Đơn vị tính: Triệu đồng 2008/2007 2009/2008 Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 0 2.000 415 2.000 0 (1.585) (79,3) Trung hạn 0 0 52 0 0 52 0 Dài hạn 1.289 1.289 1.289 0 0.0 0 0.0 Tổng 1.289 3.289 1.756 2.000 155,2 (1.533) (46,6)
( Nguồn: Báo cáo thường niên 2007-2008- 2009 tại VIB Kiên Giang )
1,289 3,289 1,756 0 500 1,000 1,500 2,000 2,500 3,000 3,500 T ri ệu đ ồ n g 2007 2008 2009 Năm TÌNH HÌNH NỢ XẤU
Hình 11: Tình hình nợ xấu tại VIB Kiên Giang Bảng 12: Cơ cấu chất lượng nợ xấu tại VIB Kiên Giang Bảng 12: Cơ cấu chất lượng nợ xấu tại VIB Kiên Giang
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ Tiêu 2007 2008 2009
Nợ dưới tiêu chuẩn 1.289 2.000 415
Nợ nghi ngờ 0 0 52
Nợ có khả năng mất vốn 0 1.289 1.289
Tổng 1.289 3.289 1.756
Nhìn chung, nợ xấu của ngân hàng qua các năm tăng giảm không đồng đều. Cụ thể, nợ xấu đã tăng lên từ 1.289 triệu đồng trong năm 2007 lên đến 3.289 triệu đồng trong năm 2008. So với cùng kỳ năm 2007, nợ xấu năm 2008 đã tăng 2.000 triệu đồng với tốc độ đến 155,2 %.
Trong đó:
Nợ xấu cho vay dài hạn của năm 2007 đối với khách hàng Lý Ngọc Nhung ngụ tại TP. Rạch Giá vay sản xuất kinh doanh số tiền là 1.289 triệu đồng nguyên nhân phát sinh nợ xấu là do bị khách hàng chiếm dụng vốn và khơng có khả năng trả nợ ngân hàng. Đến năm 2008 tiếp tục phát sinh nợ xấu cho vay ngắn hạn đối với khách hàng Lê Tấn Thượng ngụ tại TP. Rạch Giá vay kinh doanh với số phát sinh là 2.000 triệu đồng nguyên nhân phát sinh nợ xấu do bị khách hàng chiếm dụng vốn và đang tìm kiếm nguồn trả nợ ngân hàng, nâng tổng số phát sinh nợ xấu trong năm 2008 tăng lên 3.289 triệu đồng.
Cụ thể, năm 2009 mặc dù doanh số cho vay tăng nhưng nợ xấu giảm còn 1.756 triệu đồng, so với năm 2008 giảm 1.533 triệu đồng tương ứng giảm 46,6%. Trong đó:
Trong năm 2009, phát sinh thêm nợ xấu của khách hàng Ngô Thị Phượng ngụ tại TP. Rạch Giá vay sản xuất kinh doanh với số tiền là 415 triệu đồng nguyên nhân phát sinh nợ xấu do họat động kinh doanh không hiệu quả dẫn đến thua lỗ, và khách hàng Trần Khu Ba ngụ tại TP. Rạch Giá vay trung hạn với số phát sinh 52 triệu đồng vay để xây nhà hiện đang tiềm nguồn trả. Nợ xấu của khách hàng cá nhân Lý Ngọc Nhung vẫn chưa thu được. Nợ xấu của khách hàng Lê Tấn thượng phát sinh trong năm 2008 đã được thu hồi với số phát sinh 2.000 trịệu đồng. Mặc dù trong năm 2009 có phát sinh nhiều nợ xấu nhưng khối lượng nhỏ nên tỷ lệ nợ quá hạn trong năm 2009 đã giảm.
Hiện nay, trong tháng 01/2010 ngân hàng đã thu được nợ quá hạn của khách hàng cá nhân Lý Ngọc Nhung phát sinh trong năm 2007.
Đây là kết quả đáng mừng, nó cho thấy sự quan tâm chỉ đạo của Ban lãnh đạo ngân hàng trong công tác thu hồi và xử lý nợ q hạn: đơn đốc cán bộ tín dụng có những biện pháp tích cực trong cơng tác thu nợ như nhắc nhở khách hàng trả nợ đúng hạn bằng cách gửi giấy báo nợ đến tận tay người dân trước khi đến hạn; công tác xử lý nợ phải tiến hành thường xuyên, bám sát địa bàn phân tích từng
món vay khó địi đề xuất biện pháp xử lý kịp thời.
