Các quyền và lợi ích trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa

Một phần của tài liệu Quyền và lợi ích của các quốc gia không có biển và bất lợi về địa lý theo quy định của công ước luật biển 1982 (Trang 59 - 82)

3.2. Việt Nam trong việc pháp điển hóa những quy định của Côngước Luật

3.2.2 Các quyền và lợi ích trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa

địa

Tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, Việt Nam cũng công nhận một số quyền của các quốc gia khác theo đúng quy định của Công ước Luật biển 1982:

Thứ nhất, quyền tự do hàng hải, tự do hàng không:

Điều 16 Luật Biển Việt Nam 2012 ghi nhận: “Nhà nước tôn trọng quyền tự

do hàng hải, hàng không của các quốc gia khác trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo quy định của Luật này và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, không làm phương hại đến quyền chủ quyền,

quyền tài phán quốc gia và lợi ích quốc gia trên biển của Việt Nam”147

. Hoạt động

hàng hải của tàu thuyền nước ngoài trong vùng biển Việt Nam được điều chỉnh bởi Bộ luật hàng hải số 40/2005/QH11 ban hành ngày 14 tháng 6 năm 2005. Theo đó, “tàu thuyền nước ngoài khi hoạt động trong vùng biển Việt Nam phải tuân thủ

những quy định vềhoạt động hàng hải, bao gồm các quy định về tàu biển, thuyền bộ, cảng biển, luồng hàng hải, vận tải biển, an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, phịng ngừa ơ nhiễm mơi trường và các hoạt động khác liên quan đến việc sử dụng

145 Luật biển Việt Nam 2012, Điều 12 khoản 2.

146Nghị định 104/2012-NĐ/CP,Điều 10, khoản 2, điểm b. 147

tàu biển vào mục đích kinh tế, văn hoá, xã hội, thể thao, công vụ và nghiên cứu

khoa học”148được quy địnhtrong Bộ luật này.

Thứ hai, quyền đặt dây cáp và ống dẫn ngầm:

Luật biển Việt Nam 2012 ghi nhận rằng: Nhà nước tôn trọng quyền quyền đặt

dây cáp, ống dẫn ngầm và hoạt động sử dụng biển hợp pháp của các quốc gia khác trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam theo quy định của Luật này và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, không làm phương hại đến quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi

ích quốc gia trên biển của Việt Nam149. Tuy nhiên, việc lắp đặt dây cáp và ống dẫn

ngầm của quốc gia khác phải có sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam150. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được tham gia lắp đặt thiết bị và cơng trình ở vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam dựa trên các hình thức sau: các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, hợp đồng ký kết theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc được phép của Chính phủ Việt Nam151.

Thứ ba, quyền xây dựng đảo nhân tạo và các thiết bị, cơng trình trên biển:

Luật biển Việt Nam 2012 quy định: “Nhà nước có quyền tài phán đối với các

đảo nhân tạo và thiết bị, cơng trình trên biển trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, bao gồm cả quyền tài phán theo các quy định của pháp luật về hải quan, thuế, y tế, an ninh và xuất nhập cảnh”152. Như vậy, với chế độ pháp lý là

quyền tài phán của Việt Nam, các quốc gia khác không được xây dựng các đảo nhân tạo và thiết bị, cơng trình khác trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa nếu chưa có sự cho phép của Việt Nam.

Thứ tư, quyền thăm dò, khai thác tài nguyên thiên nhiên:

Luật biển Việt Nam 2012 quy định: “Nhà nước thực hiện quyền chủ quyền về

việc thăm dò, khai thác, quản lý và bảo tồn tài nguyên thuộc vùng đặc quyền kinh

148

Bộ luật hàng hải 2005, Điều 1.

