Quyền bình đẳng về tài sản giữa vợ chồng theo pháp luật một số quốc gia

Một phần của tài liệu Quyền bình đẳng về tài sản của vợ chồng theo pháp luật hôn nhân gia đình (Trang 32)

Để có cái nhìn hái quát hơn về quyền bình đẳng về tài sản giữa vợ chồng của pháp luật Việt Nam so với pháp luật một số nước trên thế giới, tác giả sẽ giới thiệu sơ lược vấn đề này trong pháp luật hai quốc gia: Pháp (đại diện cho khối Châu Âu lục địa) và Đài Loan ( hối các nước Châu Á).

- Quyền bình đẳng về tài sản của vợ chồng theo pháp luật Pháp.

Quyền bình đẳng về tài sản giữa vợ chồng trong pháp luật của các nước trên thế giới được ghi nhận gắn liền với chế độ xã hội, điều kiện kinh tế, phong tục tập quán của quốc gia…Vì vậy, giữa các nước hác nhau thường có sự khác biệt trong vấn đề bình đẳng về tài sản giữa vợ chồng.

Pháp là một quốc gia đại diện tiêu biểu của các nước theo hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa. Quan hệ hơn nhân gia đình chủ yếu được điều chỉnh bởi Bộ luật Dân sự Cộng hoà Pháp (Luật số 65-570 ngày 13/7/1965). Điều 1387 Bộ luật Dân sự Cộng hòa Pháp quy định rằng: vợ chồng có thể tự do lập hơn ước, miễn là những thỏa thuận trong hôn ước hông trái với thuần phong mỹ tục hoặc hông trái với các qui định của pháp luật về điều iện thừa nhận tính hợp pháp của hôn ước, (điều 1388, 1389 Bộ luật Dân sự Cộng hòa Pháp). Quy định này tương tự điều 755 và điều 756 Bộ luật Dân sự Nhật Bản, điều 1465 Bộ luật Dân sự và thương mại Thái Lan. Như vậy, với việc thừa nhận quyền lập hôn ước giữa vợ chồng về tài sản, pháp luật Dân sự Pháp đã hẳng định quyền bình đẳng giữa vợ chồng về tài sản. Hơn ước thể hiện ý chí của hai bên về cách thức thực hiện các quan hệ tài sản. Vợ chồng có quyền tự do thỏa thuận lựa chọn một chế độ tài sản phù hợp, được đề xuất trong Bộ luật Dân sự (chế độ cộng đồng đối với động sản và tạo sản, chế độ cộng đồng toàn sản, chế độ tài sản riêng, chế độ đóng góp các tạo sản) hoặc cũng có thể là một chế độ tài sản hợp pháp mà hai bên thỏa thuận. Nếu hôn ước hợp pháp sẽ là cơ sở giải quyết tranh chấp giữa vợ chồng và người thứ ba về vấn đề tài sản, hôn ước sẽ hơng

có giá trị nếu như bất hợp pháp. Đồng thời, hơn ước cũng có thể thay đổi theo ý chí các bên nếu như có những điều iện, hồn cảnh nhất định (điều 1397), sự thay đổi này phải có “chứng thực của cơng chứng viên và tịa n nơi cư trú phê chuẩn”. Ngồi ra, quyền bình đẳng về tài sản giữa vợ chồng trong pháp luật Pháp còn thể hiện qua việc vợ chồng có quyền hưởng di sản thừa ế của nhau, nếu một bên vợ, chồng chết mà bên ia vẫn còn sống, chưa ly hôn (điều 765, 766, 767 Bộ luật Dân sự Cộng hòa Pháp).

Như vậy, pháp luật Cộng hịa Pháp đã ghi nhận quyền bình đẳng về tài sản của vợ chồng với những nét đặc trưng, riêng biệt.

- Quyền bình đẳng về tài sản của vợ chồng theo pháp luật Đài Loan.

Đài Loan là một quốc gia nằm ở Châu Á, so với Việt Nam, Đài Loan cũng có những nét tương đồng về văn hóa.

Chế độ tài sản của vợ chồng trong pháp luật Đài Loan được quy định tại điều 1003, điều 1004, điều 1005, điều 1007, điều 1008, điều 1017, điều 1018, điều 1020, điều 1022, điều 1030, điều 1034, điều 1040, điều 1041 Bộ luật Dân sự Đài Loan. Cũng giống như Cộng hòa Pháp, pháp luật Đài Loan thừa nhận vợ chồng có quyền thỏa thuận bằng một hợp đồng để lựa chọn một chế độ tài sản phù hợp (điều 1004 Bộ luật Dân sự Đài Loan). Hợp đồng này có thể được sửa đổi, bổ sung phù hợp với ý chí của các bên. Nếu các bên khơng có hợp đồng thỏa thuận về chế độ tài sản thì sẽ áp dụng quy định của pháp luật Dân sự, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự có quy định khác.

Bằng việc quy định vợ chồng được tự do thỏa thuận lựa chế độ tài sản phù hợp, pháp luật Đài Loan đã ghi nhận quyền bình đẳng giữa vợ chồng về tài sản. Nhìn chung, những quy định của Đài Loan thừa nhận hai loại tài sản trong hôn nhân là tài sản chung hợp nhất và tài sản riêng của vợ, chồng. Vợ, chồng có quyền bình đẳng trong việc xác lập, sở hữu, định đoạt tài sản chung.

Đối với tài sản chung, vợ chồng đều có quyền quản lý, trừ trường hợp các bên thỏa thuận một bên có quyền quản lý. Chi phí quản lý sẽ được tính vào tài sản chung; vợ chồng có nghĩa vụ thơng báo cho nhau về tình trạng tài sản có sau khi kết hơn; khi một bên sử dụng tài sản chung thì phải được sự đồng ý của bên kia.

Đối với tài sản riêng, “Chồng hoặc vợ có thể tự quản lý, sử dụng, thu lợi và xử

tài sản thuộc sở hữu riêng” (điều 1018 Bộ luật Dân sự Đài Loan). Các bên tự

chịu trách nhiệm về các khoản nợ riêng của mình, khi chồng hoặc vợ dùng các tài sản riêng của mình để thanh tốn nợ cho khoản nợ riêng của bên kia, thì họ có quyền địi lại khoản nợ mình đứng ra trả hộ, các bên có nghĩa vụ thơng báo về tình

hình tài sản riêng của mình cho bên kia biết…Bằng việc quy định chế độ tài sản riêng của vợ chồng, phảp luật Đài Loan đã ghi nhận quyền bình đẳng, tự quyết của các bên về khối tài sản riêng đó.

Ngồi ra, quyền bình đẳng giữa vợ chồng về tài sản còn thể hiện qua việc chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân, quyền hưởng thừa kế giữa vợ chồng…

Tóm lại, bằng việc tìm hiểu sơ lược về quyền bình đẳng về tài sản giữa vợ chồng theo pháp luật của hai nước Pháp (đại diện khối Châu Âu lục địa) và Đài Loan (Khối các nước Châu Á), tác giả nhận thấy rẳng: Quyền bình đẳng về tài sản giữa vợ chồng được các nước trên thế giới ghi nhận ở các góc độ, mức độ khác nhau, điều đó phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội.

CHƢƠNG 2 QUYỀN BÌNH ĐẲNG VỀ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG THEO PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH HIỆN HÀNH -THỰC TRẠNG ÁP DỤNG VÀ MỘT SỐ KIẾN

NGHỊ

2.1 Cơ sở lý luận trong việc xác lập quyền bình đẳng về tài sản của vợ chồng.

- Quyền về tài sản của vợ chồng và bảo vệ quyền bình đẳng về tài sản của vợ chồng.

Theo nghĩa từ điển học “tài sản là của cải, vật chất dùng vào mục đích sản xuất và tiêu dùng”.Theo quy định tại khoản 2 điều 15 Bộ luật Dân sự 2005 thì quyền về

tài sản là một trong những “nội dung năng ực pháp luật dân sự của cá nhân”, bao gồm “quyền sở hữu, quyền thừa kế và các quyền kh c đối với tài sản”. Những

quyền năng này được pháp luật bảo vệ, bảo đảm thực hiện, khơng ai có thể xâm phạm (điều 169, điều 631 Bộ luật Dân sự 2005).

Như vậy, quyền về tài sản của vợ chồng là khả năng của vợ chồng được phép xử

sự theo một cách thức nhất định hoặc được yêu cầu người khác thực hiện những hành vi nhất định để thỏa mãn lợi ích của mình đối với những vấn đề liên quan đến tài sản. Khả năng này được bảo đảm thực hiện bằng sự cưỡng chế của nhà nước, quyền về tài sản của vợ chồng được pháp luật ghi nhận và bảo vệ.

Trong quan hệ tài sản, vợ chồng cần phải bình đẳng với nhau. Bảo vệ quyền bình đẳng về tài sản của vợ chồng có nghĩa là vợ chồng được đối xử ngang nhau trong việc thực hiện quyền sở hữu, quyền thừa kế và các quyền hác đối với tài sản. Sự đối xử này được pháp luật công nhận, bảo đảm thực hiện, không bên nào xâm phạm bên nào, khơng ai có thể bị hạn chế, bị tước đoạt trái pháp luật. Vợ, chồng có quyền tự mình hoặc yêu cầu pháp luật ngăn cản bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền bình đẳng về tài sản của mình.

- Ý nghĩa của việc bảo vệ quyền bình đẳng về tài sản của vợ chồng bằng pháp luật.

Tài sản là tư liệu sản xuất vô cùng quan trọng, chúng ta đang sống trong một xã hội mới - xã hội chủ nghĩa, trong đó vấn đề quyền con người được đặt lên hàng đầu. Chính vì vậy, nhà nước ghi nhận và bảo vệ quyền bình đẳng về tài sản của vợ chồng cũng chính là một trong những cách thức để thực hiện dân chủ trong xã hội.Và pháp luật chính là cơng cụ hữu hiệu nhất để nhà nước bảo hộ quyền bình đẳng của cơng dân. Do đó, việc bảo vệ quyền bình đẳng về tài sản của vợ chồng bằng pháp luật mang lại những ý nghĩa sau:

+ Đó là cơ sở, nền tảng vững chắc để vợ, chồng thực hiện nhân quyền của mình trong gia đình, ngồi xã hội.

+ Thể hiện sự quan tâm, hỗ trợ của nhà nước, xã hội đối với công dân.

+ Là cơ sở kinh tế bảo đảm cho gia đình thực hiện các chức năng xã hội, nâng cao vị thế của gia đình trong xã hội. Góp phần giải phóng phụ nữ.

+ Phát huy sức mạnh tồn dân trong cơng cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

2.2 Nội dung quyền bình đẳng về tài sản vợ chồng theo pháp luật hơn nhân gia đình hiện hành.

2.2.1 Quyền bình đẳng giữa vợ chồng về tài sản chung.

- Căn cứ và nguyên tắc x c định tài sản chung của vợ chồng.

Theo quy định tại khoản 1 điều 27 LHNGĐ năm 2000 thì căn cứ để xác định tài sản chung của vợ chồng đó chính là căn cứ vào “thời kỳ hôn nhân”, thời kỳ hôn nhân cũng được khoản 7 điều 8 LHNGĐ năm 2000 định nghĩa “là khoảng thời gian

tồn tại quan hệ vợ chồng, tính từ ngà đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân”.Tuy nhiên, đối với hơn nhân thực tế, thời kì hơn nhân được quy định tại mục

3 Nghị quyết 35/2000/QH10 ngày 9/6/2000 và Mục 1, 2, 3 Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP thì thời kỳ hơn nhân cũng có thể được tính từ ngày hai bên vợ chồng sống chung với nhau, nếu như việc sống chung này đáp ứng được các điều kiện nhất định. Hôn nhân là sự tạo lập tổ ấm, chung ý chí. Chính vì vậy, pháp luật căn cứ vào thời kỳ hơn nhân để xác định tài sản chung của vợ chồng là điều rất hợp lý.

Nguyên tắc để xác định tài sản chung của vợ chồng đó là nguyên tắc suy đoán pháp lý. Nguyên tắc này dựa trên những quy định của pháp luật. Tức là pháp luật dữ liệu những trường hợp, điều kiện nhất định, quy định những trường hợp nào là tài sản chung của vợ chồng, khi thuộc những trường hợp đó thì được suy đốn, thừa nhận là tài sản chung.

- Các nhóm tài sản chung của vợ chồng: Theo quy định tại điều 27 LHNGĐ năm 2000; Mục 3 Nghị quyết 02/2000/NQ- HĐTP; điều 239- điều 244 Bộ luật Dân sự 2005 thì tài sản chung của vợ chồng được chia thành các nhóm sau:

+ Tài sản do vợ chồng tạo ra, thu nhập hợp pháp của vợ chồng trong thời kỳ hơn nhân. Đó là những tài sản do lao động, sản xuất, kinh doanh mang lại. Tài sản được mua sắm, lợi nhuận kinh doanh, hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản của vợ chồng trong lao động, sản xuất inh doanh…, những tài sản này thể hiện sự chung sức, đóng góp của cả hai bên vợ chồng trong thời kỳ hơn nhân, vì vậy, việc pháp luật quy định đó là tài sản chung là điều rất phù hợp.

+ Những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng. Đó có thể là tiền thưởng, tiền trợ cấp, tiền trúng thưởng xổ số, mà vợ, chồng có được hoặc tài sản mà vợ chồng xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005 như xác lập quyền sở hữu đối với vật vô chủ, vật hông xác định được chủ sở hữu (điều 239); xác lập quyền sở hữu đối với vật bị chơn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy (điều 240); xác lập quyền sở hữu đối với vật do người hác đánh rơi, bỏ quên (điều 241); xác lập quyền sở hữu đối với gia súc bị thất lạc (điều 242); xác lập quyền sở hữu đối với gia cầm bị thất lạc (điều 243); xác lập quyền sở hữu đối với vật nuôi dưới nước (điều 244).

+ Những tài sản mà vợ chồng được tặng, cho chung hoặc thừa kế chung. Quy định

này khơng chỉ thể hiện quyền bình đẳng giữa vợ chồng về tài sản mà cịn tơn trọng quyền tự định đoạt của chủ sở hữu tài sản. Nếu những tài sản này được tặng, cho riêng hoặc thừa kế riêng thì sẽ trở thành tài sản riêng của các bên.

+ Tài sản mà vợ, chồng thỏa thuận là tài sản chung cũng được xác định là tài sản chung của hai vợ chồng. Quy định này một mặt đảm bảo quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong việc định đoạt tài sản, trong việc quyết định phạm vi các tài sản thuộc sở hữu chung, mặt khác, thể hiện sự quan tâm, hỗ trợ từ phía nhà nước trong việc xây dựng và cũng cố chế độ hơn nhân và gia đình, ưu tiên việc xây dựng chế độ tài sản chung. Những tài sản mà vợ, chồng thỏa thuận là tài sản chung có thể là tài sản mà vợ chồng có trước khi kết hơn hoặc những tài sản mà vợ hoặc chồng được thừa kế riêng hoặc được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân. Sự thỏa thuận này phụ thuộc vào ý chí của các bên, pháp luật không can thiệp. Tuy nhiên, đối với tài sản là nhà ở, quyền sử dụng đất, các tài sản có giá trị lớn khác thì sự thỏa thuận này phải thể hiện dưới hình thức văn bản (được cơng chứng theo quy định) nhằm tạo cơ sở để giải quyết nếu có tranh chấp phát sinh.

+ Tài sản mà vợ, chồng không chứng minh được là tài sản riêng của mình khi xảy ra tranh chấp thì đó là tài sản chung. Đâ à qu định mang tính chất su đo n của luật12. Khi vợ chồng xảy ra tranh chấp về tài sản chung, tài sản riêng, một bên phải có chứng cứ chứng minh tài sản đó thuộc về mình nếu muốn xác định tài sản đó là của riêng mình, nếu khơng chứng minh được là tài sản riêng thì đó là tài sản chung của vợ chồng. Quy định này đã tạo cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền tài sản của vợ chồng, tránh tình trạng các bên lợi dụng quyền về tài sản để chiếm hữu bất hợp pháp các tài sản khơng phải của mình.

+ Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hơn. Đây là loại tài sản đặc biệt. Thơng thường, quyền sử dụng đất thường có giá trị lớn hoặc đem lại thu nhập cao cho vợ chồng. Theo đó, LHNGĐ năm 2000 đã hẳng định quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất được đề cập ở đây đó chính là quyền sử dụng đất được nhà nước giao cho vợ, cho chồng hoặc cả hai vợ chồng; quyền sử dụng đất mà vợ, chồng hoặc cả hai được

Nhà nước cho thuê; quyền sử dụng đất mà vợ chồng được chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế chung, nhận thế chấp.

Như vậy, tài sản chung của vợ chồng rất phong phú về thể loại và nguồn gốc, đây là nhóm tài sản chủ yếu của vợ chồng, gắn liền với sự tồn tại của quan hệ hơn nhân. Chính vì vậy, vợ chồng cần phải bình đẳng trong việc sở hữu nhóm tài sản này -Quyền bình đẳng giữa vợ chồng về tài sản chung được biểu hiện ở trong và sau thời kỳ hôn nhân.

Khi hôn nhân đang tồn tại, khoản 1 điều 28 LHNGĐ năm 2000 ghi nhận “ vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung”.Theo đó, vợ chồng có quyền bình đẳng với nhau trong việc xây

dựng, phát triển và duy trì khối tài sản này, những điểm này thể hiện qua các nội dung sau:

Theo điều 182 Bộ luật Dân sự 2005 thì “quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ,

Một phần của tài liệu Quyền bình đẳng về tài sản của vợ chồng theo pháp luật hôn nhân gia đình (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)