KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. Kết luận
Có thể nói rằng năm 2007 là một năm rất thành công đối với hoạt động ngân hàng và đây sẽ là nền tảng vững chắc cho những bước phát triển mới. Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL là một thành viên của ngành cũng không ngoại lệ. Tuy được Ban lãnh đạo MHB ghi nhận là một trong những đơn vị thành viên kinh doanh có hiệu quả trong hoạt động tín dụng nhưng MHB Ơ Mơn vẫn là một ngân hàng mới, sản phẩm dịch vụ cịn ít, nguồn thu nhập chủ yếu qua các năm là thu từ hoạt động tín dụng. Do đó, ngay từ đầu phong giao dịch đã định hướng hoạt động tín dụng phải tăng trưởng lành mạnh trong phạm vi kiểm sốt được, khơng chạy đua trong tăng trưởng dư nợ; xác định tăng trưởng tín dụng phải gắn liền với chất lượng tín dụng, nâng cao hiệu quả của từng đồng vốn cho vay, đảm bảo có lãi và thu hồi được vốn.
Từ năm 2006 đến năm 2008, doanh số cho vay của ngân hàng luôn tăng đều qua các năm. Cụ thể, năm 2006 doanh số cho vay là 125.460 triệu đồng, năm 2007 là 145.365 triệu đồng và năm 2008 là 198.560 triệu đồng. Qua đó cho thấy ngân hàng đang làm tốt việc mở rộng hoạt động tín dụng của mình. Bên cạnh đó, dư nợ của ngân hàng cũng tăng dần qua 3 năm, cụ thể như sau: năm 2006 là 132.476 triệu đồng, năm 2007 là 143.996 triệu đồng và năm 2008 là 180.248 triệu đồng. Việc doanh số thu nợ năm sau cao hơn năm trước như năm 2006 là 109.875 triệu đồng, năm 2007 là 133.845 triệu đồng và năm 2008 là 162.308 triệu đồng chứng tỏ công tác thu nợ của ngân hàng đang được triển khai rất tốt. Chỉ có điều nợ q hạn của ngân hàng cịn ở mức cao và năm sau luôn cao hơn năm trước. Năm 2006, nợ quá hạn là 1.430 triệu đồng, năm 2007 là 1.584 triệu đồng và năm 2008 là 2.343 triệu đồng.
Do đó, trong thời gian tới, MHB Ơ Mơn cần đặc biệt chú ý đến việc theo dõi nợ, xử lý nợ quá hạn để hạn chế nợ quá hạn phát sinh và tăng thêm nữa. Việc dư nợ của ngân hàng tăng dần qua mỗi năm đã góp phần quan trọng vào việc cung ứng vốn cho các doanh nghiệp, hỗ trợ vốn cho các tầng lớp dân cư đồng thời nhờ đó tác động tích cực đến việc khai thác các thế mạnh, tiềm năng kinh tế
của địa phương. Bên cạnh đó, cơng tác thu nợ được làm tốt đã góp phần tạo nhiều vịng quay vốn tín dụng, mang về thêm nhiều lợi nhuận cho ngân hàng. Nhìn một cách tổng quát, hoạt động tín dụng của MHB Ơ Mơn đã và đang đi đúng hướng. Việc cần làm là tiếp tục phát huy những thành tích đã đạt được, khẩn trương và ra sức khắc phục những yếu kém còn tồn tại để đảm bảo hoạt động tín dụng của ngân hàng có được sự phát triển lành mạnh và bền vững.
6.2. Kiến nghị.
6.2.1. Về phía Nhà nước.
- Nhà Nước cần xây dựng và phát triển các tổ chức hỗ trợ thông tin cho thị trường , cho công tác thẩm định món vay của hoạt động tín dụng.
- Nâng cao sự phối hợp của các cơ quan chức năng trong quá trình hoạt động để việc giải quyết các thủ tục hành chính được nhanh gọn, giảm chi phí giao dịch cho doanh nghiệp và ngân hàng.
- Cần nâng cao tính tự chủ và độc lập trong kinh doanh của các ngân hàng thương mại, giảm sự can thiệp của cơ quan Nhà Nước trong quyết định cho vay của các ngân hàng.
- Nhà Nước sớm ban hành các quy chế về sử dụng tiền mặt để giảm bớt khối lượng giao dịch tiền mặt trong nền kinh tế, giúp ngân hàng kiểm soát được vốn vay dễ dàng hơn, góp phần giảm rủi ro cho ngân hàng.
- Nâng cao hiệu quả thực thi của Luật Phá sản để góp phần tạo ra cơ chế sàng lọc các doanh nghiệp yếu kém ra khỏi thị trường.
Ngồi ra Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ, giúp đỡ các Ngân hàng thực hiện tốt chức năng và vai trị của mình như tăng kênh tạo vốn cho các Ngân hàng, đẩy mạnh phát triển thị trường chứng khốn để có thể san sẻ bớt gánh nặng huy động vốn và phân bổ vốn cho Ngân hàng.
6.2.2. Đối với Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL – PGD Ơ Mơn.
- Tách bạch việc nhận hồ sơ, thẩm định, giải ngân và thu nợ để tạo ra sự kiểm sốt chéo, tránh tình trạng một người làm mọi việc dễ dẫn đến sự lạm quyền.
- Đổi mới tư duy trong cho vay, không nên quá chú trọng vào tài sản đảm bảo, nên xem trọng vai trò của lưu chuyển tiền tệ trong thẩm định để có thể thực hiện cho vay tín chấp.
- Khơng nên q chú trọng vào các chứng chỉ, bằng cấp khi đánh giá năng lực quản trị, điều hành của khách hàng mà nên căn cứ vào lịch sử kinh doanh của khách hàng hay người điều hành dự án.
- Nên yêu cầu khách hàng kiểm tốn báo cáo tài chính của họ, phối hợp và trao đổi thông tin với cơ quan thuế nhằm đánh giá tính chân thực trong việc lập báo cáo tài chính của khách hàng.
- Thẩm định phương diện thị trường cho sản phẩm của dự án, ngân hàng phải thu thập thông tin trên nhiều kênh, nhiều nguồn khác nhau nhằm đảm bảo độ tin cậy cho kết quả thẩm định.
- Hồn thiện quy trình hoạt động tín dụng theo hướng đơn giản và khoa học. - Nâng cao năng lực của cán bộ quản trị và tác nghiệp trong lĩnh vực tín dụng. Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn để cập nhật kiến thức ngân hàng hiện đại.
- Có chính sách khuyến khích, đãi ngộ hợp lý đối với cán bộ làm cơng tác tín dụng, đảm bảo thu nhập phải tương xứng với trách nhiệm công việc.
- Đẩy mạnh cơng tác kiểm tra, kiểm sốt nội bộ nhằm phát hiện những rủi ro tiềm ẩn, bất ổn và thiếu sót trong hoạt động tín dụng của ngân hàng để đưa ra biện pháp chấn chỉnh kịp thời.
- Nâng cao hiệu quả công tác marketing ngân hàng nhằm mở rộng nền tảng khách hàng và đa dạng hóa sản phẩm, từ đó phân tán rủi ro tín dụng.
- Tổ chức hội nghị khách hàng định kỳ quy tụ những khách hàng lớn và quan trọng, những khách hàng tiềm năng trong tương lai. Qua hội nghị có thể tập hợp được ý kiến của khách hàng để đưa các sản phẩm của ngân hàng đến gần khách hàng hơn.
- Thực hiện tốt công tác quản trị rủi ro tín dụng. Ngân hàng cần tập trung đầu tư vào công nghệ và xây dựng cho mình một cơ sở dữ liệu thơng tin khách hàng làm cơ sở cho công tác thẩm định cho vay được hiệu quả, phòng ngừa rủi ro.
Đầu tư xây dựng cơ sở khang trang để tăng vị thế cạnh tranh.
Trang bị máy rút tiền tự động (ATM), nhanh chóng áp dụng Hiện Đại hóa trong ngân hàng.
Khơng ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ hiện có, đồng thời coi trọng phát triển sản phẩm mới, dịch vụ mới.
Cân đối giữa khả năng huy động vốn và sử dụng vốn trung và dài hạn đồng thời tăng cường công tác quản lý rủi ro nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng an tồn và hiệu quả bền vững
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Th.S Bùi Văn Trịnh, Th.S Thái Văn Đại (2005). “Bài giảng Tiền tệ - Ngân hàng”, Tủ sách Trường Đại học Cần Thơ.
2. PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn. Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Tủ sách Trường Đại học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh.
3. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL – PGD Ơ Mơn các năm (2006, 2007 và 2008),
4. Nguyễn Thị Thanh Sơn. Quản trị tài sản và nguồn vốn của các ngân hàng
thương mại nước ta hiện nay, Tạp chí ngân hàng, Số (5),
5. Quyết định số 06/2002/QĐ-NHN-HĐQT của Hội đồng quản trị MHB ban hành ngày 20-03-2002, nội dung là “Quy định chung về cho vay đối với khách hàng”.
6. Quyết định số 12/2002/QĐ-NHN của Tổng giám đốc MHB ban hành ngày 20-03-2002, nội dung là “Quy trình tín dụng”.
7. Quyết định số 71/2005/QĐ-NHN-HĐQT của Hội đồng quản trị MHB ban hành ngày 27-07-2005, nội dung là “Trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng”.
8. Tạp chí Khoa học và Đào Tạo Ngân hàng số 1, 2, 8, 12 phát hành năm 2005; số 47,52, 55 phát hành năm 2006.
9. Tạp chí Cơng nghệ ngân hàng số 7 phát hành năm 2005, số 14 phát hành năm 2007.
10. Báo cáo tín dụng của ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long PGD Ơ Mơn.
11.Các trang wep.www.mhb.com.vn /www.google.com.vn