Tiếp nhận pháp luật nước ngoài trong pháp luật Nhật Bản:

Một phần của tài liệu Tiếp nhận pháp luật nước ngoài trong pháp luật đức và pháp luật nhật bản bài học kinh nghiệm cho việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 50 - 60)

2.2. Tiếp nhận pháp luật nước ngoài trong hệ thống pháp luật Nhật Bản:

2.2.2. Tiếp nhận pháp luật nước ngoài trong pháp luật Nhật Bản:

Tiếp nhận quy định “nghĩa vụ trung thành của người đứng đầu công ty” trong luật công ty:

Trong tiến trình cải cách của hệ thống pháp luật Nhật Bản, luật cơng ty đóng một vai trị rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và phát triển lớn mạnh của các doanh nghiệp nói riêng và kinh tế đất nước nói chung. Luật cơng ty vốn là một phần của đạo luật thương mại được ban hành năm 1898 bởi thiên hoàng Minh Trị khi ông bắt đầu thời kỳ cải cách nước Nhật. Đạo luật là sự phản ánh rõ nét việc Nhật Bản tiếp nhận pháp luật công ty của Đức và của Mỹ trong hai thời kỳ kế tiếp nhau.164 Trong phạm vi của luận văn, tác giả tập trung tìm hiểu quá trình tiếp nhận một trong những tư tưởng pháp lý quan trọng của pháp luật công ty mà nước Nhật

162

http://vi.wikipedia.org/wiki/Tuy%C3%AAn_b%E1%BB%91_Potsdam: Tuyên bố Potsdam hay Tuyên bố các điều kiện định rõ cho sự đầu hàng của Nhật Bản là thông báo được Tổng thống Mỹ Harry S. Truman, Thủ tướng Anh Winston Churchill và Tưởng Giới Thạch đưa ra ngày 26 tháng 7 năm 1945, trong đó phác thảo các điều kiện cho sự đầu hàng của Nhật Bản như đã thỏa thuận tại Hội nghị Potsdam. Tuyên bố này thông báo rằng nếu Nhật Bản không đầu hàng thì "họ có thể phải đối mặt với sự hủy diệt ngay lập tức và toàn bộ".

163

Yasuda Nobuyuki, chú thích số 130, trang 15.

164 Từ 1898 đến trước năm 1950, luật công ty của Nhật chủ yếu tiếp nhận tinh thần của luật công ty Đức. Từ sau thế chiến thứ hai, mơ hình luật công ty của Mỹ dần được tiếp thu rộng rãi trong pháp luật công ty của Nhật.

đã học tập từ pháp luật Hoa Kỳ- nghĩa vụ trung thành của người đứng đầu công

ty.165

Trong pháp luật công ty Mỹ, nguyên tắc quan trọng này đã khẳng định: “ngăn cấm những người được ủy thác chiếm đoạt lợi ích của những người được hưởng lợi bằng những thỏa thuận gian dối hoặc khơng cơng bằng”.166 Cụ thể hơn, nó ngăn khơng cho những thành viên lãnh đạo công ty lạm dụng quyền lực được ủy thác của mình

chiếm đoạt bất chính lợi ích của các thành viên khác của công ty. Tầm quan trọng của quy định này lớn đến mức một số học giả khẳng định rằng nó khơng những ảnh

hưởng quan trọng đến sự tồn tại của luật cơng ty, mà cịn là điều kiện trọng yếu của

quá trình phát triển của đạo luật này ở Mỹ. 167

Quy định về nghĩa vụ trung thành của người đứng đầu công ty được đưa vào luật

công ty của Nhật từ năm 1950 sau khi tiếp nhận trực tiếp từ pháp luật công ty của Hoa Kỳ.168 Trong lần sửa đổi năm 1981, quy định này được trình bày tại điều luật 254-3 với nội dung:

