Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về quyền hỏi người bị buộc tội của người bào chữa trong gia

Một phần của tài liệu Quyền gặp, hỏi người bị buộc tội của người bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự (Trang 48 - 55)

- Kiến nghị hoàn thiện quy định của BLTTHS năm 2015 về quyền gặp người bị buộc tội của NBC trong giai đoạn điều tra.

2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về quyền hỏi người bị buộc tội của người bào chữa trong gia

hình sự năm 2015 về quyền hỏi người bị buộc tội của người bào chữa trong giai đoạn điều tra

Kiến nghị hoàn thiện quy định của BLTTHS năm 2015 về quyền hỏi người bị buộc tội của NBC trong giai đoạn điều tra

Trên cơ sở phân tích, đánh giá những hạn chế, bất cập trong quy định của pháp luật tố tụng hình sự và thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về quyền hỏi người bị buộc tội của NBC trong giai đoạn điều tra, tác giả mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện quyền hỏi người bị buộc tội của NBC như sau:

Thứ nhất, NBC được quyền gặp hỏi người bị buộc tội để thu thập chứng cứ

nhưng BLTTHS lại khơng có quy định kết quả của việc gặp, hỏi này phải thể hiện dưới dạng biên bản gì và có thể trở thành chứng cứ hay khơng? Rõ ràng, Điều 88 BLTTHS năm 2015 quy định để thu thập chứng cứ NBC được gặp, hỏi người bị buộc tội, tuy nhiên luật lại khơng quy định trình tự, cách thức để kết quả gặp, hỏi người bị buộc tội để trở thành chứng cứ trong vụ án. Trong khi Điều 86 BLTTHS năm 2015 quy định để trở thành chứng cứ những gì (bao gồm biên bản hỏi của NBC đối với người bị buộc tội) phải được thu thập theo trình tự, thủ tục mà BLTTHS quy định.

Mặc dù khoản 2 Điều 81 BLTTHS năm 2015 quy định tùy theo giai đoạn tố tụng khi

thu thập được chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến việc bào chữa, NBC phải kịp thời giao nộp cho cơ quan có thẩm quyền để đưa vào hồ sơ vụ án. Tuy nhiên, biên

bản hỏi giữa người bị buộc tội và NBC có đảm bảo tính hợp pháp để trở thành chứng cứ hay khơng thì khơng được xác định. Nếu BLTTHS khơng thể quy định trình tự, thủ tục để thực hiện quyền hỏi giữa người bị buộc tội với NBC để đảm bảo tính hợp pháp của hoạt động này thì cần sửa đổi khái niệm chứng cứ tại Điều 86 BLTTHS về

32

Hoàng Như Vĩnh (2016), Đảm bảo hoạt động của Người bào chữa trong điều tra tội phạm, Kỷ yếu Hội

thảo khoa học, Trường cao đẳng An ninh nhân dân II, Đồng Nai, tr. 34

33

tính hợp pháp của chứng cứ (được thu thập theo trình tự, thủ tục mà BLTTHS quy định) để đảm bảo quyền thu thập chứng cứ của NBC, đảm bảo nguyên tắc tranh tụng

trong xét xử được đảm bảo, đảm bảo giá trị của việc thực hiện quyền hỏi của NBC trên thực tế. Mặt khác, tác giả đồng tình với quan điểm cho rằng việc nhà làm luật sử dụng cụm từ “phải kịp thời giao nộp” tại khoản 2 Điều 81 BLTTHS là chưa phù hợp, NBC có quyền giao nộp chứ khơng có nghĩa vụ phải giao nộp tất cả chứng cứ mà mình thu thập được34 (trong đó có biên bản hỏi giữa họ với người bị buộc tội). NBC chỉ giao nộp các biên bản hỏi đảm bảo tính xác thực và có lợi cho bị cáo (điều này phù hợp với quy định về nghĩa vụ chứng minh và chức năng của NBC). NBC khơng có nghĩa vụ giao nộp những biên bản hỏi giữa họ với NBC làm xấu hơn tình trạng của người bị buộc tội mà mình bảo vệ, khơng được ngụy tạo biên bản hỏi theo hướng có lợi cho người bị buộc tội để làm sai lệch sự thật của vụ án. Biên bản hỏi này sẽ là cơ sở để người có thẩm quyền xác định sự thật khách quan của vụ án.

