Phạm vi quyền và lợi ích mà các quốc gia khơngcó biển và bất lợi vềđịa

Một phần của tài liệu Quyền và lợi ích của các quốc gia không có biển và bất lợi về địa lý theo quy định của công ước luật biển 1982 (Trang 25)

vềđịa lý đƣợc hƣởng trong vùng lãnh hải của quốc gia ven biển

Theo quy định của Công ước Luật biển 1982, lãnh hải là một vùng biển có bản chất pháp lý lưỡng cực, trong đó chủ quyền của quốc gia ven biển thống trị và quyền tự do hàng hải trong một số điều kiện được đảm bảo48. Do đó, mặc dù cũng là vùng biển thuộc chủ quyền của quốc gia ven biển như vùng nội thủy nhưng đối với vùng lãnh hải, quốc gia ven biển khơng được hưởng chủ quyền hồn tồn tuyệt đối như nội thủy mà chỉ được hưởng chủ quyền đầy đủ do sự thừa nhận quyền đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngồi.

2.1.1. Quyền đi qua khơng gây hại

Điều 17 Công ước Luật biển 1982 quy định: “tàu thuyền của tất cả các quốc

gia, có biển hay khơng có biển, đều được hưởng quyền đi qua khơng gây hại trong lãnh hải”. Thuật ngữ “đi qua” theo quy định của Công ước Luật biển 1982 gồm ba

trường hợp: thứ nhất: đi qua lãnh hải mà không vào nội thủy; thứ hai: đi qua lãnh

hải để vào nội thủy; thứ ba: đi qua lãnh hải sau khi vào nội thủy để ra biển49. Thuật ngữ “đi qua” đã từng được quy định tại Công ước Genève 1958 về lãnh hải và vùng tiếp giáp50. Tuy nhiên, định nghĩa về thuật ngữ “đi qua” của Công ước Genève 1958 chỉ đề cập đến các đường hàng hải mà không đề cập đến quy chế pháp lý của hoạt động này. Công ước Luật biển 1982, Điều 18 khoản 2 đã bổ sung thêm hai điểm mới liên quan đến quy chế pháp lý của việc “đi qua”: thứ nhất: việc đi qua phải liên tục và nhanh chóng; thứ hai: việc đi qua bao gồm cả việc dừng lại và thả neo,

nhưng chỉ trong trường hợp gặp phải những sự cố thơng thường về hàng hải hoặc vì

48 Nguyễn Hồng Thao, Sđd (10), tr .46.

49Công ước Luật biển 1982, Điều 18 khoản 2.

50

một trường hợp bất khả kháng hay mắc nạn hoặc vì mục đích cứu giúp người, tàu thuyền hay phương tiện bay đang lâm nguy hoặc mắc nạn51

. Công ước Luật biển 1982 cũng quy định rõ thuật ngữ “đi qua khơng gây hại”. Theo đó, việc đi qua là khơng gây hại chừng nào nó khơng làm phương hại đến hịa bình, trật tự hay an ninh của quốc gia ven biển52. Điều 19 của Công ước cũng đã đưa ra một danh sách dài về các hành động mà thuyền nước ngồi khơng được phép tiến hành trong vùng lãnh hải của quốc gia ven biển khi thực hiện quyền đi qua. Các hành động đó bao gồm:

a) Đe dọa hoặc dùng vũ lục chống lại chính quyền, tồn vẹn lãnh thổ hoặc độc lập chính trị của quốc gia ven biển hay dùng mọi cách khác trái với các nguyên tắc của pháp luật quốc tế đã được nêu trong Hiến chương Liên Hợp Quốc;

b) Luyện tập hoặc diễn tập với bất kỳ kiểu loại vũ khí nào;

c) Thu nhập tình báo gây thiệt hại cho quốc phòng hay an ninh của quốc gia ven biển;

d) Phóng đi, tiếp nhận hay xếp lên tàu các phương tiện bay; e) Phóng đi, tiếp nhận hay xếp lên tàu các phương tiện quân sự;

f) Tuyên truyền nhằm làm hại đến quốc phòng hay an ninh của quốc gia ven biển;

g) Xếp hoặc dỡ hàng hóa, tiền bạc hay đưa người lên xuống tàu trái với các luật và quy định về hải quan, thuế khóa, y tế hoặc nhập cư của quốc gia ven biển;

h) Gây ô nhiễm cố ý và nghiêm trọng, vi phạm Công ước; i) Đánh bắt hải sản;

j) Nghiên cứu hay đo đạc;

k) Làm rối loạn hoạt động của mọi hệ thống giao thông liên lạc hoặc mọi trang thiết bị hay cơng trình khác của quốc gia ven biển;

l) Mọi hoạt động khác không trực tiếp quan hệ đến việc đi qua53.