Những người đứng đầu cơng ty có nghĩa vụ thực hiện chức năng của họ một cách trung thực, tuân thủ pháp luật, các quy định về ủy nhiệm của công ty và nghị quyết của hội đồng cổ đông.169

Nội dung của điều luật đã chạm đến một trong những vấn đề quan trọng nhất nhưng cũng rất khó định lượng của luật cơng ty- lịng trung thành. Đây rõ ràng là một vấn

đề được quan tâm hàng đầu khi một doanh nghiệp đi vào hoạt động, bởi con người

là nhân tố quan trọng nhất quyết định thành bại của một doanh nghiệp và chính lịng trung thành là một trong những yếu tố khiến mỗi thành viên, đặc biệt là các vị trí

165

Hideki Kanda & Curtis J.Milhaupt, chú thích số 158, trang 5. Dịch từ nguyên bản Tiếng Anh: “The director’s duty of loyalty”.

166

Hideki Kanda & Curtis J.Milhaupt, chú thích số 158, trang 10. Dịch từ nguyên bản Tiếng Anh: “This duty prohibits the fiduciaries from taking advantage of their beneficiaries by means of fraudulent or unfair transactions”.

167

Hideki Kanda & Curtis J.Milhaupt, chú thích số 158, trang 11. 168

Hideki Kanda & Curtis J.Milhaupt, chú thích số 158 , trang 12. 169

Hideki Kanda & Curtis J.Milhaupt, chú thích số 158, trang 5. Dịch từ nguyên bản Tiếng Anh: “Directors owe to the company the duty to perform their functions faithfully, in compliances with laws, the company’s charter provisions and resolutions of shareholder’s meetings”.

lãnh đạo chủ chốt toàn tâm tồn ý với cơng việc của mình, tập trung mang lại lợi ích lớn nhất có thể cho cơng ty.

Tuy nhiên, trong thực tế điều luật này đã không được áp dụng trong suốt bốn mươi

năm đầu tiên được tiếp nhận vào pháp luật công ty của Nhật, mà nó chỉ thật sự phát

huy vai trị của mình từ cuối những năm tám mươi sau khi nước Nhật đạt được những thành tích thần kỳ trong phát triển kinh tế.

Một cách tổng quát theo quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu, nguyên nhân khiến

quy định “nghĩa vụ trung trành của người đứng đầu công ty” chưa được ứng dụng

thành công ở Nhật trong suốt hai thập kỷ nằm ở chỗ các điều kiện kinh tế- xã hội của nước Nhật lúc bấy giờ chưa “chín muồi”.170 Cụ thể hơn, quy định mới này chưa

có được “sự phù hợp vi mô” và “sự phù hợp vĩ mô171” với bối cảnh kinh tế- xã hội của nước Nhật. Trong đó, “sự phù hợp vi mô” là “khả năng bổ sung cho hạ tầng

pháp lý ở quốc gia tiếp nhận” và “sự phù hợp vĩ mô” “bổ sung cho thể chế kinh tế chính trị ở quốc gia tiếp nhận” của quy tắc pháp lý được tiếp nhận.172 Như vậy, có hai ngun nhân chính dẫn đến việc quy định “nghĩa vụ trung thành của người đứng

đầu công ty” không được áp dụng trong suốt hai thập kỷ ở Nhật.

Nguyên nhân thứ nhất xuất phát từ việc quy định này khơng có được “sự phù hợp vi mô”. Trong suốt thời gian gần bốn mươi năm từ thời điểm được tiếp nhận vào năm 1950, quy tắc “trách nhiệm trung thành của người đứng đầu” khơng có được những

điều kiện thuận lợi nhất để đạt được “sự phù hợp vi mơ”, tức đóng góp vào sự phát

triển chung của hạ tầng pháp lý, bởi quy tắc này bị khơng ít những yếu tố khác kìm hãm.

Yếu tố đầu tiên là việc các nhà cải cách pháp luật ở Nhật lúc đầu thiếu đi động lực thực tiễn để tiếp nhận pháp luật, tức thiếu đi động lực xuất phát từ việc nhận thức rõ nhu cầu tiếp nhận của hệ thống pháp luật nước nhà.173 Cụ thể hơn, việc tiếp nhận

170

Hideki Kanda & Curtis J.Milhaupt, chú thích số 158, trang 17. 171

Hideki Kanda & Curtis J.Milhaupt, chú thích số 158, trang 09. Trong bài viết, các tác giả sử dụng hai thuật ngữ là “micro fit” và “macro fit”, tạm dịch là “sự phù hợp vi mô” và “sự phù hợp vĩ mô”.

172

Hideki Kanda & Curtis J.Milhaupt, chú thích số 158, trang 09. 173

này ngay từ đầu mang tính “chính trị” và “tượng trưng” 174 vì việc tiếp nhận diễn ra

dưới sức ép rất lớn của lực lượng Đồng minh đang chiếm đóng ở Nhật sau thế chiến

thứ hai, hơn nữa, quy tắc “nghĩa vụ trung thành của người đứng đầu công ty” từ lâu

đã là một quy tắc cơ bản trong pháp luật công ty của Mỹ- lực lượng chính thúc đẩy

q trình cải cách pháp luật của nước Nhật sau thế chiến thứ hai, chính vì vậy, việc tiếp nhận khơng xuất phát từ nhu cầu nội tại của nước Nhật lúc bấy giờ.

Chính vì khơng có động cơ nội tại thực sự thúc đẩy quá trình tiếp nhận xảy ra, hàng loạt yếu tố khác đã phát sinh làm lu mờ giá trị của quy tắc quan trọng trên. Vấn đề

đầu tiên là sự bỡ ngỡ của hầu hết các thẩm phán đối với việc sử dụng quy tắc này

trong các phán quyết của mình, khi một trong những vấn đề gây tranh cãi nhất lúc bấy giờ là xác định xem liệu rằng “nghĩa vụ trung thành” (trình bày tại điều luật

254-3 trong bộ luật thương mại) có khác với “nghĩa vụ tận tụy” (quy định tại điều 644 trong bộ luật Dân sự) hay không. Một trong những minh chứng rõ nét nhất cho việc này là phán quyết của tòa tối cao vào ngày 24/6/1970 đã cho rằng quy định tại

điều luật 254-3 chỉ là sự trình bày lại và làm sang tỏ hơn cho nghĩa vụ tận tụy, mà

không tạo thành một nghĩa vụ mới quy định khác biệt và cao hơn cho những người

điều hành công ty.175 Thực tế này đã chỉ ra rằng, những nhà nghiên cứu và cả những

người cầm cân nảy mực ở Nhật lúc bấy giờ thậm chí chưa hiểu rõ bản chất của quy

tắc “nghĩa vụ trung thành” của người đứng đầu cơng ty, nên việc vận dụng nó theo

đúng tinh thần của quy tắc trong pháp luật công ty Mỹ dường như là điều không thể trong lúc này; do đó, quy tắc về nghĩa vụ trung thành rất khó phát huy vai trị của

mình.

Yếu tố thứ hai là việc pháp luật công ty của Nhật đã tồn tại khơng ít điều khoản quy

định về các nghĩa vụ của người quản trị công ty trước khi điều luật 254-3 nói về

nghĩa vụ trung thành được tiếp nhận; hai trong số những quy định này được thể hiện

174

Hideki Kanda & Curtis J.Milhaupt, chú thích số 158, trang 18. Trong tác phẩm này, các học giả đã sử dụng các từ “politics” và “sympolism”, tạm dịch là “chính trị” và “tượng trưng” để chỉ thực trạng của việc tiếp nhận quy tắc “nghĩa vụ trung thành của người đứng đầu công ty” trong những năm đầu mới tiếp nhận quy tắc này từ pháp luật công ty của Mỹ.

175

Hideki Kanda & Curtis J.Milhaupt, chú thích số 158, trang 13. Trong tác phẩm này, các tác giả đã dùng thuật ngữ “duty of care”, tạm dịch là nghĩa vụ tận tụy trong việc phân định sự khác biệt với “duty of loyalty” (nghĩa vụ trung thành).

trong điều 264(quy định về cạnh tranh) và điều 265(quy định về giao dịch cá nhân) trong đạo luật thương mại năm 1899. Cả hai điều luật đều quy định những yêu cầu

nghiêm ngặt cho những người quản trị khi họ tham gia vào một hoạt động nào đó

(thường là thực hiện các hoạt động kinh doanh) có khả năng gây bất lợi cho cơng ty

mà họ đang quản lý; do đó, các thẩm phán thường sử dụng chúng trong việc ra các phán quyết của mình hơn là dùng điều 254-3.176

Yếu tố thứ ba là tính thiếu linh hoạt trong hoạt động tài phán của các thẩm phán Nhật, khi nền tài phán thiên về mơ hình của châu âu lục địa (civil law) của họ đòi hỏi các thẩm phán chỉ ra phán quyết trên cơ sở pháp luật thành văn đã được pháp điển. Trong khi đó, quy tắc về “nghĩa vụ trung thành của người đứng đầu công ty”

là một “chuẩn”, tức:

Một điều luật chỉ được cung cấp những nội dung đã có trước đó, bởi

thẩm phán- người quyết định cả giới hạn của những hành động được

chấp nhận và những vấn đề thực tế liên quan đến vấn đề tranh cãi.177

Điều này có nghĩa các thẩm phán khi sử dụng điều luật này để giải quyết một vụ

việc nào đó, thì họ cần tìm hiểu và vận dụng các nội dung, có thể hiểu là các phán quyết, các tổng kết xét xử đã có trước đó liên quan đến vấn đề tương tự, bởi bản thân điều 254-3 khơng quy định sẵn các nội dung cần có để các thẩm phán có thể áp

dụng ngay mà khơng cần nhìn lại q khứ. Chính vì quy định rộng và khơng có các nội dung cần thiết để áp dụng như vậy, nên để có thể áp dụng tốt điều luật này, các thẩm phán cần có “sự tự do phán xét rộng mở”178 để có thể linh hoạt tham khảo các

phán xét liên quan trước đó nhằm ra phán quyết riêng của mình. Trong khi đó, điều

kiện này rất khó thực hiện trong bối cảnh của nước Nhật lúc bấy giờ, căn cứ trên

đặc điểm của mơ hình tài phán cũng như mức độ hiểu biết của các thẩm phán đối

176

Hideki Kanda & Curtis J.Milhaupt, chú thích số 158, trang 14. Trong tác phẩm này, các tác giả đã dùng cụm từ “regulation of competition” để nói về chức năng của điều 264 và cụm từ “regulation of self- dealing” để nói về chức năng của điều 265”.

177

Hideki Kanda & Curtis J.Milhaupt, chú thích số 158, trang 14 và 15. Trong tác phẩm này, các tác giả đã sử dụng từ “standard”, tạm dịch là “chuẩn” khi nói về điều 254-3. Định nghĩa về khái niệm “chuẩn” của điều 254-3 được dịch từ nguyên bản tiếng anh “A legal provision that is only given cotent ex post, by an adjudicator who determines both the bounds of permissible conduct and factual issues related to the dispute”. 178

với quy tắc này. Như vậy, chúng ta thấy rằng, quy định về “nghĩa vụ trung thành của người đứng đầu công ty” không đảm bảo được “sự phù hợp vi mô”, bởi những chồng chéo về nội dung với một số điều luật đã tồn tại trước đó, như điều 264 và 265 trong bộ luật thương mại 1899; bên cạnh đó, quy định này cũng khơng giúp ích

được cho hoạt động xét xử, bởi nội dung của nó lúc ban đầu cịn khá xa lạ với các

thẩm phán. Chính vì vậy, quy định này đã khơng có được sự hịa hợp với các quy định hiện hành của Nhật, do đó khơng có những bổ sung cần thiết cho hạ tầng pháp

lý ở nước này lúc bấy giờ.

Nguyên nhân thứ hai bắt nguồn từ việc quy định “nghĩa vụ trung thành của người

đứng đầu cơng ty” khơng có được “sự phù hợp vĩ mô” với bối cảnh kinh tế- xã hội

của nước Nhật. Nguyên nhân chủ yếu của việc này xuất phát từ chính tốc độ tăng trưởng kinh tế “thần kỳ” của Nhật trong suốt từ thập kỷ sáu mươi đến thập kỷ tám mươi của thế kỷ trước. Chính sự phát triển mạnh của nền kinh tế đã tác động lớn đến tình hình xã hội của nước này, cụ thể, sự phát triển vể kinh tế mang lại cho người lao động Nhật Bản, bao gồm những người đứng đầu các cơng ty có thu nhập

cao, chế độ đãi ngộ trong doanh nghiệp tốt đã khiến cho cuộc sống của người dân

được đảm bảo, lòng trung thành với cơng ty qua đó cũng khơng ngừng được nâng

cao.179 Chính vì vậy, bối cảnh kinh tế- xã hội của Nhật lúc bấy giờ không tạo động lực cho những người đứng đầu công ty vi phạm nghĩa vụ trung thành; do đó, các thẩm phán hầu như khơng có dịp sử dụng điều luật quy định về “nghĩa vụ trung thành của người đứng đầu công ty”.

Như vậy, qua trường hợp đầu tiên về tiếp nhận quy định “nghĩa vụ trung thành của người đứng đầu công ty”, chúng ta thấy rằng một quy định mới được tiếp nhận chỉ có phát huy được giá trị của mình nếu quy định đó phù hợp với hạ tầng pháp lý và

bối cảnh kinh tế- xã hội của quốc gia tiếp nhận; ngược lại, sự tồn tại của nó chỉ như những “từ ngữ vơ hồn” 180 khơng có giá trị gì đối với quốc gia tiếp nhận.

179

Hideki Kanda & Curtis J.Milhaupt, chú thích số 158, trang 18 và 19. 180

Pierre Legrand, “What ‘Legal Transplants’?” (Tiếp nhận pháp luật là gì) (2001) in David Nelken & Johannes Feest (eds.) Adapting Legal Cultures, p. 63. Trích dẫn lại từ: “Nguyễn Đức Lam, chú thích số 4, trang 6”.

Tiếp nhận pháp luật nước ngoài trong Bộ luật Dân sự:

Bộ luật Dân sự của Nhật bắt đầu được nghiên cứu soạn thảo từ năm 1870,181 tức chỉ

hai năm sau khi Thiên Hoàng Minh Trị lên nắm quyền điều hành đất nước,182 trong bối cảnh nền độc lập của nước Nhật đang đứng trước nhiều đe dọa từ các nước tư bản phương Tây.183 Chính trong hồn cảnh đó, những người trong ban soan thảo bộ luật này đã đưa ra tiêu chí: “Nếu đạo luật là một sự tiếp nhận sai lầm thì vẫn có thể chấp nhận được” nhằm nhanh chóng xây dựng khung pháp lý cần thiết đối phó với những hiệp ước bất cơng do người nước ngồi đưa ra.184

Theo các nhà nghiên cứu, bộ luật dân sự của Nhật thời bấy giờ cơ bản được soạn thảo dựa trên nội dung của bộ luật dân sự Pháp.185 Cụ thể là những quy định nền

Một phần của tài liệu Tiếp nhận pháp luật nước ngoài trong pháp luật đức và pháp luật nhật bản bài học kinh nghiệm cho việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 50 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)