2.2 Nội dung quyền bình đẳng về tài sản vợ chồng theo pháp luật hơn nhân gia đình
2.2.2 Quyền bình đẳng của vợ chồng về tài sản riêng
Bên cạnh tài sản chung, quyền bình đẳng của vợ chồng về tài sản riêng cũng được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Vợ, chồng với tư cách là những cơng dân trong xã hội, chính vì vậy, họ cũng cần có tài sản riêng để phục vụ những nhu cầu thiết yếu của đời sống hằng ngày một cách độc lập như ăn mặc, làm đẹp, thăm nom người thân… mà hông cần phải dùng đến tài sản chung.
Căn cứ xác lập tài sản riêng của vợ chồng theo điều 32 LHNGĐ năm 2000 là: căn cứ vào thời điểm phát sinh, nguồn gốc tài sản và đồ dùng tư trang cá nhân: “Tài sản
riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hơn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng
cho vợ chồng theo qu định tại khoản 1 điều 29 và điều 30 của Luật nà ; đồ dùng, tư trang c nhân”.
Cũng giống như việc xác định tài sản chung, “thời kỳ hôn nhân” cũng được sử dụng để xác định tài sản riêng của vợ chồng, tuy nhiên, trong vấn đề xác định tài sản riêng thì thời điểm xác định tài sản riêng là “trước khi kết hôn”- trước thời kỳ hôn nhân, mọi tài sản của vợ chồng đều là tài sản riêng của mỗi người nếu như khơng có thỏa thuận khác.
Nguồn gốc tài sản, đó là những tài sản được thừa kế riêng, tặng cho riêng được chia riêng cho vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Quy định này một mặt đảm bảo quyền bình đẳng của vợ chồng về tài sản riêng, mặt khác tôn trọng quyền tự định đoạt của các chủ thể hi để lại thừa kế, tặng cho tài sản.
Đồ dùng là tư trang cá nhân cũng được coi là tài sản riêng của vợ chồng, đó là những vật dụng, tài sản gắn liền với mỗi cá nhân, tuy nhiên, LHNGĐ hiện hành cũng chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về đồ dùng tư trang cá nhân. Chính vì vậy, quy định này cũng gây ra nhiều rắc rối, hó hăn trong vấn đề xác định tài sản riêng là đồ dùng, tư trang cá nhân của vợ chồng.
Như vậy, chế độ tài sản riêng của vợ chồng được quy định trong LHNGĐ năm 1986 đã được LHNGĐ hiện hành kế thừa trên cở sở có bổ sung, sửa đổi. Việc thừa nhận chế độ tài sản riêng của vợ chồng là phù hợp với quy định của Hiến pháp 1992. Quyền bình đẳng của vợ chồng về tài sản riêng được thể hiện trên nhiều phương diện khác nhau của đời sống xã hội.
Về cơ bản, vợ chồng có quyền năng trong việc “chiếm hữu, sử dụng, định đoạt
tài sản riêng của mình”, các bên không thể xâm phạm của nhau, khơng ai có thể
xâm phạm quyền sở hữu của vợ chồng.
Vợ chồng tự mình quản lý tài sản riêng hoặc trong trường hợp khơng thể tự mình quản lý và cũng hơng ủy quyền quản lý cho người khác thì bên kia có quyền quản lý tài sản đó. Quy định này đã thể hiện quyền bình đẳng của vợ chồng, đồng thời thể hiện sự giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau giữa vợ chồng trong việc quản lý tài sản riêng của nhau.
Trong cuộc sống hằng ngày, đôi hi vợ chồng xác lập những giao dịch riêng để phục vụ nhu cầu của mình bằng tài sản riêng. Vì vậy, việc dùng tài sản riêng để thanh tốn các nghĩa vụ riêng đó là điều tất yếu. Điều này giúp vợ chồng bình đẳng khi tự định đoạt về tài sản riêng cũng như có trách nhiệm trong việc sở hữu tài sản riêng của mình hơn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, khi tài sản chung của vợ chồng hơng đủ để thực hiện nghĩa vụ thì các bên có thể dùng tài sản riêng để thực
hiện (khoản 4 điều 33 LHNGĐ năm 2000). Điều này thể hiện sự quan tâm, san sẻ trách nhiệm của vợ chồng đối với gia đình.