51 Nguyễn Hồng Thao, Sđd (10), tr.72.

52Công ước Luật biển 1982, Điều 19 khoản 1. 53Công ước Luật biển 1982, Điều 19 khoản 2.

Như vậy, khi nào thuyền nước ngồi đi qua mà khơng vi phạm các quy định trên thì sự đi qua đó được coi là đi qua không gây hại. Quyền đi qua không gây hại là một quyền chứ không phải một sự ưu tiên. Tất cả tàu thuyền của các quốc gia khác đều được hưởng quyền này mà khơng có sự phân biệt đối xử. Để đảm bảo việc thực hiện quyền đi qua không gây hại của tàu thuyền quốc gia khác, Điều 24 Công ước Luật biển1982 đã đặt ra một số nghĩa vụ cho quốc gia ven biển:

1. Quốc gia ven biển không được cản trở quyền đi qua không gây hại của các tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải, ngoài những trường hợp mà Công ước đã trù định. Đặc biệt khi áp dụng Công ước, quốc gia ben biển không được:

a) Áp đặt cho các tàu thuyền nước ngoài những nghĩa vụ dẫn đến việc cản trở hay hạn chế việc thực hiện quyền đi qua không gây hại của các tàu thuyền này;

b) Phân biệt đối xử về mặt pháp lý hay về mặt thực tế đối với các tàu thuyền chở hàng từ một quốc gia nhất định hay đến quốc gia đó hoặc nhân danh một quốc gia nhất định.

2. Quốc gia ven biển thơng báo thích đáng mọi nguy hiểm về hàng hải của mình biết trong lãnh hải của mình.

Cơng ước cịn quy định quốc gia ven biển trong trường hợp cần bảo đảm an toàn hàng hải, mà đặt ra các tuyến hàng hải đòi hỏi tàu thuyền nước ngồi đi qua khơng gây hại trong lãnh hải của mình phải đi theo các tuyến đường do mình ấn định thì phải ghi rõ các tuyến đường và các cách phân chia luồng giao thông lên hải đồ và công bố theo đúng thủ tục54. Ngồi ra, các quốc gia ven biển khơng được thu lệ phí đối với tàu thuyền nước ngoài đi qua lãnh hải55

.

Về quyền đi qua không gây hại của tàu quân sự: Điều 17, Công ước Luật

biển 1982 quy định “với điều kiện phải chấp hành Công ước, tàu thuyền của tất cả

các quốc gia, có biển hay khơng có biển, đều được hưởng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải”. Tuy nhiên, Điều 17 lại nằm trong tiểu mục A: “Các quy tắc áp dụng chung cho tất cả các loại tàu thuyền”. Như vậy, mặc dù không quy định rõ

54Công ước Luật biển 1982, Điều 22 khoản 1. 55Công ước Luật biển 1982, Điều 26 khoản 1.

ràng nhưng Công ước Luật biển 1982 đã gián tiếp ghi nhận quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải của tất cả các loại tàu thuyền của các quốc gia khác, không phân biệt đó là tàu dân sự hay tàu quân sự.

2.1.2. Quyền nghiên cứu khoa học biển

Công ước Luật biển 1982 đã khơng đưa ra định nghĩa chính thức về “nghiên cứu khoa học biển”. Có thể hiểu rằng đó là tất cả các hoạt động được tiến hành trong đại dương cũng như vùng ven biển nhằm mở rộng hiểu biết về môi trường biển và các q trình tiến hóa của nó56. Từ mục đích đó mà tất cả các quốc gia, bất kể vị trí địa lý thế nào, cũng như các tổ chức quốc tế có thẩm quyền đều có thể tiến hành nghiên cứu khoa học biển, với điều kiện tôn trọng chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển. Xuất phát từ tính chủ quyền trong lãnh hải nên quốc gia ven biển có đặc quyền quy định, cho phép cơng tác nghiên cứu khoa học biển. Do đó, trong vùng lãnh hải của quốc gia ven biển, các quốc gia khác, trong đó có các quốc gia khơng có biển và bất lợi về địa lý chỉ được quyền tiến hành công tác nghiên cứu khoa học biển dưới sự “thỏa thuận rõ ràng” với quốc gia ven biển và đặt dưới các điều kiện do quốc gia này ấn định57. “Thỏa thuận rõ ràng” tức là phải được sự đồng ý cho phép của quốc gia ven biển trong một thời hạn nhất định. Khi đó, các quốc gia khác mới được phép tiến hành nghiên cứu khoa học biển trong lãnh hải58.