Thứ hai, hoàn thiện quy định về giám sát việc hỏi của NBC với người bị buộc

tội đang bị tạm giam. BLTTHS năm 2013 và Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam không quy định việc giám sát cuộc gặp hỏi giữa người bị buộc tội và NBC. Tuy nhiên, Thơng tư liên tích số 01/2018/TTLT-BCA-BQP quy định về quan hệ phối hợp giữa cơ sở giam giữ với cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng và Viện kiểm sát có thẩm quyền kiểm sát quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam lại quy định “trường hợp cần phải giám sát cuộc gặp thì Thủ trưởng, người có thẩm quyền của

cơ quan đang thụ lý vụ án phối hợp với cơ sở giam giữ tổ chức giám sát”35

. Tuy nhiên, Thông tư này không quy định cụ thể trường hợp nào thì cuộc gặp hỏi, trao đổi giữa người bị buộc tội đang bị tạm giữ, tạm giam cần phải giám sát. Điều này

có thể dẫn đến việc áp dụng tràn lan và tùy tiện trên thực tiễn. Trong trường hợp người có thẩm quyền quyết định giám sát cuộc gặp hỏi thì việc hỏi, trao đổi giữa NBC và người bị buộc tội chịu sự giám sát trực tiếp của người có thẩm quyền. Quy định này cũng chưa tương thích với chuẩn mực pháp lý quốc tế và pháp luật tố tụng một số quốc gia trên thế giới như đã phân tích ở Chương 1 của luận văn này. Vì vậy, tác giả kiến nghị như sau: Cơ quan lập pháp cần rà soát lại để xác định quy định tại Điều 10 trong Thông tư liên tịch số 01/2018 về việc giám sát cuộc gặp hỏi

34

Lê Nguyên Thanh (2015), “Hoàn thiện các quy định về chứng minh trong tố tụng hình sự nhằm đảm bảo quyền bào chữa và đảm bảo thanh tụng”, Tạp chí Khoa học pháp lý, (8), tr.21.

35

Khoản 3 Điều 10 Thông tư liên tịch số 01/2018/TTLT-BCA-BQP quy định về quan hệ phối hợp giữa cơ sở giam giữ với cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng và Viện kiểm sát có thẩm quyền kiểm sát quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam

giữa người bị buộc tội có trái quy định của BLTTHS năm 2015 và Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 hay khơng? Nếu trái luật thì cần hủy bỏ quy định này. Nếu trường hợp không trái luật thì cần bổ sung việc giám sát cuộc gặp hỏi ngay trong luật để đảm bảo cơ sở pháp lý chặt chẽ cho hoạt động này trên thực tế. Bên

cạnh đó, quy định rõ những trường hợp nào cần giám sát để đảm bảo việc áp dụng

thống nhất, rõ ràng (giống như BLTTHS của Đức). Khi có quy định những trường

hợp cần giám sát thì NBC sẽ có cơ sở pháp lý rõ ràng để thực hiện quyền khiếu nại nếu người có thẩm quyền áp dụng không đúng. Mặt khác, nếu cần phải giám sát

cuộc gặp thì cần quy định việc giám sát trong tầm nhìn nhưng khơng trong tầm nghe để đảm bảo quyền trao đổi riêng tư giữa người bị buộc tội với NBC phù hợp với chuẩn mưc pháp lý quốc tế mà Việt Nam là thành viên36. Quy định này cũng phù

hợp với chức năng bào chữa, nghĩa vụ và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của NBC, khơng trái với u cầu đấu tranh phịng chống tội phạm như tác giả đã phân tích ở Chương 1 của luận văn này.

Thứ ba, hoàn thiện quy định về thủ tục đăng ký bào chữa. Như đã phân tích ở

trên, thủ tục đăng ký bào chữa làm chậm trễ khả năng thực hiện quyền hỏi của người bị buộc tội. NBC sẽ không thể tham gia ngay từ đầu đối với hoạt động hỏi cung bị can. Vì tại Điều 183 BLTTHS năm 2015 quy định ngay sau khi khởi tố bị can CQĐT phải hỏi cung ngay. Trong khi NBC tuy được luật quy định tham gia từ khi khởi tố bị can nhưng muốn tham gia tố tụng NBC phải thực hiện thủ tục đăng ký mà thời hạn đăng ký là trong vòng 24 giờ kể từ khi nhận đủ giấy tờ theo quy định. Như vậy sẽ dẫn đến trường hợp NBC không thể tham gia một số lần hỏi cung bị can để thực hiện quyền hỏi người bị buộc tội cũng như giám sát hoạt động này. Tác giả đồng tình với quan điểm cho rằng việc pháp luật tố tụng hình sự quy định thủ tục này nhằm xem xét công nhận tư cách bào chữa. Mặt khác, xuất phát từ trình độ, dân trí, hiểu biết pháp luật và thực trạng đội ngũ hiện nay việc giữ thủ tục này là cần thiết. Tuy nhiên, việc quy định chưa hợp lý dẫn đến thủ tục này gây cản trở cho việc tham gia và thực hiện các quyền pháp lý của NBC thì cần sửa đổi. Thực chất, quy định về thủ tục đăng ký bào chữa trong BLTTHS năm 2015 chỉ có tác dụng là xoa dịu một phần những bức xúc của giới LS trong thời gian qua. Mặt khác, trong thời gian 24 giờ cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng cũng sẽ khơng có đủ thời