149 Luật biển Việt Nam 2012, Điều 16, khoản 2, Điều 18, khoản 4. 150 Luật biển Việt Nam 2012, Điều 16, khoản 2, Điều 18, khoản 4. 151 Luật biển Việt Nam 2012, Điều 16, khoản 3, Điều 18, khoản 5. 152

tế, thềm lục địa; về các hoạt động khác nhằm thăm dị, khai thác vùng này vì mục đích kinh tế”153

. Như vậy, quốc gia khác chỉ được tiến hành thăm dò, khai thác tài

nguyên thiên tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam nếu được Việt Nam cho phép. Luật biển Việt Nam 2012 cũng quy định tổ chức, cá nhân nước ngồitham gia thăm dị, sử dụng, khai thác tài ngun trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam qua các hình thức sau: các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, hợp đồng được ký kết theo quy

định của pháp luật Việt Nam hoặc được phép của Chính phủ Việt Nam154

.

Hoạt động khai thác tài nguyên thiên sinh vật của các quốc gia khác trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam được điều chỉnh bởi Luật Thủy sản số 17/2003/QH11 ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2003. Theo đó, Điều 50 Luật thủy sản 2003 quy định:

1.Tàu cá nước ngoài được xem xét cho vào hoạt động trong vùng biển của Việt Nam dựa trên khả năng sản lượng khai thác cho phép hàng năm, theo các hiệp định song phương mà Việt Nam đã ký kết và tuân theo các điều khoản của Công ước quốc tế về luật biển, điều ước quốc tế khác mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.

2. Tàu cá nước ngoài vào hoạt động trong vùng biển của Việt Nam phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp Giấy phép hoạt động thuỷ sản và phải tuân theo các quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Bên cạnh Luật Thủy sản 2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 191/2004- NĐ/CP ngày 18 tháng 11 năm 2004 về quản lý hoạt động thủy sản của tàu cá nước ngoài trong vùng biển Việt Nam quy định chi tiết hơn về vấn đề này. Điều 4 NĐ 191/2004/NĐ-CP quy định “Tàu cá nước ngoài chỉ được hoạt động thủy sản trong

vùng biển của Việt Nam khi có Giấy phép hoạt động thủy sản do cơ quan có thẩm

quyền của Việt Nam cấp”. Theo quy định tại NĐ 191/2004/NĐ-CP thì Giấy phép

hoạt động thủy sản (sau đây gọi tắt là Giấy phép) cấp cho từng tàu cá. Một chủ tàu

153 Luật biển Việt Nam 2012, Điều 16, khoản 1, Điều 18, khoản 1. 154

cá có thể xin cấp Giấy phép cho nhiều tàu cá.Thời hạn của Giấy phép được cấp không quá 12 tháng đối với hoạt động khai thác thủy sản, không quá 24 tháng đối với các hoạt động thủy sản khác.Giấy phép được gia hạn nhiều lần, thời hạn gia

hạn mỗi lần khơng q 12 tháng155. Ngồi ra, Nghị định còn quy định chi tiết về

điều kiện, thủ tục để được cấp giấy phép, về trách nhiệm của chủ tàu cá nước ngoài khi hoạt động thuỷ sản trong vùng biển của Việt Nam cũng như thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy phép hoạt động thuỷ sản, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động thuỷ sản của tàu cá nước ngoài trong vùng biển của Việt Nam và vấn đề kiểm tra, kiểm sốt, xử lý vi phạm hành chính và khiếu nại, tố cáo liên quan hoạt động thuỷ sản của tàu cá nước ngoài trong vùng biển của Việt Nam. Như vậy, Luật biển Việt Nam 2012 chỉ quy định chung về quyền của các quốc gia khác trong hoạt động khai thác thủy hải sản trong vùng biển Việt Nam, không quy định riêng về vấn đề khai thác cá dư của khối lượng đánh bắt cho phép trong vùng đặc quyền kinh tế như theo công thức được quy định tại Điều 62 Công ước Luật biển 1982.

Đối với hoạt đông khai thác tài nguyên không sinh vật, mà cụ thể là hoạt động khai thác dầu khí được điều chỉnh bởi Luật dầu khí ban hành ngày 06 tháng 7 năm 1993, được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 19/2000/QH10 ngày 09 tháng 6 năm 2000 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dầu khí và sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 10/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dầu khí. Điều 2 Luật dầu khí 1993 (sửa đổi) quy định rằng: “Nhà nước Việt Nam

khuyến khích các tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngồi đầu tư vốn, cơng nghệ để tiến hành các hoạt động dầu khí trên cơ sở tơn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia của Việt Nam và tuân thủ pháp luật Việt Nam. Nhà nước Việt Nam bảo hộ quyền sở hữu đối với vốn đầu tư, tài sản và các quyền lợi hợp pháp khác của các tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài tiến hành các hoạt động dầu khí ở Việt Nam”. Như vậy, tuân thủ quy định của Công ước Luật

biển 1982, pháp luật Việt Nam ghi nhận quyền khai thác tài nguyên không sinh vật là thẩm quyền không thể chia sẻ của quốc gia ven biển, các tổ chức, cá nhân nước

155

ngoài chỉ được khai thác tài nguyên không sinh vật (điển hình là dầu khí) trong vùng biển Việt Nam dưới các hình thức đầu tư vốn, cơng nghệ với bên Việt Nam.

Thứ năm, quyền nghiên cứu khoa học biển:

Theo quy định tại Luật biển Việt Nam 2012 thì: “Tổ chức, cá nhân nước ngoài

được tham gia nghiên cứu khoa học trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam trên cơ sở các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, hợp đồng được ký kết theo quy định của pháp luật Việt Nam

hoặc được phép của Chính phủ Việt Nam”156. Cùng với đó, tổ chức, cá nhân nước

ngoài khi tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam phải có giấy phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam, phải chịu sự giám sát của phía Việt Nam, bảo đảm cho các nhà khoa học Việt Nam được tham gia và phải cung cấp cho phía Việt Nam các tài liệu, mẫu vật gốc và các kết quả nghiên cứu liên quan157. Bên cạnh đó, tổ chức, cá nhân nước ngồi cịn phải tn thủ một số điều kiện khác về mục đích nghiên cứu, phương tiện, cách thức nghiên cứu và một số nghĩa vụ khác được quy định tại khoản 2 Điều 36 Luật biển 2012. Ngoài Luật biển 2012, hoạt động nghiên cứu khoa học biển của các tổ chức, cá nhân nước ngoài tại vùng biển Việt Nam cho đến nay vẫn còn được điều chỉnh bởi Nghị Định số 242/1991-NĐ/HĐBT ngày 05 tháng 8 năm 1991 Ban hành quy định về việc các bên nước ngoài và phương tiện nước ngoài vào nghiên cứu khoa học ở các vùng biển nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Theo quy định của NĐ 242/1991/NĐ-HĐBTthì các hoạt động nghiên cứu khoa học của bên nước ngoài tại vùng biển của Việt Nam được tiến hành theo ba hình thức sau:

- Các hiệp định quốc tế về hợp tác khoa học kỹ thuật giữa Việt Nam và nước

ngoài.

- Các dự án nghiên cứu khoa học của các nước, các tổ chức quốc tế được

Chính phủ nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho phép.

156 Luật biển Việt Nam 2012, Điều 16 khoản 3 và Điều 18 khoản 5. 157

- Các kế hoạch nghiên cứu, thăm dò tài nguyên và các điều kiện tự nhiên ở

biển của các hiệp định hợp tác, dự án, hợp đồng kinh tế biển giữa các cơ quan, tổ chức, xí nghiệp của Trung ương và địa phương của Việt Nam với nước ngồi đã

được Chính phủ Việt Nam cho phép158.

Nghị định cũng đã quy định thủ tục xin phép mà tổ chức, cá nhân nước ngoài phải thực hiện trước khi tiến hành hoạt động nghiên cứu khoa học biển trong vùng biển Việt Nam. Thủ tục xin phép này gồm 2 bước:

- Thứ nhất, xin phép được tiến hành dựa án nghiên cứu khoa học.

Theo đó, 06 tháng khi trước khi dự định tiến hành dự án nghiên cứu, bên nước ngoài phải gửi đơn xin phép và cung cấp cho Việt Nam bản dự án gồm các điều khoản gồm: tính chất, mục tiêu, nhiệm vụ của dự án, phương tiện, cách thức tiến hành nghiên cứu, địa bàn, thời hạn nghiên cứu,... được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 4 NĐ 242/1991/NĐ-HĐBT. Điều 4 Nghị định 242 còn quy định như sau: “Trong thời gian 04 tháng kể từ bên nước ngoài xin vào nghiên cứu; phía Việt Nam

sẽ trả lời bên nước ngồi về quyết định của mình”. Việc quy định thời gian trả lời

rõ ràng như vậy có ưu điểm là nó địi hỏi phía Việt Nam phải cố gắng rất nhiều để khác phục tệ quan liêu giấy tờ, đảm bảo xét duyệt đơn đúng thời hạn nhằm đáp ứng yêu cầu của bên nước ngồi. Tuy nhiên cũng chính vì quy định rõ ràng thời gian trả lời cho phép hay không cho phép như thế nên NĐ 242/1991/NĐ-HĐBT đã không thừa nhận nguyên tắc đồng ý mặc nhiên, có nghĩa là nếu trong thời hạn 04 tháng và quốc gia ven biển khơng có ý kiến phản hồi gì thì bên nước ngồi cũng khơng được phép tiến hành nghiên cứu khoa học biển159. Như vậy, trong hoạt động nghiên cứu khoa học biển của các tổ chức, cá nhân nước ngoài tại vùng biển Việt Nam, khác với quy định của Công ước Luật biển 1982, Việt Nam đã không chấp nhận nguyên tắc đồng ý mặc nhiên.

Theo quy định tại Công ước Luật biển 1982, hoạt động nghiên cứu khoa học biển được chia ra thành hoạt động nghiên cứu khoa học biển trong vùng lãnh hải,

158 NĐ 242/1991-NĐ/HĐBT, Điều 3. 159

trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Do quy chế pháp lý của các vùng trên nên trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thì Cơng ước cho phép các quốc gia khác được hưởng nguyên tắc “đồng ý mặc nhiên” nếu quốc gia ven biển không trả lời sau một thời hạn nhất định, chỉ có hoạt động nghiên cứu khoa học biển trong vùng lãnh hải mới cần phải có sự “thỏa thuận rõ ràng” với quốc gia ven biển, tức là không áp dụng nguyên tắc “đồng ý mặc nhiên”. Trong khi đó, Nghị định 242/1991/NĐ-HĐBT lại khơng có quy định riêng nào về vấn đề nghiên cứu khoa học biển trong lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa, tức là khơng có sự phân biệt về chủ quyền và quyền tài phán giữa các vùng biển trong hoạt động nghiên cứu khoa học biển. Nghị định 242/HĐBT chỉ quy định một cách chung chung về phạm vi các vùng nước cho các hoạt động nghiên cứu khoa học biển. Ví dụ như Điều 2 NĐ 242/HĐBT quy định: “Việc nghiên cứu khoa học biển nói trong

hoạt động này bao gồm các hoạt động nghiên cứu khoa học trong phạm vi vùng nước bên trên đý biển và trong lòng đất dưới đáy biển củng như vùng trời của các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền tài phán của nước CHXHCN Việt Nam”. Như

vậy, mặc dù NĐ 242/HĐBT khơng có quy định khác nhau về nghiên cứu khoa học biển trên các vùng biển khác nhau nhưng có thể hiểu đó là hoạt động nghiên cứu khoa học biển được tiến hành ở vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa160. Như vậy, có thể hiểu rằng theo quy định của NĐ 242/HĐBT thì việc khơng chấp nhận nguyên tắc “đồng ý mặc nhiên” được áp dụng cho tất cả các hoạt động nghiên cứu khoa học biển bao gồm trong vùng lãnh hải, trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Việc quy định không chấp nhận nguyên tắc “đồng ý mặc nhiên” thực chất chỉ phù hợp với hoạt động nghiên cứu khoa học biển của các tổ chức, cá nhân nước ngoài tại vùng lãnh hải – đây là một vùng biển thuộc chủ quyền hoàn toàn của quốc gia ven biển nên hoạt động này phải được tiến hành với sự “thỏa thuận rõ ràng” của quốc gia ven biển và tuân theo các điều kiện do quốc gia này ấn định. Còn trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục đại thì quy định trên lại khơng

Một phần của tài liệu Quyền và lợi ích của các quốc gia không có biển và bất lợi về địa lý theo quy định của công ước luật biển 1982 (Trang 59 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)