Như vậy, do tính chất chủ quyền đầy đủ đối với lãnh hải của quốc gia ven biển, có thể kết luận rằng quyền đi qua vô hại là một ngoại lệ duy nhất mà các quốc gia khơng có biển và bất lợi về địa lý được hưởng. Quyền này được áp dụng cho tất cả các tàu thuyền, khơng phân biệt tàu dân sự hay qn sự. Ngồi ra, xuất phát từ mục đích của hoạt động nghiên cứu khoa học biển, các quốc gia khơng có biển và bất lợi về vị trí cịn có thể tiến hành hoạt động nghiên cứu khoa học biển nếu có sự đồng ý cho phép rõ ràng của quốc gia ven biển. Ngoài các quyền lợi trên, các quốc

56

Nguyễn Hồng Thao, Sđd (10), tr.150. 57Công ước Luật biển 1982, Điều 245.

58 Nguyễn Văn Nghĩa (2007), “Hoàn thiện pháp luật biển Việt Nam về nghiên cứu khoa học biển theo Cơng ước Luật biển”, Tạp chí dân chủ và pháp luật, (11), tr.27.

gia khơng có biển và bất lợi về địa lý hồn tồn khơng được phép tiến hành bất kỳ hoạt động nào khác trong vùng lãnh hải của quốc gia ven biển.

2.1.3. Quyền lợi tại eo biển quốc tế, vùng nƣớc quần đảo

Điều 37 Công ước Luật biển 1982 đã định nghĩa về eo biển quốc tế như sau: eo biển quốc tế là “eo biển dùng cho hàng hải quốc tế giữa một bộ phận của biển cả

hoặc một vùng đặc quyền về kinh tế và giữa một bộ phận khác của biển cả hoặc một vùng đặc quyền về kinh tế”. Công ước cũng đã định nghĩa về vùng nước quần đảo,

đó là “vùng nước ớ phía trong đường cơ sở do quốc gia quần đảo đã vạch ra”59. Từ những định nghĩa trên có thể thấy rằng eo biển quốc tế và vùng nước quần đảo là những khu vực có vị trí địa lý khá đặc thù. Đây là những vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền của quốc gia ven biển nhưng đó lại là những tuyến hàng hải quan trọng của thế giới. Một số eo biển quốc tế có vai trị và ý nghĩa là những đường thơng thương duy nhất nối liền các vùng biển và các khu vực đại dương rộng lớn trên thế giới60. Do đó, các vùng biển này không đơn thuần thuộc về các quốc gia ven biển mà cịn có ý nghĩa quan trọngđối với cộng đồng quốc tế. Vì vậy, chế độ pháp lý tại các khu vực này phải được xây dựng trên cơ sở kết hợp các lợi ích của quốc gia ven biển và lợi ích của cộng đồng quốc tế.

Công ước Luật biển 1982 đã dung hịa lợi ích trên bằng cách thiết lập chế độ đi qua vô hại tại eo biển quốc tế, vùng nước quần đảo cũng như chế độ quá cảnh tại eo biển quốc tế và chế độ đi qua vùng nước quần đảo. Tại eo biển quốc tế và tại vùng nước quần đảo của quốc gia quần đảo, Công ước Luật biển 1982 ghi nhận quyền đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài. Những quy định về quyền đi qua không gây hại tại vùng lãnh hải cũng được áp dụng tại các eo biển quốc tế61

và vùng nước quần đảo của quốc gia quần đảo62.Tuy nhiên, quyền đi qua không gây hại tại vùng nước quần đảo của quốc gia quần đảo hạn chế hơn quyền đi qua không gây hại tại eo biển quốc tế. Điều này được biểu hiện qua việc tại vùng nước quần

59Công ước Luật biển 1982, Điều 49khoản 1.

60 Lê Quốc Hùng (1978), “Mấy vấn đề pháp lý về eo biển quốc tế”, NXBPháp lý, (02), tr.56. 61Công ước Luật biển 1982, Điều 45.

đảo, quốc gia ven biển có thể tạm thời đình chỉ quyền đi qua khơng gây hại trong một số trường hợp63 còn tại vùng eo biển quốc tế quyền đi qua không gây hại không thể bị đình chỉ64.

Ngồi ra, Cơng ước Luật biển 1982 cịn ghi nhận quyền “quá cảnh” tại eo biển quốc tế và quyền “đi qua vùng nước quần đảo” tại quốc gia quần đảo. Chế độ “quá cảnh” tại eo biển quốc tế là một chế độ khác hẳn với chế độ “đi qua vô hại” trong lãnh hải và gần với chế độ “đi qua vùng nước quần đảo” của quốc gia quần đảo. Quyền quá cảnh và quyền đi qua vùng nước quần đảo áp dụng đối với cả tàu thuyền và các phương tiện bay cịn quyền đi qua vơ hại chỉ áp dụng cho tàu thuyền. Khoản 2 Điều 38 Công ước Luật biển 1982 quy định rằng: “quá cảnh” có nghĩa là việc thực hiện, theo đúng phần này, quyền tự do hàng hải và hàng không”. Khoản 3

Điều 53 cũng quy định tương tự: “đi qua vùng nước quần đảo”là việc các tàu

thuyền và phương tiện bay thực hiện không bị cản trở, theo phương thức hàng hải, hàng khơng bình thường và theo đúng Công ước, các quyền hàng hải và hàng khơng của mình”. Cơng ước Luật biển 1982 cũng đã thiết lập quy chế pháp lý cho

các hoạt động này như sau: tại eo biển quốc tế, việc quá cảnh phải liên tục và nhanh chóng65. Việc đi qua liên tục và nhanh chóng cũng được áp dụng đối với chế độ đi qua vùng nước quần đảo66. Bên cạnh việc thiếp lập quyền quá cảnh cho tàu thuyền và các phương tiện bay khác của nước ngồi qua eo biển quốc tế, Cơng ước Luật biển 1982 còn quy định nghĩa vụ của các quốc gia ven eo biển trong việc không được gây trở ngại cho việc quá cảnh và phải thông báo đầy đủ và mọi nguy hiểm đối với hàng hải trong eo biển hoặc đối với việc bay trên eo biển mà các quốc gia này nắm được. Ngoài ra, việc thực hiện quyền quá cảnh khơng thể bị đình chỉ67.

Như vậy, tại các vùng biển đặc thù như eo biển quốc tế, vùng nước quần đảo của quốc gia quần đảo, quốc gia khơng có biển và bất lợi về địa lý không những

63Công ước Luật biển 1982, Điều 52 khoản 2. 64Công ước Luật biển 1982, Điều 45 khoản 2. 65Công ước Luật biển 1982, Điều 38 khoản 2. 66Công ước Luật biển 1982, Điều 53 khoản 3. 67Công ước Luật biển 1982, Điều 44.

được hưởng quyền đi qua vô hại của tàu thuyền mà cịn được đưởng hưởng quyền tự do hàng khơng theo chế độ quá cảnh, chế độ đi qua các khu vực này.

2.1.4. Quyền từ đi ra biển và từ biển đi vào của quốc gia khơng có biển

Vấn đề đi ra biển và từ biển đi vào, quá cảnh qua lãnh thổ của nước láng giềng để đi ra biển và từ biển đi vào là một vấn đề có ý nghĩa lớn về kinh tế đối với các nước khơng có biển. Đây là những quyền thiết thân của các nước khơng có biển để phát triển giao thông, mậu dịch quốc tế. Công ước Genève 1958 về biển cả đã ghi

nhận quyềnra vào biển của các quốc gia khơng có biển tại Điều 3. Tuy nhiên, Công ước cũng quy định rằng để thực hiện quyền này, các quốc gia khơng có biển phải ký kết các “hiệp định tay đơi” và trên cơ sở “có đi có lại” với quốc gia ven biển. Tại Hội nghị quốc tế về luật biển lần III, các nước khơng có biển đã mạnh mẽ đấu tranh cho quyền lợi của mình. Các nước khơng có biển cho rằng quyền đi ra biển và từ biển vào, hưởng tự do trên biển là đương nhiên, là quyền bình đẳng giữa họ với các nước khác. Các quốc gia này còn cho rằng muốn đi ra biển và từ biển đi vào thì phải được quyền quá cảnh đi qua nước láng giềng có biển. Những quyền đó cần được khẳng định vô điều kiện trong Công ước Luật biển mới, không tùy thuộc vào các “hiệp định tay đôi” ký kết với các nước cho quá cảnh, và cũng khơng phụ thuộc vào ngun tắc “có đi có lại”, có ý nghĩa là các nước cho q cảnh khơng được địi hỏi bất kỳ một điều kiện nào. Trái lại, một số nước ven biển, chấp nhận cho quá cảnh, nhưng nhấn mạnh ngun tắc “có đi có lại”, địi có sự cân bằng giữa các nước hữu quan, tức là các nước cho quá cảnh và nước khơng có biển. Họ địi hỏi cần có sự thỏa thuận, ký kết hiệp định giữa các nước hữu quan để xác định những điều kiện cho quá cảnh68. Công ước Luật biển 1982 đã ghi nhận một sự thỏa hiệp. Theo đó, quốc gia khơng có biển có quyền đi ra biển và từ biển vào để hưởng chế độ tự do

Một phần của tài liệu Quyền và lợi ích của các quốc gia không có biển và bất lợi về địa lý theo quy định của công ước luật biển 1982 (Trang 25)