36

Đây là kiến nghị được rất nhiều chuyên gia, luật sư nhà khoa học đưa ra trong kỷ yếu hội thảo khoa học về “Đảm bảo hoạt động bào chữa trong điều tra tội phạm”, Trường cao đẳng An ninh nhân dân II, Đồng Nai, (2016), tr. 25 & 57.

gian để xem xét một người có đủ điều kiện để trở thành NBC hay khơng37. Trong khi đó, CQĐT khơng chờ cho đến khi bị can có NBC mới tiến hành hỏi cung. Điều này ảnh hưởng đến nguyên tắ

c đảm bảo quyền bào chữa của người bị buộc tội, ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền hỏi của NBC khi có mặt trong hoạt động hỏi cung bị can. Tác giả kiến nghị không nên bỏ hẳn thủ tục đăng ký bào chữa nhưng cần sửa thủ tục này cho phù hợp để đảm bảo quyền tham gia nhanh chóng vào giai đoạn điều tra của NBC. Chúng ta vẫn có thể giữ thủ tục này nhưng cần đơn giản tối đa, tác giả đồng tình với ý kiến cho rằng chỉ cần NBC xuất trình các giấy tờ theo quy định tại Điều 78 của Bộ luật tố tụng năm 2015 thì Cơ quan có thẩm quyền phải giải quyết ngay việc chấp nhận hoặc không chấp nhận đăng ký bào chữa. Trong thời đại 4.0 hiện nay việc quản lý thông tin về dữ liệu cá nhân của NBC khơng khó khăn và Cơ quan có thẩm quyền có thể kiểm tra ngay thơng tin cá nhân của người đăng ký bào chữa. Đồng thời, người đăng ký bào chữa cũng phải cam kết không thuộc các trường hợp không được đăng ký bào chữa và chịu trách nhiệm với cam kết của mình38

. Nếu trong quá trình tố tụng cơ quan có thẩm quyền phát hiện NBC vi phạm quy định của pháp luật và thuộc trường hợp khơng được tham gia bào chữa thì quyết định hủy bỏ đăng ký bào chữa.

Bên cạnh đó, để đảm bảo quyền bào chữa của người bị buộc tội cũng như quyền có mặt và hỏi người bị buộc tội của NBC trong hoạt động hỏi cung thì luật cần quy định hoạt động hỏi cung chỉ được tiến hành khi có mặt NBC theo yêu cầu của bị can hoặc bào chữa chỉ định; Việc hỏi cung bị can vắng mặt NBC chỉ được tiến hành khi người bị buộc tội không nhờ NBC và không thuộc trường hợp chỉ định NBC; hoặc khi người bị buộc tội từ chối NBC hoặc CQĐT đã thực hiện việc thông báo cho NBC về thời gian địa điểm, hỏi cung theo quy định của pháp luật nhưng NBC khơng có mặt.

Thứ tư, để tạo điều kiện cho NBC thực hiện quyền hỏi khi tham gia các hoạt

động hỏi cung bị can, BLTTHS năm 2015 quy định cơ quan có thẩm quyền phải thông báo thời gian, địa điểm cho NBC. Vấn đề này trước đây cũng được quy định trong BLTTHS năm 2003 và được hướng dẫn trong Thông tư 70/2011/TT-BCA. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy quy định trong Thơng tư này đã khơng cịn phù hợp với quy định mới trong BLTTHS năm 2015 và một số quy định hướng dẫn chưa hợp lý dẫn đến thực tiễn áp dụng gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, trong thời gian sớm

37

Lê Huỳnh Tấn Duy (2016), tlđd (22), tr.55 &56.

38

nhất các cơ quan có thẩm quyền cần ban hành văn bản hướng dẫn mới trong đó quy định chặt chẽ và đầy đủ về trách nhiệm thông báo của người có thẩm quyền cho NBC, quy định rõ cách thức người có thẩm quyền thơng báo, liên lạc với NBC, trách nhiệm đăng ký lịch làm việc để thống nhất thời gian, lịch trình, nội dung làm việc của cả ĐTV và NBC, cũng như xác định rõ trách nhiệm pháp lý nếu người có thẩm quyền vi phạm việc thông báo.

Thứ năm, NBC có quyền hỏi khi gặp riêng người bị buộc tội nên khi tham gia

các hoạt động hỏi cung bị can luật quy định NBC chỉ được quyền hỏi khi người tiến hành tố tụng đồng ý, quy định này một số quan điểm cho rằng hợp lý và để tránh việc NBC có thể cản trở, làm ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động hỏi cung. Tuy nhiên, như tác giả đã phân tích ở trên, việc tư duy như vậy là chưa phù hợp với tinh thần của nguyên tắc tranh tụng và chưa hiểu đúng về vị trí, vai trị chức năng của người bào chữ, mang tính áp đặt chủ quan từ phía người tiến hành tố tụng. Việc NBC tham gia hỏi không những không gây cản trở cho hoạt động hỏi cung, lấy lời khai mà ngược lại nhưng câu hỏi của NBC sẽ giúp người có thẩm quyền xác định sự thật khách quan, tồn diện về những tình tiết có lợi, làm giảm trách nhiệm hình sự cho người bị buộc tội. Đây cũng là trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng được quy định tại Điều 15 BLTTHS năm 2015. Vì vậy, tác giả cho rằng luật cần quy định rõ trường hợp người có thẩm quyền khơng đồng ý cho NBC hỏi bị can khi tham gia hỏi cung thì phải nêu rõ lý do từ chối vào biên bản hỏi cung và cần có văn bản dưới luật quy định rõ trường hợp nào ĐTV được quyền từ chối NBC hỏi bị can khi có mặt trong hoạt động hỏi cung để có cơ sở áp dụng chặt chẽ, khơng nên quy định việc NBC có được hỏi bị can hay khơng phụ thuộc hoàn toàn và tuyệt đối vào ý chí của ĐTV vì như vậy ĐTV sẽ có thể vơ hiệu hóa quyền này và làm ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan của vụ án.

Bên cạnh hoàn thiện quy định của BLTTHS về quyền hỏi người bị buộc tội của NBC trong giai đoạn điều tra như đã trình bày ở trên thì để nâng cao chất lượng thực hiện quyền hỏi người bị buộc tội của NBC cần thực hiện đồng bộ các giải pháp khác như : Nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ và thay đổi nhận thức của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong giai đoạn điều tra (đặc biệt là các ĐTV). Nâng cao trình độ chun mơn, kỹ năng hỏi người bị buộc tội tham gia tố tụng và đạo đức nghề nghiệp của NBC39.

39

Nội dung này tương tự như phần kiến nghị khác đã được trình bày ở Chương 1 của luận văn này vì quyền gặp, hỏi có mối liên hệ mật thiết với nhau.

Kết luận Chương 2

Trong phạm vi nghiên cứu của Chương 2 tác giả đã phân tích quy định của BLTTHS năm 2015 về quyền hỏi người bị buộc tội của NBC trong giai đoạn điều tra. Đồng thời khảo sát, đánh giá thực trạng áp dụng quy định của pháp luật. Trong đó chỉ ra những kết quả đã đạt được cũng như những vướng mắc, hạn chế trong thực tiễn thực hiện quyền hỏi của NBC. Đồng thời xác định được nguyên nhân dẫn đến những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về quyền hỏi người bị buộc tội của NBC trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự.

Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của pháp luật tố tụng hình sự về quyền hỏi người bị buộc tội của NBC trong giai đoạn điều tra. Trong đó, có kiến nghị hồn thiện quy định của BLTTHS năm 2015 cũng như các giải pháp khác thuộc về yếu tố chủ thể có thẩm quyền tiến hành tố tụng và NBC. Đây là những chủ thể có vai trị quyết định đến chất lượng thực hiện quyền hỏi người bị buộc tội của NBC trong giai đoạn điều tra.

KẾT LUẬN

Quyền gặp, hỏi người bị buộc tội của NBC trong giai đoạn điều tra là một

Một phần của tài liệu Quyền gặp, hỏi người bị buộc tội của người bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự (Trang 48 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)