn chặn của Cơ quan tiến hành tố tụng trong giải quyết các vụ án hình sự trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Mặt khác nhằm nâng cao nhận thức của ngƣời tiến hành tố tụng, đồng thời cũng là biện pháp phòng ngừa tội phạm xảy ra nhƣ đã phân tích ở phần trên.

KẾT LUẬN

Tóm lại, sau khi nghiên cứu đề tài luận văn thạc sĩ luật học: "Các biện

pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam" cho phép tác giả đƣa ra một số kết luận chung nhƣ sau:

1. Biện pháp ngăn chặn là biện pháp cƣỡng chế trong tố tụng hình sự,

do những ngƣời có thẩm quyền trong các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng đối với bị can, bị cáo, trong trƣờng hợp đặc biệt có thể áp dụng đối với những ngƣời chƣa bị khởi tố về hình sự khi có đủ căn cứ do BLTTHS quy định nhằm ngăn chặn tội phạm, đảm bảo cho công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hoặc không cho đối tƣợng tiếp tục gây hại cho xã hội, mặt khác tránh đƣợc việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tùy tiện, tràn lan. Trong những năm qua, áp dụng pháp luật về việc thực hiện các biện pháp ngăn chặn của các cơ quan tiến hành tố tụng trong Bộ luật tố tụng hình sự trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể, là những biện pháp để Cơ quan tiến hành tố tụng hoàn thành và làm rõ sự thật khách quan của vụ án, ngăn chặn không cho ngƣời phạm tội bỏ trốn hoặc gây khó khăn cho cơng tác điều tra, xóa những dấu vết của một tội phạm khác. Từ đó kết quả điều tra phá án ngày càng đạt tỷ lệ cao hơn, góp phần giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội trên đại bàn tỉnh Tuyên Quang, bảo vệ tài sản của Nhà nƣớc, của tập thể, bảo vệ tính mạng sức khỏe, tự do, danh dự nhân phẩm của công dân. Bên cạnh những thành tựu đã đạt đƣợc, áp dụng pháp luật về sử dụng các biện pháp ngăn chặn vẫn cịn nhiều tồn tại, thiếu sót nhƣ bỏ lọt tội phạm, làm oan sai ngƣời vô tội, vi phạm các quyền tự do, dân chủ của công dân, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu trong tình hình mới hiện nay.

2. Để góp phần khắc phục tình trạng nêu trên và nâng cao chất lƣợng áp

dụng pháp luật về các biện pháp ngăn chặn của Cơ quan tiến hành tố tụng trong Bộ luật tố tụng hình sự nói chung, tại tỉnh Tun Quang nói riêng. Tác giả trong luận văn đã sử dụng và kết hợp hài hoà các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học và tiếp thu các thành tựu khoa học của những ngƣời đi trƣớc, phân tích và đánh giá thực trạng của hoạt động áp dụng pháp luật về biện pháp ngăn chặn (Cấm đi khỏi nơi cƣ trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để đảm bảo) của cơ quan tiến hành tố tụng, từ đó đề ra các giải pháp khắc phục những hạn chế, yếu kém. Cụ thể, luận văn tập trung vào các vấn đề sau:

2.1. Phân tích làm rõ lý luận về áp dụng pháp luật, phân tích các quan

điểm về biện pháp ngăn chặn đi đến xây dựng quan điểm mới về biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự. Trong đó, luận văn tập trung nghiên cứu vào khái niệm, đặc điểm và phân loại về áp dụng đối với từng biện pháp ngăn chặn, các quan điểm về biện pháp ngăn chặn, nội dung và phạm vi của nó.

2.2. Về sử dụng các biện pháp ngăn chặn của cơ quan tiến hành tố tụng

để làm cơ sở đánh giá trình tự thực hiện áp dụng các biện pháp ngăn chặn. Tập trung phân tích các giai đoạn của từng biện pháp ngăn chặn, từ đó đi đến thống nhất đƣa ra khái niệm mới về trình tự thực hiện về biện pháp ngăn chặn (Cấm đi khỏi nơi cƣ trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để đảm bảo) của cơ quan tiến hành tố tụng.

3. Và cuối cùng, trong một chừng mực nhất định, luận văn thạc sĩ luật

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Các biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lãnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm theo Luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 79 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)