Quyền bình đẳng của vợ chồng về tài sản riêng còn thể hiện qua việc vợ, chồng có quyền nhập hoặc khơng nhập tài sản riêng của mình vào khối tài sản chung, theo đó, quyền định đoạt của vợ, chồng về tài sản riêng đã được pháp luật ghi nhận. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, quyền định đoạt đó có phần hạn chế: “Trong
trường hợp tài sản riêng của vợ hoặc chồng được đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó à nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản riêng đó phải có sự thỏa thuận của cả hai vợ chồng”(khoản 5 điều 33
LHNGĐ năm 2000; Khoản 2 điều 4 Nghị định70/2001/NĐCP), hay quyền định đoạt tài sản bị hạn chế nếu “ gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà
nước, lợi ích cơng cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác” (điều 193 Bộ luật
Dân sự 2005). Những quy định này rất hợp lý, thể hiện trách nhiệm của vợ, chồng đối với gia đình và tồn xã hội trong việc sử dụng tài sản.
2.2.3 Quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong quan hệ cấp dưỡng.
Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản để đ p ứng
nhu cầu thiết yếu của người khơng sống chung với mình mà có quan hệ hơn nhân, huyết thống hoặc ni dưỡng trong trường hợp người đó chưa thành niên, à người đã thành niên khơng có khả năng ao động và khơng có tài sản để tự ni mình, là người khó khăn, túng thiếu theo qu định của Luật này (khoản 11 điều 8 LHNGĐ năm 2000). Cấp dưỡng giữa vợ chồng là việc vợ hoặc chồng có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của vợ hoặc chồng trong trường hợp vợ chồng ly hơn mà một bên gặp hó hăn, túng thiếu và có yêu cầu.
Về mặt xã hội, cấp dưỡng là biểu hiện của quan hệ mang tính chất tương thân, tương ái giữa những thành viên trong xã hội hi rơi vào hồn cảnh hó hăn.
Về mặt pháp lý, cấp dưỡng là quyền và nghĩa vụ được đặt ra đối với những người có quan hệ hơn nhân, quan hệ huyết thống hoặc nuôi dưỡng khi đáp ứng những điều kiện nhất định. Nếu không thực hiện thì có thể bị xử lý theo pháp luật hình sự “…bị
phạt cảnh cáo, cải tạo khơng giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba th ng đến hai năm” (điều 152 Bộ luật Hình sự).
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì cấp dưỡng giữa vợ chồng chỉ phát sinh khi vợ chồng ly hôn. Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp khi vợ chồng ly hôn đều phát sinh quan hệ cấp dưỡng. Việc cấp dưỡng phải đáp ứng những yêu cầu nhất định (điều 60 LHNGĐ năm 2000): một bên khó khăn, túng thiếu, chưa ết hôn; phải đưa ra yêu cầu cấp dưỡng; bên cịn lại có khả năng cấp dưỡng.
Như vậy, quan hệ cấp dưỡng được hình thành gắn liền với nhân thân vợ chồng, không thể chuyển giao cho người khác, việc cấp dưỡng xuất phát từ bản chất nhân đạo, tình nghĩa vợ chồng trên nền tảng là những quan hệ tài sản nhất định. Chính vì vậy, quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong quan hệ cấp dưỡng đã được pháp luật ghi nhận và bảo vệ: Bình đẳng trong vấn đề hưởng cấp dưỡng; đưa ra yêu cầu cấp dưỡng; thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; mức cấp dưỡng.
Trong vấn đề hưởng cấp dưỡng, bên đưa ra yêu cầu cấp dưỡng phải thật sự túng thiếu, hó hăn về vấn đề kinh tế, hơng đủ tài sản để duy trì cuộc sống của mình. Sự hó hăn, túng thiếu này phải có lý do chính đáng, và họ phải đưa ra yêu cầu cấp dưỡng trước tòa án.