4.6 Phân tích các chỉ số hoạt động tín dụng
Bảng 13: Các chỉ số họat động tín dụng tại VIB Kiên Giang
Năm Chênh lệch Chỉ tiêu ĐVT 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 1.VHĐ Trđ 80.737 118.322 253.575 37.585 135.253 2.TNV Trđ 112.173 175.527 281.453 63.354 105.926 3.TDN Trđ 109.972 173.264 277.345 63.292 104.081 4.DSTN Trđ 131.131 222.134 832.491 91.003 610.357 5.DSCV Trđ 241.103 285.426 936.572 44.323 651.146 6.Nợ xấu Trđ 1.289 3.289 1.756 2.000 (1.533) 7. Dư nợ BQ Trđ 68.770 141.618 225.305 72.848 83.687 8.VHĐ/TNV % 71,98 67,41 90,09 (4,57) 22,68 9.Dư nợ/VHĐ Lần 1,36 1,46 1,09 0,10 (0,37) 10.Nợ xấu/TDN % 1,17 1,90 0,63 0,73 (1,27) 11.Hệ số TN % 54,39 77,83 88,89 23,44 11,06 12.VQVTD Vòng 1,91 1,57 3,7 (0,34) 2,13
( Nguồn: Báo cáo thường niên 2007-2008-2009 tại VIB Kiên Giang )
Ghi chú: - :TNV: Tổng nguồn vốn; - TDN: Tổng dư nợ;
- DSTN: Doanh số thu nợ; - DSCV: Doanh số cho vay;
- BQ: Bình quân; - TN: Thu nợ;
- VHĐ: Vốn huy động; - Trđ: Triệu đồng;
- ĐVT: Đơn vị tính; - VQVTD: Vịng quay vốn tín dụng
Vốn huy động / Tổng nguồn vốn
Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả huy động vốn của VIB Kiên Giang. Nhìn chung chỉ tiêu này tăng trưởng tốt ở năm 2009 do nguồn vốn huy động ở năm 2009 cao. Cụ thể năm 2007, vốn huy động trên tổng nguồn vốn chiếm tỷ trọng 71,98 % .Năm 2008 tỷ trọng này giảm xuống còn 67,41%, giảm 4,57 % so với năm 2007. Đến năm 2009 chỉ tiêu này là 90,09 % tăng 22,68 % so với năm 2008.
Qua đó cho thấy hiệu quả huy động vốn của ngân hàng tuy tăng nhưng không đều qua các năm nhưng nhìn chung ngân hàng đã tận dụng nguồn vốn huy động tốt, không lệ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn điều chuyển. Nguyên nhân là do nguồn thu nhập của người dân chưa cao nên lượng tiền nhàn rỗi rất ít, họ chưa có thói quen gửi tiền vào ngân hàng mà chỉ thích đầu tư vào sản xuất hay kinh doanh vàng. Tuy nguồn vốn huy động đạt được với tỷ trọng chưa cao nhưng điều đáng khích lệ là doanh số huy động vẫn tiếp tục tăng, điều này có thể nói ngân hàng cũng dần dần phát huy được bước phát triển của mình.
Nhìn chung, cơng tác huy động vốn của ngân hàng qua 3 năm thực hiện rất tốt, luôn đạt kế hoạch đề ra. Có được kết quả như vậy là do chi nhánh ln phấn đấu nỗ lực tìm mọi biện pháp tăng nguồn vốn huy động. Tuy nhiên, trên địa bàn có nhiều tổ chức tín dụng với phương thức huy động vốn với lãi suất hấp dẫn, nên ngân hàng cần tăng cường công tác huy động vốn và gia tăng các dịch vụ tiền gửi để giữ chân khách hàng truyền thống và thu hút khách hàng mới, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế trong tỉnh.
Trong xu thế hội nhập hiện nay, công tác huy động vốn là vấn đề sống còn trong hoạt động của ngân hàng, vì vậy ngân hàng nên chủ động về nguồn vốn để đảm bảo hoạt động, tránh bị động về vốn gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng
Tổng dư nợ / vốn huy động
Chỉ tiêu này cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động của ngân hàng, chỉ tiêu này quá nhỏ hay quá lớn đều không tốt. Bởi lẽ, nếu chỉ tiêu này quá lớn cho thấy khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp, ngược lại chỉ số này quá nhỏ là biểu hiện của việc sử dụng vốn khơng hiệu quả có thể gây khó khăn cho ngân hàng về mặt tài chính vì phải trả phần chi phí huy động vốn mà khơng có phần thu nhập từ lãi vay để bù đắp.
Năm 2007 bình quân cứ 1,36 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động tham gia. Năm 2008 tỷ số này tăng so với năm 2007 thể hiện 1,46 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động tham gia. Sang năm 2009 tỷ số này giảm nhưng không đáng kể, cụ thể 1,09 đồng dư nợ có 1 đồng vốn huy động tham gia.
Qua số liệu trên cho thấy công tác huy động vốn của ngân hàng chưa đạt hiệu quả so với tiềm năng, chưa đáp ứng được nhu cầu vốn vay ngày càng lớn của xã
hội. Trong thời gian tới, ngoài việc chú trọng tăng trưởng dư nợ, ngân hàng cần phải gia tăng nguồn vốn huy động để hiệu quả đầu tư của vốn huy động càng cao hơn nữa.
Tỷ lệ nợ xấu / Tổng dư nợ
Chỉ tiêu này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng. Năm 2007 tỷ lệ nợ xấu là 1,17 %, sang năm 2008 tăng lên 1,9 %. Nguyên nhân tỷ lệ nợ xấu tăng là do các khách hàng vay vốn họat động không hiệu quả dẫn đến thua lỗ, hay bị khách hàng chiếm dụng vốn dẫn đến mất khả năng trả nợ ngân hàng làm cho ngân hàng không thu được nợ. Nhưng nhờ có những biện pháp xử lý khắc phục kịp thời và đúng đắn, tỷ lệ này đã giảm vào năm 2009 còn 0,63 %. Ngân hàng đã đảm bảo dược tỷ lệ nợ xấu dưới quy định của Ngân hàng Nhà nước là 5%.
Hệ số thu nợ (doanh số thu nợ / doanh số cho vay):
Hệ số thu nợ phản ánh hiệu quả thu hồi nợ của ngân hàng cũng như khả năng trả nợ vay của khách hàng. Nhìn chung hệ số thu hồi nợ tăng trưởng cao qua các năm. Cụ thể năm 2007 là 54,39 %, năm 2008 tăng lên 77,83 %, đến năm 2009 tăng lên 88,89 %. Qua đó, thể hiện được hiệu quả của ngân hàng trong công tác thu nợ.
Nhìn chung hiệu quả tín dụng ngân hàng tương đối tốt. Nhưng trong tương lai tỉnh Kiên Giang là nơi có đầy tiềm năng phát triển kinh tế, hoạt động kinh doanh dịch vụ, mua bán ngày càng phát triển nên thu hút rất nhiều nhà đầu tư. Do đó, để có đủ sức cung cấp vốn cho khách hàng cũng như đủ sức cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn thì ngân hàng cần nỗ lực hơn nữa để giữ vững vị trí của mình.
Vịng quay vốn tín dụng
Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ vay nhanh hay chậm. Năm 2007 vịng quay vốn tín dụng là 1,91 vòng, năm 2008 là 1,57 vòng, đến năm 2009 là 3,7 vịng. Nhìn chung vòng quay vốn của ngân hàng tăng qua các năm, tăng cao nhất là năm 2009.
Nguyên nhân của sự gia tăng này là do các món vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao, cho vay trung hạn chiếm tỷ trọng thấp trong doanh số cho vay. Mặt khác là do ngân hàng ngày càng chú trọng trong công tác thu nợ nên tốc độ tăng của
doanh số thu nợ nhanh hơn tốc độ tăng của dư nợ bình qn góp phần làm cho vịng quay vốn tín dụng tăng.
Chương 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG QUỐC TẾ - CHI NHÁNH TỈNH KIÊN GIANG 5.1 Những tồn tại và nguyên nhân
5.1.1 Tồn tại: Ngân hàng Quốc tế - chi nhánh tỉnh Kiên Giang trong thời gian
qua đã góp phần tích cực vào việc huy động nguồn vốn nhàn rỗi tại địa phương và phát triển kinh tế của tỉnh Kiên Giang. Doanh số huy động ngày càng tăng trưởng. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn cịn tồn tại một số mặt:
Công tác huy động vốn
+ Mạng lưới hoạt động kinh doanh tại chi nhánh còn mỏng, chưa có đơn vị kinh doanh tuyến huyện nên khi triển khai các sản phẩm, dịch vụ mới của VIB Kiên Giang chưa được phủ rộng khắp tồn tỉnh, chưa tạo được tiện ích cho khách hàng.
+ Trong huy động vốn, nguồn vốn chủ yếu là tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn ngắn, huy động vốn trung và dài hạn cịn gặp nhiều khó khăn và trở ngại.
+ Nguồn vốn huy động tăng trưởng mạnh nhưng vẫn còn phụ thuộc vào vốn điều chuyển của Hội sở. Các kênh huy động vốn còn kém đa dạng dẫn đến khả năng tiếp cận các nguồn vốn cịn gặp khơng ít khó khăn.
Cơng tác tín dụng
+ Cơng tác thẩm định của ngân hàng cịn gặp nhiều khó khăn làm cho hiệu quả công việc bị giảm xuống. Công tác thẩm định đơi lúc thực hiện cịn chậm làm ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất của khách hàng.
+ Doanh số cho vay ngắn hạn tại chi nhánh chiếm tỷ trọng cao, điều này cho thấy chi nhánh đầu tư vào lĩnh vực tín dụng ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn chưa được mở rộng nhiều.
+ Cơ cấu tổ chức mạng lưới chưa phù hợp với yêu cầu phát triển và với tiềm năng của tỉnh, sức cạnh tranh của chi nhánh còn yếu, mạng lưới ATM trong địa bàn chưa rộng so với một số ngân hàng như Đông Á, Vietcombank, Agribank.
Công tác thu nợ
+ Trong hoạt động kinh doanh tuy có tăng trưởng nhưng bên cạnh cịn bộc lộ nhiều rủi ro tiềm ẩn. Cơng tác xử lý, thu hồi nợ cịn gặp nhiều khó khăn. Đây là một tồn tại lớn cần phải được chấn chỉnh để tận thu tạo nguồn vốn quay vòng,
hạn chế thất thoát vốn của ngân hàng.
5.1.2 Nguyên nhân của những tồn tại
Công tác huy động vốn
+ Công tác phát triển mạng lưới kinh doanh ở tuyến huyện đã được đặt ra nhưng trong triển khai cịn chậm do đây là tiêu chí thứ hai của ngân hàng sau khi ngân hàng khai thác tốt và có hiệu quả ở những địa bàn lớn như trung tâm các thành phố và những khu vực đông dân cư.
+ Nguồn vốn huy động chủ yếu ngắn hạn do lãi suất biến động và liên tục tăng, mặt khác để cạnh tranh với các NHTM khác trong địa bàn nên ngân hàng đã đưa ra chính sách lãi suất huy động ngắn hạn, trung hạn và dài hạn chênh lệch khơng cao. Bên cạnh đó trong nền kinh tế cịn có lạm phát nên ý thức người dân chủ yếu gửi tiền với kỳ hạn ngắn để đảm bảo lợi ích của họ.
+ Do đây là nguồn vốn ngân hàng sử dụng trong trường hợp nguồn vốn huy động không đáp ứng đủ và đây là nguồn vốn rất dễ huy động khi cần là có, nguồn vốn điều chuyển có chi phí cao hơn vốn huy động nên cần hạn chế nguồn vốn này để tăng hiệu qủa sử dụng vốn. Trong việc đa dạng hóa các hình thức huy động đã được ngân hàng thực hiện khá tốt nhưng do nhu cầu khách hàng đa dạng nên khó đáp ứng kịp trong hiện tại.
Cơng tác tín dụng
+ Do cán bộ thẩm định cịn ít, cán bộ một lúc phải đảm nhận quá nhiều cơng
việc nên khó có thể đạt được kết qủa cao trong công việc.
+ Do lãi suất biến động tăng liên tục nên trong cho vay trung và dài hạn ngân hàng đã đưa ra lãi suất cao để đề phòng rủi ro, mặt khác khách hàng thấy được lợi ích của họ trong vay ngắn hạn nên thay vì vay trung hoặc dài hạn với lãi suất cao, khách hàng vay ngắn hạn, sau khi món vay đáo hạn thì tiếp tục vay ngắn hạn.
+ Tiềm năng của tỉnh rất lớn nên trong nhất thời ngân hàng không thể khai thác hết được. Mặt khác, trong địa bàn hiện nay có rất nhiều tổ chức tín dụng đã được hình thành từ lâu, có uy tín và mạng lưới ATM rộng. Việc lắp đặt các máy ATM cần chi phí rất lớn. Do đó, ngân hàng cần cân đối kỹ về chi phí sử dụng máy và hoạt động phải có hiệu quả, hiện nay trên địa bàn có 2 máy ATM được đặt tại chi nhánh và siêu thị Co.opmart Kiên Giang.
Công tác thu nợ
+ Do yếu tố chủ quan của khách hàng vay vốn và sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến khơng có khả năng hoàn trả vốn gốc và lãi cho ngân hàng, bên cạnh đó một số khách hàng bị người mua chiếm dụng vốn nên chậm thanh tóan cho ngân hàng dẫn đến nợ quá hạn.
5.2 Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu qủa hoạt động tín dụng 5.2.1 Nghiệp vụ huy động vốn 5.2.1 Nghiệp vụ huy động vốn
+ Hiện nay tuy khơng có phịng giao dịch tuyến huyện nhưng ngân hàng đã cho cán bộ tín dụng chuyên trách xuống tận địa bàn các huyện trong tỉnh, bên cạnh đó ngân hàng cần phải chiếm lĩnh thị trường bằng các biện pháp sau:
- Giữ mức lãi suất huy động ngang bằng với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn để tăng sức cạnh tranh. Ngân hàng nên xem lãi suất như là một địn bẩy tài chính, một cơng cụ hữu hiệu trong hoạt động kinh doanh của mình. Do đó, ngân hàng nên tiếp tục áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt. Để thu hút lượng tiền gửi trong dân cư thì lãi suất phải đủ hấp dẫn và cần chú ý đến tình trạng chênh lệch