Chương 2 Điều kiện lưu hành thuốc bảo vệ thực vật
2.3 Vấn đề cấp phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật
2.3.1 Quy định của pháp luật
Điều 51 Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT quy định nguyên tắc chung về vận chuyển thuốc BVTV như sau:
- Việc vận chuyển thuốc BVTV phải tuân theo các quy định của Nghị định số 104/2009/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ quy định danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; Nghị định 14/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt; các quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm của pháp luật bằng đường thuỷ nội địa, hàng không, hàng hải; các quy định khác của pháp luật có liên quan và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- Việc vận chuyển các thuốc BVTV (trừ các thuốc BVTV là chế phẩm vi sinh vật) phải được cấp phép theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 104/2009/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ quy định danh mục
hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; khoản 1 Điều 22 Nghị định số 14/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường Sắt.
- Việc vận chuyển thuốc BVTV phải theo đúng lịch trình ghi trong hợp đồng hoặc giấy tờ khác có liên quan về vận chuyển thuốc BVTV giữa chủ phương tiện và chủ sở hữu hàng hóa.
- Việc vận chuyển thuốc BVTV phải đảm bảo an tồn cho người, vật ni, mơi trường. Không được dừng xe nơi đông người, gần trường học, bệnh viện, chợ, nguồn nước sinh hoạt.
- Các loại thuốc BVTV chỉ được vận chuyển khi đã được đóng gói, dán nhãn và được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép vận chuyển thuốc BVTV theo quy định tại Điều 54 của Thông tư này.
- Các thuốc BVTV có khả năng phản ứng với nhau không được chở chung trên cùng một phương tiện.
- Không được vận chuyển thuốc BVTV trên cùng phương tiện chở khách, vật nuôi, lương thực, thực phẩm, các chất dễ gây cháy, nổ và các hàng hóa khác, trừ phân bón.
Theo Điều 52 của Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT thì Người áp tải hàng và Người điều khiển phương tiện vận chuyển thuốc BVTV phải hiểu rõ tính chất nguy hiểm của thuốc BVTV; Người điều khiển phương tiện phải có Giấy chứng nhận huấn luyện về an toàn lao động trong vận chuyển, bảo quản thuốc BVTV, Người áp tải hàng hóa là thuốc BVTV phải được huấn luyện về an toàn lao động trong vận chuyển, bảo quản thuốc BVTV.
Phương tiện vận chuyển thuốc BVTV phải đảm bảo các điều kiện kỹ thuật như: có dụng cụ, trang thiết bị phịng cháy, chữa cháy phù hợp với thuốc BVTV, có mui, bạt che phủ kín, chắc chắn tồn bộ khoang chở hàng đảm bảo không thấm nước trong quá trình vận chuyển. Phương tiện chuyên chở thuốc BVTV được xếp cuối cùng của mỗi chuyến phà, nếu bến phà khơng có phà chuyên dùng cho loại hàng nguy hiểm.
Việc vận chuyển thuốc BVTV phải được Chi cục BVTV/Chi cục TT&BVTV cấp Giấy phép vận chuyển. Giấy phép này có giá trị lưu hành trên toàn quốc. Thời hạn của Giấy phép vận chuyển thuốc BVTV cấp theo từng chuyến (đối với vận
chuyển bằng đường bộ), theo từng lô hàng (đối với vận chuyển bằng đường sắt) hoặc từng thời kỳ nhưng không quá 12 tháng, kể từ ngày cấp.
Các quy định trên cho thấy pháp luật đề ra các yêu cầu khắt khe đối với cả phương tiện và người vận chuyển thuốc BVTV nhằm đảm bảo an toàn tối đa cho hàng hóa và cho mơi trường, cộng đồng. Song các quy định này phần lớn tác động vào hình thức vận chuyển bằng đường bộ mà chưa chú trọng đến đường thủy và đường sắt, trong khi đây cũng là hình thức lưu thơng thơng dụng khi chuyển hàng và hồn tồn có thể xảy ra các sự cố trên đường đi. Theo đó, pháp luật cần sửa đổi, bổ sung để đảm bảo bao quát và cân bằng trong công tác quản lý.
2.3.2 Một số vướng mắc trong quá trình thực thi
Quy định về năng lực chuyên môn của người trực tiếp vận chuyển thuốc gây khó cho doanh nghiệp
Đa phần người vận chuyển thuốc BVTV là các nhân viên lái xe của doanh nghiệp, có trình độ văn hóa Trung học phổ thơng hoặc thấp hơn, có Giấy phép lái xe phù hợp với phương tiện mà họ được giao điều khiển. Nhóm người lao động này thường có tâm lý e ngại khi phải tham gia các lớp huấn luyện kiến thức chun mơn, vì vậy doanh nghiệp khó tìm nguồn lao động có sẵn “Giấy chứng nhận huấn luyện về an toàn lao động trong vận chuyển, bảo quản thuốc BVTV” để tuyển dụng, ngay cả việc tuyển nhân viên với yêu cầu sẽ tham gia khóa đào tạo cũng có thể bị các ứng viên từ chối nhận việc.
Pháp luật quy định buộc người vận chuyển và người áp tải thuốc phải được huấn luyện về an toàn lao động trong vận chuyển, bảo quản thuốc BVTV nhưng không quy định rõ nội dung, thời gian đào tạo, giấy chứng nhận sẽ có thời hạn bao lâu. Thực tế hiện nay Chi cục BVTV hoặc Chi cục TT&BVTV là cơ quan thực hiện huấn luyện và cấp giấy này đang áp dụng chương trình tập huấn trong thời gian 03 ngày, tương tự như chương trình dành cho người lao động trực tiếp sản xuất thuốc BVTV. Như vậy, việc đăng ký để tham dự khóa huấn luyện lại vướng phải những hạn chế như đã phân tích ở Chương 1 của đề tài này, kéo theo đó là sự phụ thuộc của doanh nghiệp trong việc sắp xếp sử dụng nhân lực vận chuyển thuốc do bị động trong công tác huấn luyện chuyên môn. Sau khi đã trang bị đủ điều kiện kiến thức, nếu nhân viên lái xe nghỉ việc thì ảnh hưởng lớn đến công tác vận chuyển thuốc vì cơ cấu số lượng nhân viên này thường tương xứng với số lượng phương tiện và khối lượng hàng hóa cần vận chuyển, để đảm bảo an tồn thì phải tn thủ thời gian làm việc, xoay ca... nên doanh nghiệp bị đình trệ cơng việc cho đến khi
tuyển được lao động mới có sẵn Giấy chứng nhận an toàn lao động trong vận chuyển, bảo quản thuốc BVTV hoặc chờ đến khi Chi cục có mở lớp tập huấn.
Ngồi ra, quy định người vận chuyển phải có Giấy chứng nhận tập huấn an toàn vận chuyển thuốc BVTV chỉ yêu cầu đối với vận chuyển bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, không bắt buộc đối với đường thủy, đường sắt. Đây có thể là quy định bị bỏ sót hoặc do đặc thù phương tiện vận chuyển, khi ban hành quy định thì Bộ NN&PTNT đã thơng thống hơn cho việc vận chuyển đường thủy và đường sắt. Nếu việc tập huấn bắt buộc đối với người vận chuyển đường bộ là vì lý do an tồn, thì xem ra pháp luật đã bỏ qua nguy cơ mất an toàn khi vận chuyển thuốc bằng các hình thức khác và chưa có dự liệu giải pháp xử lý.
Quy định cấm dừng nghỉ trên đường vận chuyển và sử dụng phà
chuyên dùng khó áp dụng trong thực tế
- Nguyên tắc vận chuyển thuốc BVTV “không được dừng xe nơi đông người, gần trường học, bệnh viện, chợ, nguồn nước sinh hoạt” là chưa bao quát và khó thực hiện.
Thứ nhất, quy định này chỉ quan tâm đến phương tiện vận chuyển là xe, tức là vận chuyển trên đường bộ, không cho phép dừng ở các địa điểm trên để giảm nguy cơ gây ô nhiễm, tác động xấu đến sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên, người ban hành quy định đã bỏ qua một phương tiện vận chuyển thuốc BVTV cũng khá phổ biến đó là các phương tiện đường thủy. Cụ thể là tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa của cả nước và tập trung nhiều diện tích hoa màu cây ăn trái, lượng thuốc BVTV tiêu thụ rất lớn, và với đặc thù địa lý có mạng lưới sơng ngịi chằng chịt, đường thủy cũng là một kênh giao thông vận chuyển thuốc BVTV để phân phối đến các điểm buôn bán. Trên các tuyến sông, tàu thuyền chở thuốc cũng đi qua các khu họp chợ ven sông, và nguồn nước sơng cũng có thể là nguồn nước sinh hoạt, nhưng quy định lại hồn tồn bỏ ngõ, khơng quan tâm đến an toàn vận chuyển thuốc trong trường hợp này.
Thứ hai, khái niệm “gần” mang tính định tính, khơng xác định khoảng cách cụ thể nên sẽ dẫn đến tranh cãi nếu phương tiện dừng đỗ và bị xử phạt. Trong thực tế, các tài xế vẫn chưa tn thủ hồn tồn vì có chuyến hàng đi đường xa, phát sinh các nhu cầu sinh hoạt cá nhân, ăn uống, họ vẫn tranh thủ dừng nghỉ gần các khu vực chợ và sẽ lý giải khoảng cách dừng đỗ đã hợp lý, hoặc sẽ phát sinh tiêu cực, lo lót cho qua chuyện nếu bị cơ quan chức năng phát hiện và xử lý.
- Tại Khoản 3 Điều 52 Thơng tư 21/2015/TT-BNNPTNT có quy định “phương tiện chuyên chở thuốc BVTV được xếp cuối cùng của mỗi chuyến phà, nếu bến phà khơng có phà chun dùng cho loại hàng nguy hiểm”. Thực tế, khi sử dụng phà chuyên dùng thì doanh nghiệp phải mất thời gian chờ đợi để được sắp xếp chuyến, đồng thời nếu đi riêng khơng đầy chuyến thì phí qua phà sẽ tăng cao, do đó họ thường tìm cách lách quy định. Giải pháp mà các doanh nghiệp thường chọn là thương lượng với quản lý bến phà để phương tiện vận chuyển thuốc BVTV được đưa đi cùng chuyến với người và các phương tiện giao thông khác. Ví dụ Cơng ty CP Sản xuất Thương mại Dịch vụ Ngọc Tùng đã có cơng văn xin phép Ban giám đốc phà Vàm Cống – An Giang đề nghị xe tải chở hàng qua phà chung với các loại xe khác11, Ban Giám đốc phà đã chấp thuận cho thực hiện.
Như vậy, quy định sử dụng phà chuyên dùng để chở thuốc BVTV chưa được thực hiện chặt chẽ và có thể tạo ra sự bất cơng bằng giữa doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ và doanh nghiệp muốn lách luật. Đồng thời, khi luật đã có thể lách thì cũng là cơ hội cho các tiêu cực trong cơng tác quản lý có điều kiện phát sinh, vì khơng phải đơn vị nào cụng xin phép bằng văn bản chính thống mà vẫn tồn tại trường hợp lót tay cho nhân viên điều phối chuyến phà để xe chở thuốc đi qua.
2.3.3 Một số kiến nghị
Thứ nhất, cần điều chỉnh Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT để mở rộng lựa chọn cho doanh nghiệp về người vận chuyển thuốc BVTV mà vẫn đảm bảo an toàn cho các chuyến hàng. Theo đó, quy định chỉ nên bắt buộc người áp tải hàng hóa phải có Giấy chứng nhận huấn luyện về an toàn lao động trong vận chuyển, bảo quản thuốc BVTV, nếu chuyến hàng chỉ có lái xe mà khơng có người áp tải đi cùng thì lái xe đó phải có Giấy chứng nhận này.
Thứ hai, áp dụng quy định yêu cầu Giấy chứng nhận huấn luyện về an toàn lao động trong vận chuyển, bảo quản thuốc BVTV như vừa nêu cho cả việc vận chuyển bằng đường sông (không áp dụng đường hàng hải vì tính chất đặc thù riêng, khơng thể yêu cầu có người áp tải hay người vận chuyển phải qua tập huấn).