Bên vợ, chồng cịn lại phải có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Theo đó, “người có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng à trường hợp người có nghĩa vụ
cấp dưỡng có tiền, tài sản hoặc thu nhập có khả năng bảo đảm cuộc sống của gia đình và mức sống trung bình ở địa phương”13. Nếu cả hai vợ chồng hoặc một trong
các bên hơng đáp ứng những điều kiện như trên thì quan hệ cấp dưỡng không phát sinh. Khi quan hệ cấp dưỡng phát sinh thì mức cấp dưỡng, phương thức cấp dưỡng, các thỏa thuận khác về thay đổi mức hoặc phương thức cấp dưỡng do các bên tự thỏa thuận với nhau, dựa trên khả năng thực tế và nhu cầu của mỗi bên. (Điều 17 Nghị định 70/2001/NĐ CP). Nếu các bên không thỏa thuận được, tòa án sẽ tiến hành giải quyết.
Trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng khơng tự nguyện thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên cịn lại có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án buộc người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó. (Điều 20 Nghị định 70/2001/NĐ CP).
Tóm lại, pháp luật ghi nhận và bảo vệ quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong quan hệ cấp dưỡng, đó là biểu hiện những giá trị cao đẹp của đạo lý làm người, có trách nhiệm, tình nghĩa giữa vợ chồng với nhau.
2.2.4 Quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong quan hệ thừa kế.
Bình đẳng về thừa kế là một trong những quyền của công dân, được điều 632 Bộ luật Dân sự 2005 khẳng định “mọi c nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài
sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp
13 Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT- BTP- TANDTC- VKSNDTC hướng dẫn áp dụng
các quy định tại chương XV “Các tội phạm xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình” của Bộ luật Hình sự 1999, mục 8, điểm 8.1.
luật”. Với tư cách là những cơng dân trong xã hội, quyền bình đẳng giữa vợ chồng
trong quan hệ thừa kế cũng được pháp luật ghi nhận. Vợ chồng có quyền thừa kế di sản của nhau khi một bên chết. Việc thừa kế có thể theo di chúc, theo pháp luật và trường hợp thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc.
Điều 680 Bộ luật Dân sự 2005 và điều 31 LHNGĐ năm 2000 đã quy định những trường hợp để quan hệ thừa kế giữa vợ, chồng phát sinh, đó là:
Khi vợ chồng đang tồn tại một quan hệ hôn nhân hợp pháp mà một bên chết trước thì bên cịn sống được hưởng thừa kế theo pháp luật. Hôn nhân hợp pháp là hôn nhân mà vợ, chồng đăng ý ết hôn trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc hơn nhân thực tế (Mục 3 Nghị quyết 35/2000/NQ-QH10 ngày 9/6/2000 và mục 1, 2, 3 Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT). Nếu đó là quan hệ hơn nhân bất hợp pháp thì các bên hơng được hưởng thừa kế của nhau.
Vợ, chồng chưa chấm dứt hơn nhân bằng quyết định, bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án (do bị kháng cáo, kháng nghị hoặc còn trong thời gian kháng cáo, kháng nghị), nếu một người chết thì người cịn sống được hưởng thừa kế của người đó. Trong trường hợp vợ, chồng chia tài sản chung hi hơn nhân đang tồn tại mà sau đó một người chết thì người cịn sống vẫn được hưởng thừa kế di sản.
Người đang là vợ hoặc chồng của một người tại thời điểm người đó chết thì dù sau đó đã ết hơn với người khác vẫn được thừa kế di sản.
Khi một bên vợ, (chồng) chết hơng để lại di chúc thì quan hệ thừa kế theo pháp luật phát sinh, theo đó vợ, (chồng) thuộc hàng thừa kế thứ nhất, cùng với cha, mẹ và con của người đó (điều 676 Bộ luật Dân sự 2005). Việc quy định vợ, chồng thuộc hàng thừa kế thứ nhất là điều rất hợp lý, điều đó xuất phát từ tình nghĩa, tính chất gần gũi của người để lại thừa kế và người nhận di sản thừa kế.
Đối với thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc thì vợ, (chồng) vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, trong trường hợp họ hông được vợ, (chồng) cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ trường hợp vợ, (chồng) từ chối nhận di sản hoặc họ là những người khơng có quyền hưởng di sản. Quy định này tạo ra sự bình đẳng trong quan hệ vợ chồng, bởi lẻ, vợ chồng là những người có quan hệ hơn nhân gần gũi, bình thường hi hôn nhân đang tồn tại, phải yêu thương, đùm bọc, cưu mang lẫn nhau, cùng nhau xây dựng và phát triển tài sản. Khi một bên chết thì bên cịn lại được hưởng thừa kế đương nhiên.
Ngồi ra, quyền bình đẳng giữa vợ, chồng trong quan hệ thừa kế còn thể hiện qua việc khi vợ hoặc chồng chết hoặc bị tòa án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống
quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận của người khác quản lý di sản (khoản 2 điều 31 LHNGĐ năm 2000).
Để bảo vệ quyền lợi của vợ chồng còn sống, pháp luật hiện hành đã đưa ra quy định về quyền yêu cầu hạn chế chia di sản thừa kế của bên vợ hoặc chồng cịn sống. Theo đó, hi việc chia di sản thừa kế ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng cịn sống và gia đình, thì bên cịn sống có quyền u cầu tịa án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng, nhưng chưa chia trong một khoảng thời gian nhất định (khoản 3 điều 31 LHNGĐ năm 2000).
Việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên cịn sống và gia đình là trường hợp nếu chia di sản thì bên cịn sống và gia đình hơng thể duy trì cuộc sống bình thường do khơng có chố ở, mất tư liệu sản xuất duy nhất để tạo thu nhập hoặc vì các lý do chính đáng hác. Thời hạn hạn chế là 3 năm, trong trường hợp hết thời hạn mà tòa án xác định hay bên vợ, chồng cịn sống đã ết hơn với người khác hay bên vợ, chồng còn sống thực hiện các giao dịch nhằm tẩu tán, phát tán tài sản hoặc làm mất mát, hư hỏng di sản, thì những người thừa kế khác có quyền yêu cầu phân chia di sản. Đồng thời các trường hợp chia di sản thừa kế có cân nhắc cũng được pháp luật quy định rõ tại điều 12 Nghị định số70/2001/NĐCP.
2.3 Thực trạng áp dụng pháp luật về quyền bình đẳng về tài sản của vợ chồng và một số kiến nghị.
2.3.1 Vấn đề xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng.
- Đối với đồ dùng, tư trang c nhân của vợ, chồng: Theo quy định tại khoản 1 điều 32 LHNGĐ năm 2000 thì đồ dùng, tư trang cá nhân được xếp vào nhóm tài sản riêng của vợ chồng. Đồ dùng, tư trang cá nhân có thể hiểu theo quy định của điều luật này đó là tất cả đồ dùng, tư trang được mua sắm từ tài sản chung hoặc tài sản riêng của mỗi bên vợ hoặc chồng. Vì vậy, trên thực tế một trong các bên sẽ lợi dụng quy định này của pháp luật để chiếm đoạt tài sản chung với tính chất là tài sản riêng. Hiện nay, cũng chưa có văn bản pháp luật thống nhất hướng dẫn cụ thể về vấn đề này, chính vì vậy, quyền bình đẳng giữa vợ chồng về tài sản, đồ dùng là tư trang cá nhân chưa được đảm bảo.
Khi quan hệ hôn nhân đang tồn tại, trong một số trường hợp, vợ, chồng đã dùng tài sản chung để mua sắm nhiều vật dụng, tư trang cho bản thân mình, nhiều vật dụng, tư trang có giá trị rất lớn như vàng bạc, im cương…Tuy nhiên, hi vợ chồng xảy ra mâu thuẩn, dẫn đến ly hôn, vợ, chồng đều xác định những tư trang này là tài sản riêng của mình, và thuộc về quyền sở hữu của riêng mình.Việc xác định như
trên là khơng hợp lý. Vì vậy, nên xem những đồ dùng trang sức mua bằng tài sản chung của vợ chồng như là một hình thức tích lũy của cải chung trong thời kỳ hơn nhân, trừ khi các bên có thỏa thuận khác.
Từ những cơ sở đó, tác giả nhận thấy rằng, cần có văn bản hướng dẫn cụ thể về việc xác định tài sản riêng của vợ chồng là đồ dùng, tư trang cá nhân có nguồn gốc từ tài sản chung, theo đó: