Mối quan hệ giữa nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm tài sản và trách nhiệm

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật về phí bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm tài sản (Trang 40 - 50)

2.1. Thực trạng quy định pháp luật Việt Nam về phí bảo hiểm trong hợp

2.1.2.Mối quan hệ giữa nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm tài sản và trách nhiệm

nhiệm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm

2.1.2.1. Thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm theo Điều 15 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 (sửa đổi bổ sung năm 2010)

Dưới góc độ luật thực định, Điều 15 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 (sửa đổi bổ sung năm 2010) quy định trách nhiệm bảo hiểm phát sinh trong những trường hợp sau đây:

Thứ nhất, Hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết và bên mua bảo hiểm đã

đóng đủ phí bảo hiểm.

Một là, Luật KDBH năm 2000 (sửa đổi bổ sung năm 2010) quy định: “ Hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản”. Từ quy định này để xác định thời điểm hợp đồng bảo hiểm được giao kết thì phụ thuộc vào phương thức giao kết hợp đồng:

(i) Trường hợp, hợp đồng bảo hiểm được giao kết trực tiếp thì thời điểm hợp đồng được giao kết “thông thường” được xác định là thời điểm các bên cùng ký vào hợp đồng, và doanh nghiệp bảo hiểm đóng dấu pháp nhân trên hợp đồng. Cụ thể, Khoản 4, Điều 400 BLDS năm 2015 quy định: “Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hay bằng hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản”;

57

TAND Quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội (2019), “Bản án số 04/2019/DS-ST ngày 12/4/2019 của TAND Quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội về tranh chấp hợp đồng bảo hiểm”

(ii) Trường hợp, hợp đồng bảo hiểm được giao kết gián tiếp thông qua các đề nghị giao kết như “chào hàng” thì thời điểm hợp đồng được giao kết căn cứ theo các quy định của pháp luật về giao kết hợp đồng. Theo đó, đối với hợp đồng bảo hiểm được giao kết gián tiếp thông qua các đề nghị giao kết thì pháp luật Việt Nam quy định, doanh nghiệp bảo hiểm gửi đến bên mua bảo hiểm các đề nghị giao kết hợp đồng bảo hiểm dưới các hình thức bằng văn do DNBH xác định. Trong đề nghị giao kết hợp đồng bảo hiểm thì DNBH ấn định thời hạn trả lời việc chấp nhận “đề nghị giao kết hợp đồng58”. Trường hợp DNBH không quy định cụ thể về thời hạn trả lời thì được xác định theo nguyên tắc “thời hạn hợp lý”59. Việc xác định thời hạn bao lâu là “hợp lý” phụ thuộc vào phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp (Tòa án/Trọng tài thương mại). Hợp đồng bảo hiểm được giao kết kể từ thời điểm doanh nghiệp bảo hiểm nhận được văn bản phản hồi về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị giao kết hợp đồng của bên mua bảo hiểm60. Nghiên cứu so sánh cho thấy, quy định về thời điểm giao kết hợp đồng trong trường hợp được giao kết gián tiếp thông qua các đề nghị theo pháp luật Việt Nam được xây dựng dựa trên học thuyết “tiếp nhận” của hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa (Civil law) cho rằng: “Thời hạn trách nhiệm của bên chấp nhận chào hàng được tính từ thời điểm chấp nhận chào hàng được chuyển đi cho bên chào hàng và chấp nhận chào hàng có hiệu lực khi bên chào hàng nhận được trả lời đồng ý chấp nhận chào hàng trong thời hạn trách nhiệm61”. Thực tiễn xét xử cho thấy, về vấn đề này phát sinh tranh chấp, cụ thể tại bản án số 01/2018/KDTM-PT ngày 18/12/2018 của TAND Tỉnh Bắc Ninh thì đại diện bị đơn là Tổng cơng ty cổ phần B có u cầu kháng cáo bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số: 06/2018/KDTM-ST ngày 17 tháng 8 năm 2018 của Tòa án nhân dân thành phố Bắc Ninh, Tỉnh Bắc Ninh với lý do: “Đơn bảo hiểm số PFF/00553413 ngày 25/3/2013 chỉ là “bản chào” được in ra từ Công ty B2 là hệ thống quản lý của Tổng cơng ty cổ phần B theo đó chữ ký của đại diện Công ty B2 là ông Ngô Quý H trên bản chào số PFF/00553413 cũng chỉ là chữ ký có sẵn được in ra từ hệ thống máy tính. Đơn chào số

58

Khoản 1, Điều 394 BLDS năm 2015.

59

Khoản 1, Điều 394 BLDS năm 2015.

60

Điều 393 BLDS năm 2015.

61

Lê Hồng Oanh (2007), Bình luận các vấn đề mới của luật thương mại trong điều kiện hội nhập, Nxb. Tư pháp tr.70.

PFF/00553413 của T thuộc rủi ro nhóm 4 có số tiền bảo hiểm 33 tỷ đồng - là trên phân cấp… nên việc ký kết HĐBH phải thuộc về Tổng Cơng ty B. Do đó, B cho rằng: Đây cũng chỉ là bản chào bảo hiểm nên B2 chỉ vượt thẩm quyền về hình thức do Đơn chào bảo hiểm được in ra từ hệ thống có cài đặt chữ ký in sẵn của Ơng Ngơ Q H và đóng dấu đưa cho khách hàng để xem xét việc giao kết HĐBH (nếu có) về sau. Vì vậy, ngày 27/3/2013 Ơng Ngơ Q H đã ký văn bản đính kèm Bộ HĐBH gửi sang cho T, có nội dung ghi rõ: “Khi nhận được thư này, xin Quý khách hàng vui lòng ký tên vào phiếu xác nhận in kèm phía dưới và gửi lại cơng ty chúng tơi”. Tuy nhiên T đã khơng có bất kỳ sự phản hồi nào cho B2 và B2 cũng không nhận được bất cứ phản hồi nào từ phía T về việc chấp thuận tiếp tục tham gia bảo hiểm theo các điều kiện, điều khoản, ký kết hay thanh tốn phí bảo hiểm liên quan đến đơn chào bảo hiểm này, thì Hợp đồng bảo hiểm xem như chưa được giao kết. Đối với trường hợp trên, B2 khẳng định: Đơn chào bảo hiểm số PFF/00553413 ngày 25/3/2013 chưa được giao kết giữa các bên tham gia và chưa phát sinh hiệu lực, nên chưa làm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm của B2 là hồn tồn có cơ sở pháp lý và tuân thủ đúng theo quy định pháp luật62”;

Hai là, Bên mua bảo hiểm phải đóng đủ phí bảo hiểm. Như vậy, theo quy

định tại Khoản 1, Luật KDBH năm 2000 (sửa đổi bổ sung năm 2010) thì trách nhiệm bảo hiểm của DNBH chỉ phát sinh trên thực tế nếu giao dịch đáp ứng các điều kiện “cần” và “đủ”. Điều kiện cần đó là hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết, và điều kiện đủ đó là bên mua bảo hiểm phải hồn thành nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm. Quy định trên đã thể hiện rõ, để nhận được khoản tiền bồi thường thì bên mua bảo hiểm đã phải đóng phí cho DNBH (trừ trường hợp DNBH cho bên mua bảo hiểm nợ phí). Tức là bên mua bảo hiểm phải thực hiện nghĩa vụ đóng phí trước mới được quyền nhận tiền bồi thường63. Quy định này là hoàn toàn phù hợp với bản chất của phí bảo hiểm là khoản tiền để doanh nghiệp bảo hiểm thu để bù đắp cho các chi phí bồi thường bảo hiểm theo nguyên tắc lấy số đơng bù số ít. Quỹ để chi trả tiền bảo hiểm và duy trì hoạt động của DNBH được tạo lập từ nguồn phí bảo hiểm. Do đó, nếu bên mua bảo hiểm chưa đóng phí, có nghĩa là

62

TAND Tỉnh Bắc Ninh (2018), “Bản án 01/2018/KDTM-PT ngày 18/12/2018 về tranh chấp hợp đồng bảo hiểm”.

63

sự đóng góp của họ vào quỹ bảo hiểm chưa có, vì vậy khơng có cơ sở để nhận tiền bồi thường bảo hiểm từ quỹ này.

Thực tiễn xét xử cho thấy cơ quan giải quyết tranh chấp đã xác định theo hướng này, cụ thể tại bản án số 08/2018/DS-PT ngày 08-01-2018 của TAND Tỉnh Tây Ninh đã nhận định“Công ty bảo hiểm A cho rằng người ký Giấy yêu cầu bảo hiểm cho xe ô tô hiệu Toyota Camry, biển số 70A – 09x.xx là chị Phan Thị Thùy D (em ruột của chị T) và đăng ký số điện thoại liên lạc là của anh Lê Văn C (chồng của chị D), đồng thời người nộp phí bảo hiểm là chị D nhưng Công ty bảo hiểm A không cung cấp chứng cứ chứng minh cho lời trình bày nêu trên. Theo chứng cứ có trong hồ sơ vụ án thể hiện, ngày 01/3/2017, chị Phan Thị T và Công ty bảo hiểm A – Chi nhánh Tây Ninh có ký hợp đồng bảo hiểm tự nguyện xe ơ tô (BL 170), Công ty bảo hiểm A đồng ý bảo hiểm cho chị Phan Thị T chiếc xe ô tô hiệu Toyota Camry, biển số 70A – 09x.xx, thời hạn bảo hiểm từ 17 giờ 00 phút ngày 01/3/2017 đến 17 giờ 00 phút ngày 01/3/2018, phí bảo hiểm là 21.873.159 đồng. Tại hóa đơn giá trị gia tăng ngày 02/3/2017 (BL 172), Công ty bảo hiểm A – Chi nhánh Tây Ninh ghi tên người đóng tiền là chị Phan Thị T và xuất hóa đơn cho chị T, không phải chị D, đồng thời Công ty bảo hiểm A đã cấp giấy chứng nhận bảo hiểm cho chị T đối với chiếc xe ô tô nêu trên (BL 171). Mặt khác, Công ty bảo hiểm A không yêu cầu giám định chữ ký của chị T trong hợp đồng bảo hiểm ký kết giữa chị T với Cơng ty. Do đó, Cơng ty bảo hiểm A cho rằng người yêu cầu bảo hiểm là chị D là khơng có căn cứ. Hợp đồng bảo hiểm lập ngày 01/3/2017 giữa chị T và Cơng ty bảo hiểm A là có thật và đúng theo trình tự quy định. Từ những nhận định trên, xét thấy Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận yêu cầu khởi kiện của chị Phan Thị T, buộc Công ty bảo hiểm A bồi thường cho chị T số tiền 778.862.162 đồng là có căn cứ, đúng pháp luật 64”;

Thứ hai, Hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết, trong đó có thỏa thuận giữa

doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm về việc bên mua bảo hiểm nợ phí bảo hiểm. So với Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 thì quy định này đã được các nhà làm luật giải thích rõ ràng và cụ thể hơn tại Khoản 5, Điều 1 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

64

TAND Tỉnh Tây Ninh (2018), “ Bản án số 08/2018/DS-PT ngày 08-01-2018 của TAND Tỉnh Tây Ninh về tranh chấp hợp đồng bảo hiểm”.

Luật số 61/2010/QH12 ngày 24 tháng 11 năm 2010. Điều này là hoàn toàn phù hợp với thực tiễn hoạt động kinh doanh bảo hiểm, bởi vì khi tiến hành giao kết hợp đồng thì bên mua bảo hiểm và DNBH thường không cùng ký vào hợp đồng bảo hiểm. Hành vi giao kết hợp đồng bảo hiểm được thực hiện thông qua việc doanh nghiệp bảo hiểm gửi cho bên mua bảo hiểm gửi giấy yêu cầu bảo hiểm theo mẫu, nếu người mua chấp nhận tham gia bảo hiểm thì ký vào giấy yêu cầu và gửi về doanh nghiệp bảo hiểm. Sau đó, doanh nghiệp bảo hiểm cấp giấy chứng nhận bảo hiểm và kèm theo điều khoản của hợp đồng này. Vì vậy, trong rất nhiều trường hợp để khơng bị mất khách hàng thì doanh nghiệp sẽ tiến hành cấp giấy chứng nhận trước cho bên mua bảo hiểm, mặc dù bên mua chưa hoàn thành nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm. Theo giải thích các doanh nghiệp bảo hiểm thì khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, DNBH thường thỏa thuận cho khách hàng nợ phí trong một thời hạn nhất định hoặc chia phí theo kỳ thanh tốn nhằm mục đích tạo điều kiện cho khách hàng không phải đóng một khoản phí “rất lớn” ngay khi ký hợp đồng mà vẫn được bảo hiểm65. Khảo sát các bản án được Tòa án giải quyết, cho thấy đối với hợp đồng bảo hiểm tài sản có giá trị lớn như hợp đồng bảo hiểm thân tàu, hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng được biển các bên thường thỏa thuận về điều khoản “doanh nghiệp bảo hiểm cho phép bên mua bảo hiểm nợ phí bảo hiểm”. Ví dụ, Tại bản án số 01/2018/KDTM-PT ngày 18/12/2018 của TAND Tỉnh Bắc Ninh đã nhận định: “Từ những trích dẫn trên, đơn bảo hiểm 25/3/2013 có nội dung thỏa thuận giữa B2 và T về việc bên mua bảo hiểm nợ phí bảo hiểm trong vịng 30 ngày nên đương nhiên hợp đồng bảo hiểm này có giá trị 01 năm từ ngày 25/3/2013 đến 24/3/2014. Vì vậy, B2 căn cứ khoản 1 và khoản 3 Điều 15 Luật Kinh doanh bảo hiểm để cho rằng thời điểm phát sinh hiệu lực là thời điểm bên mua bảo hiểm đóng đủ phí là khơng phù hợp vì các bên có thỏa thuận về việc bên mua bảo hiểm nợ phí bảo hiểm trong vịng 30 ngày. Theo đó, thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm trong vụ này phải được xác định theo khoản 2 Điều 15 Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định HĐBH đã được giao kết trong đó có thỏa thuận giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm về việc bên mua bảo hiểm nợ phí bảo hiểm”;

65

Hồng Duy (2012), “Nợ phí bảo hiểm, hai trường hợp trái ngược”, [https://tinnhanhchungkhoan.vn/bao- hiem/no-phi-bao-hiem-hai-truong-hop-trai-nguoc-22131.html], (truy cập ngày 22/3/2020).

Dưới góc độ kinh tế, thỏa thuận về nợ phí bảo hiểm mang đến lợi ích nhất định cho bên mua bảo hiểm và DNBH Cụ thể: (i) Đối với bên mua bảo hiểm sẽ giảm tải áp lực về tài chính cho hợp đồng bảo hiểm tài sản có giá trị lớn, giúp bên mua bảo hiểm có thể bổ sung nguồn vốn thực hiện hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh; (ii) Đối với DNBH có thể tạo sự linh hoạt trong chính sách kinh doanh, thu hút được nhiều khách hàng, giúp tăng lợi nhuận và doanh thu, trong bối cảnh “cạnh tranh khốc liệt” trên thị trường kinh doanh bảo hiểm. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, vấn đề này thường xuyên phát sinh các tranh chấp xuất phát từ việc bên mua bảo hiểm lợi dung quy định này đã “nợ, chây ỳ” khơng thực hiện nghĩa vụ. Ví dụ, Ngày 2/5/2011, Cơng ty bảo hiểm B đã ký kết hợp đồng bảo hiểm với bên mua bảo hiểm về việc Công ty bảo hiểm B nhận bảo hiểm rủi ro trong quá trình xây dựng, lắp đặt cho các hạng mục liên quan trong quá trình thi công dự án thủy điện. Trong hợp đồng bảo hiểm, các bên thỏa thuận thanh tốn phí thành bốn kỳ. Khách hàng đã thanh tốn được khoản phí kỳ đầu tiên và kỳ thứ hai đúng thời hạn và một phần của kỳ phí thứ ba. Đến ngày hết hạn đóng phí kỳ ba, khách hàng vẫn khơng thanh tốn đầy đủ phí bảo hiểm của kỳ này cho công ty bảo hiểm. Tòa án cấp phúc thẩm đã nhận định: Căn cứ quy định tại Điều 23, Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 (sửa đổi bổ sung năm 2010) hợp đồng bảo hiểm chấm dứt khi bên mua bảo hiểm khơng đóng đủ phí bảo hiểm hoặc khơng đóng phí bảo hiểm theo thời hạn thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Do đó, hợp đồng bảo hiểm giữa công ty bảo hiểm B và khách hàng đã chấm dứt hiệu lực. Vì vậy, căn cứ theo quy định tại khoản 3, Điều 24, Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định bên mua bảo hiểm vẫn phải đóng đủ phí bảo hiểm đến thời điểm chấm dứt hợp đồng bảo hiểm”. Theo đó, Tịa án cấp phúc thẩm đã buộc bên mua bảo hiểm phải thanh tốn cho cơng ty bảo hiểm số tiền phí bảo hiểm cịn nợ đến ngày hết hạn thanh tốn phí66;

Thứ ba, Có bằng chứng về việc hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết và

bên mua bảo hiểm đã đóng đủ phí bảo hiểm. Theo Điều 14, Luật KDBH năm 2000 (sửa đổi, bổ sung 2010) thì giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm là bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm. Đồng thời, Khoản 3, Điều 15 Luật

66

Quỳnh Anh (2019), “Gian nan kiện địi phí bảo hiểm”, Tạp chí Tài chính điện tử, [http://tapchitaichinh. vn/bao-hiem/gian-nan-kien-doi-phi-bao-hiem-313958.html], (truy cập ngày 22/1/2020).

KDBH năm 2000 (sửa đổi, bổ sung 2010) quy định: “Trách nhiệm bảo hiểm phát sinh khi có bằng chứng về việc hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết và bên mua bảo hiểm đã đóng đủ phí bảo hiểm. Từ “và” trong điều luật trên được hiểu: Vế trước là điều kiện cần, vế sau là điều kiện đủ. Như vậy, quy định này cũng có thể hiểu, nếu bên mua bảo hiểm đã được DNBH cấp giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm tuy nhiên bên mua bảo hiểm chưa đóng phí bảo hiểm, hai bên cũng khơng có thỏa thuận gì khác thì hợp đồng bảo hiểm vẫn chưa phát sinh hiệu lực pháp lý. Bởi vì, chứng nhận bảo hiểm và đơn bảo hiểm

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật về phí bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm tài sản (Trang 40 - 50)