Thứ ba, điều chỉnh quy định, làm rõ khái niệm gần trường học, chợ... là khoảng cách bao nhiêu. Đồng thời, nên quy định thời gian tối đa cho phép dừng
11 Tham khảo Công văn số 218/2015/CV-NT ngày 03/12/2015 của Công ty CP Sản xuất Thương mại Dịch vụ Ngọc Tùng v/v đề nghị xe tải chở hàng qua phà chung với các loại xe khác, xem Phụ lục 03
đỗ trong các trường hợp người vận chuyển cần giải quyết nhu cầu vệ sinh cá nhân, ăn uống khi đi qua các khu vực này.
Thứ tư, điều chỉnh quy định dùng phà chuyên dụng để chở phương tiện vận chuyển thuốc BVTV, không bắt buộc thực hiện. Bởi lẽ các phương tiện cơ giới này đã được yêu cầu trang bị kín đáo, an tồn trong quá trình di chuyển, thuốc BVTV cũng phải tuân thủ bao gói an tồn trong vận chuyển sử dụng nên không nhất thiết cách ly, nhất là cách ly không triệt để như thực trạng đã nêu.
KẾT LUẬN
Nhìn chung, pháp luật đã quy định khá chi tiết về các điều kiện mà các chủ thể tham gia kinh doanh thuốc BVTV phải đáp ứng. Trong thời gian qua, các quy định này đã giúp Nhà nước giám sát, quản lý hoạt động kinh doanh của ngành nghề có ảnh hưởng lớn đến sự ổn định và phát triển nền kinh tế nông nghiệp - một trong những ngành kinh tế chủ lực của quốc gia. Ngoài quy định trực tiếp thì những nội dung dẫn chiếu đến các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cũng đã góp phần tăng tính chặt chẽ và thống nhất với các quy định pháp luật liên quan và các Hiệp ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết. Đồng thời, việc sửa đổi, bổ sung các văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật cũng thể hiện Nhà nước đang quan tâm, nỗ lực hoàn thiện hệ thống quy định này.
Tuy nhiên, các quy định về điều kiện kinh doanh thuốc BVTV vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục để đảm bảo quyền tự do kinh doanh của người dân và tăng hiệu quả quản lý của pháp luật. Có thể thấy dù các quy định này đã thay đổi thường xuyên nhưng vẫn chưa dự liệu được các trường hợp phát sinh trong thực tế sau khi ban hành văn bản. Mặt khác, nội hàm của các từ ngữ sử dụng trong các văn bản pháp quy cịn q rộng hoặc khơng rõ dẫn đến tùy nghi trong áp dụng. Những tồn tại trên, trong một chừng mực nào đó đã gây lúng túng cho các chủ thể thi hành pháp luật.
Từ việc nghiên cứu quy định của pháp luật và đối chiếu với các vấn đề đặt ra trong thực tiễn áp dụng, tác giả đã đề xuất một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh thuốc BVTV. Các đề xuất như điều chỉnh cách diễn đạt khi ban hành văn bản để các quy định rõ ràng, đơn nghĩa, mở rộng quy định về ngành nghề đào tạo của người tham gia kinh doanh thuốc BVTV và về tên thương phẩm khi đăng ký thuốc, bổ sung quy định về đào tạo nghiệp vụ cho người tham gia kinh doanh thuốc BVTV... được tác giả đặt ra với mong muốn pháp luật thật sự trở thành công cụ quản lý hiệu quả của Nhà nước đồng thời tạo được môi trường cạnh tranh lành mạnh, cơ chế linh hoạt để thúc đẩy phát triển kinh tế.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
1. Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật (Luật số 41/2013/QH13) ngày 25/11/2013
2. Luật Du lịch (Luật số 09/2017/QH14) ngày 19/6/2017
3. Nghị định số 104/2009/NĐ-CP ngày 09/11/2009 của Chính phủ quy định danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
4. Nghị định số 14/2015/NĐ-CP ngày 13/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt
5. Nghị định số 66/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư kinh doanh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; giống cây trồng, nuôi động vật rừng thông thường; chăn nuôi; thủy sản; thực phẩm
6. Nghị định số 123/2018/NĐ-CP ngày 17/9/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định về đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp
7. Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thơng trên thị trường
8. Thông tư số 14/2013/TT-BNNPTNT ngày 25/02/2013 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất,