Sau khi tìm hiểu quá trình tiếp nhận pháp luật nước ngoài ở Đức và Nhật Bản, tác giả rút ra được ba kinh nghiệm quan trọng cho quá trình tiếp nhận pháp luật tại Việt Nam hiện nay.
Kinh nghiệm thứ nhất là phải đảm bảo sự hòa hợp giữa pháp luật được tiếp nhận và bối cảnh xã hội của quốc gia tiếp nhận. Mối quan hệ giữa hai yếu tố này là một trong những vấn đề quan trọng nhất trong lý thuyết về tiếp nhận pháp luật trên thế giới, được các chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực này như Alan Watson, Otto Kahn
độ quan trọng của sự hòa hợp này, nhưng cả Watson và Otto Kahn Freund đều
khẳng định mối quan hệ giữa bối cảnh xã hội của quốc gia tiếp nhận và pháp luật được tiếp nhận, thậm chí ảnh hưởng tới mức độ, khả năng thành cơng của việc tiếp
nhận pháp luật nước ngoài.199
Thực tế quá trình tiếp nhận pháp luật tại Nhật Bản đã chứng minh cho luận điểm này. Minh họa thứ nhất là việc quy định “nghĩa vụ trung thành của người đứng đầu
công ty” đã không được áp dụng trong suốt hai thập kỷ ở Nhật,200 xuất phát từ việc
quy định này khơng có được sự hòa hợp với bối cảnh xã hội của nước Nhật lúc bấy
giờ, thể hiện trên hai vi mô và vĩ mơ như tác giả đã trình bày ở trên. Minh họa thứ hai là sự phản kháng của người dân Nhật trước những quy định mới trong bộ luật Dân sự, khi bộ luật này làm thay đổi tập quán truyền thống về chế độ gia trưởng
vốn đã tồn tại từ rất lâu trong xã hội Nhật Bản, khiến cho việc ban hành đạo luật này không thể diễn ra như dự kiến vào năm 1893.201
Thực tế ở Việt Nam hiện nay cho thấy rất khó để những quy định mới từ bên ngoài
được tiếp nhận theo đúng tinh thần vốn có trong pháp luật quốc gia ban đầu bởi
những vấn đề sau. Vấn đề đầu tiên xuất phát từ năng lực của các đại biêu Quốc hội- những người sẽ bỏ phiếu thông qua một đạo luật chưa được đảm bảo, bởi phần đông trong số họ làm việc kiêm nhiệm với cơng việc chính khơng phải là đại biểu quốc hội; bên cạnh đó, năng lực kiến thức pháp luật cũng là vấn đề bất cập hiện nay của nhiều đại biểu quốc hội.202 Vấn đề thứ hai là công tác thực hiện báo cáo đánh giá khả năng tác động của pháp luật (viết tắt tên tiếng anh là RIA- Report on
assessment of potential impacts) cịn sơ sài và mang tính hình thức.203 Vấn đề thứ ba là sự thiếu đồng cảm và thấu hiểu với người dân của những người làm luật, bởi họ thường tư duy theo quan điểm của một nhà quản lý hơn là một người dân thơng
thường.204 Bên cạnh đó, như đã trình bày trong phần phân tích về quá trình tiếp
199
Thi Mai Hanh Do, chú thích số 24, trang 56 và trang 58. 200
Hideki Kanda & Curtis J.Milhaupt, chú thích số 141, trang 17. 201
T-Sung Fu Chen, chú thích số 181, trang 395. 202 Cuong Nguyen, chú thích số 101, trang 267. 203
Cuong Nguyen, chú thích số 101, trang 268. 204
nhận pháp luật nước ngoài trong Luật doanh nghiệp, vấn quan liêu của khơng ít cán bộ, cơng chức nhà nước cịn nặng nề và vấn đề nhận thức về pháp luật của người dân cịn thấp khiến cho pháp luật nói chung, những giá trị pháp lý được tiếp nhận từ bên ngồi nói riêng khó có thể phát huy hết giá trị vốn có của nó.205
Kinh nghiệm thứ hai là việc tiếp nhận pháp luật phải diễn ra đồng bộ với sự thay đổi của pháp luật trong nước cũng như hệ thống tòa án nhằm đảm bảo sự phù hợp giữa pháp luật trong nước và pháp luật mới được tiếp nhận. Kinh ngiệm từ nước Đức cho thấy, sau khi tiếp nhận những quy định trong CISG 1980, nước Đức đã có những
thay đổi trong các quy định về nghĩa vụ hợp đồng cũng như nhiều loại nghĩa vụ khác để tạo ra sự tương thích với quy định mới được tiếp nhận.206 Trong khi đó, hệ thống tịa án của Đức cũng chủ động bổ sung hiểu biết về các quy định mới được tiếp nhận thông qua sự tham khảo kinh nghiệm từ thẩm phán ở các quốc gia khác, ví dụ các trường hợp tham khảo đến pháp luật về các nghĩa vụ của Thụy Sỹ trong việc giải thích quy định về sự ngăn chăn tạm thời đối với việc thực hiện một số dịch vụ hay tiếp nhận sự giải thích từ Italia, Pháp và Thụy Sỹ đối với quy định về việc đòi bồi thường thiệt hại của các đại lý thương mại.207 Đối với Nhật, kinh nghiệm này được thể hiện qua quá trình tiếp nhận quy định “nghĩa vụ trung thành của người đứng đầu công ty.” Quy định này được chuyển hóa thành điều khoản 254-3 trong
luật cơng ty (một phần trong đạo luật Thương mại) của Nhật, nhưng đã nhanh chóng gặp phải sự chồng chéo về nội dung với các điều luật như 264, 265 trong bộ luật thương mại, bên cạnh đó, các thẩm phán ở Nhật cũng chưa sẵn sàng cho việc áp dụng quy định mới này; chính điều này góp phần quan trọng khiến quy định về “nghĩa vụ trung thành của người đứng đầu công ty” không được sử dụng trong suốt hai thập kỷ sau khi được tiếp nhận.
Trong khi đó, tính hệ thống của pháp luật Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều bất cập,
cụ thể là sự chồng chéo của rất nhiều văn bản khác nhau, bắt nguồn từ việc các văn
205
Phạm Duy Nghĩa, chú thích số 6, trang 44; Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, xem chú thích số 88, trang 49.
206
André Janssen và Reiner Schulze, chú thích 132, trang 21. 207
bản này được ban hành bởi nhiều cơ quan khác nhau, tại các thời điểm khác nhau, thiếu sự phối hợp, thông tin cho nhau dẫn đến hiện tượng các văn bản luật nằm riêng rẽ, thiếu tính liên kết và dẫn đến sự chồng chéo.208
Thêm vào đó, thực trạng hiện nay cho thấy rất khó để các thẩm phán Việt Nam hiện nay có thể nghiên cứu kỹ lưỡng bản chất của các quy định mới được tiếp nhận và
đưa ra các phán quyết theo đúng tinh thần của các quy định đó, bởi hiện nay tình
trang q tải đang diễn ra ở rất nhiều tòa án của Việt Nam hiện nay, cùng với đó là sự can thiệp của các quyết định hành chính đến các quyết định của tịa án khiến cho tính độc lập trong hoạt động của Tịa khơng được đảm bảo.209
Kinh nghiêm thứ ba là việc tiếp nhận pháp luật có thể diễn ra với các công ước quốc tế, tập quán thương mại quốc tế, thậm chí là một xu hướng quan trọng trong thời đại tồn cầu hóa ngày nay. Từ kinh nghiệm thực tiễn của Đức và Nhật Bản, chúng ta nhận thấy hệ thống pháp luật thành văn của hai quốc gia này đã và đang tiếp nhận những quy định từ các công ước quốc tế, tập quán thương mại quốc tế và điều này mang lại nhiều lợi ích cho sự phát triển của pháp luật trong nước, ví dụ như việc tiếp nhận các quy định của CISG 1980 đã tạo ra ảnh hưởng rộng lớn, thúc đẩy việc trang luận trong quá trình cải cách luật kinh doanh của Đức và làm nền tảng trong việc cải cách toàn bộ luật về các nghĩa vụ vốn được đề xuất từ những năm 80,210 hay sự tiếp nhận các quy định từ bộ quy tắc Unidroit về hợp đồng quốc tế đã giúp bổ sung các nội dung còn thiếu trong luật dân sự hiện hành của Nhật.
Theo các nhà nghiên cứu, trong giai đoạn từ 1998 đến 2005, Việt Nam đã tham gia ký kết và gia nhập khoảng 700 điều ước quốc tế.211 Do đó, nước ta đã nội luật hóa rất nhiều các quy định từ các văn bản này vào pháp luật trong nước nhằm thực thi
các điều ước mà chúng ta đã ký kết. Tuy nhiên, cách thức chủ yếu để Việt Nam nội
luật hóa các quy định này được các nhà nghiên cứu gọi là “biện pháp cải lương”,
208
Phạm Duy Nghĩa, chú thích số 6, trang 45. 209
Cuong Nguyen, chú thích số 101, trang 104 và trang 105. 210
André Janssen và Reiner Schulze, chú thích 132, trang 21. 211
Hồng Phước Hiệp, “Nội luật hóa các điều ước Việt Nam ký kết và tham gia quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, cơng trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ, 2007. Trích dẫn từ đường link: http://vienkhpl.ac.vn/images/categories/bai6-noiluathoaDUQT-32009.doc.
tức thay đổi từng văn bản pháp lý trong nước để phù hợp với các điều ước quốc tế mà khơng có sự thay đổi đồng bộ.212 Chính giải pháp này đã mang lại khơng ít bất cập khi giữa văn bản pháp lỳ cũ trong nước còn chưa kịp tương thích với các văn bản mới tiếp nhận quy định từ các điều ước.
Qua những gì đã phân tích, chúng ta thấy rằng Việt Nam hiện nay còn tồn tại rất
nhiều bất cập trong việc tiếp nhận pháp luật nước ngoài và phát huy các giá trị của
quy định được tiếp nhận. Những vấn đề này phát sinh từ cơ chế làm việc của các cơ quan nhà nước cho đến nhận thức của người dân, từ chính quyền trung ương đến
chính quyền địa phương…
Trong thời điểm hiện tại, nước ta đang rất tích cực hội nhập thế giới thông qua việc gia nhập các tổ chức quốc tế, các điều ước quốc tế; việc gia nhập này bên cạnh mang lại cho chúng ta nhiều cơ hội trong việc hợp tác với các nước khác, nhưng cũng đặt ra khơng ít khó khăn, tiêu biểu là yêu cầu mở cửa thị trường, tao sân chơi cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước
ngồi. Chính trong bối cảnh đó, Việt Nam rất cần hệ thống pháp lý đủ mạnh để vừa
đảm bảo các cam kết quốc tế, vừa đảm bảo sự ổn định cho sản xuất, kinh tế trong nước; do đó, việc tăng cường tiếp nhận pháp luật nước ngoài và học tập kinh
nghiệm từ quá trình tiếp nhận pháp luật nước ngoài ở các nước khác là một trong
những giải pháp hiệu quả giúp chúng ta nâng cao khả năng tiếp nhận thành cơng, từ
đó rút ngằn khoảng cách với nền lập pháp tiên tiến.
Tuy nhiên, bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội ở mỗi quốc gia là khác nhau, do đó,
điều kiện để mỗi nước thực hiện việc tiếp nhận cũng khác nhau; vì vậy, chúng ta khơng được máy móc áp dụng rập khuôn kinh nghiệm từ các nước, mà cần phải có
sự nghiên cứu, điều chỉnh cho phù hợp với tiềm lực và bối cảnh trong nước; có như vậy, chúng ta mới có thể hi vọng việc phát huy tác dụng tích cực từ q trình tiếp nhận pháp luật nước ngoài.
212
KẾT LUẬN
Tiếp nhận pháp luật nước ngoài là một hiện tượng phổ biến và có lịch sử lâu đời trên thế giới. Trong quá trình tồn tại và phát triển của mình, hiện tượng này đã có những đóng góp to lớn cho sự hình thành và phát triển hệ thống pháp luật nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Đất nước chúng ta hiện nay đang trong quá trình hội nhập ngày càng mạnh mẽ hơn
vào sự phát triển chung của thế giới. Bên cạnh việc có được những cơ hội để phát
triển ngày càng mạnh mẽ hơn, Việt Nam đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức to lớn, trong đó có yêu cầu xây dựng hệ thống pháp luật đủ mạnh để quản lý mọi mặt đời sống xã hội trong thời đại tồn cầu hóa hiện nay. Trong bối cảnh đó, tiếp nhận pháp luật nước ngồi là một giải pháp phù hợp để chúng ta có thể đẩy nhanh q trình hồn thiện hệ thống pháp luật.
Hiện nay tại Việt Nam đã có một số học giả nghiên cứu về quá trình tiếp nhận pháp luật nước ngoài ở Việt Nam và có sự so sánh với quá trình này ở Nhật Bản; tuy
nhiên, số lượng bài viết cũng như phạm vi nghiên cứu còn hạn chế. Thông qua
những nghiên cứu của bản thân, tác giả đã cơ bản trình bày được quá trình tiếp nhận pháp luật nước ngoài trong Luật doanh nghiệp và Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng của Việt Nam, qua đó đưa ra cái nhìn bao qt hơn thực trạng tiếp nhận pháp luật nước ngoài tại nước ta hiện nay.
Bên cạnh đó, trên cơ sở nghiên cứu q trình tiếp nhận pháp luật nước ngồi trong pháp luật Đức và Nhật Bản, tác giả đã rút ra được một số kinh nghiệm cần thiết
nhằm đảm bảo hơn nữa khả năng thành cơng của q trình tiếp nhận pháp luật nước ngoài tại Việt Nam hiện nay.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt:
1. Bùi Xuân Hải, “Tiếp nhận pháp luật nước ngoài: Lý thuyết và thực tiễn trong pháp luật cơng ty của Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 7/2006.
2. Nguyễn Đức Lam, “Tiếp nhận pháp luật nước ngồi: Nhìn từ ví dụ luật công ty của Nhật và Luật doanh nghiệp của Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số
18(155) tháng 09/2009.
3. Nguyễn Đức Lam, “Tiếp nhận pháp luật nước ngồi: Nhìn từ ví dụ luật cơng ty của Nhật và Luật doanh nghiệp của Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số
19(156) tháng 10/2009.
4. Nguyễn Đức Lam, “Tiếp nhận pháp luật nước ngồi: Nhìn từ ví dụ luật công ty của Nhật và Luật doanh nghiệp của Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số
20(157) tháng 10/2009.
5. Phạm Duy Nghĩa, “Tiếp nhận pháp luật nước ngoài- Thời cơ và thách thức mới cho nghiên cứu lập pháp”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 5, tháng 5/2002.
6. Phạm Trọng Nghĩa, “Về “cấy ghép” pháp luật”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 8(169) tháng 4/2010.
7. Nguyễn Như Phát, “Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hệ thống pháp luật ở Việt Nam”, Báo cáo hội thảo Pháp ngữ “Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng:
Dưới hai góc nhìn Á- Âu”, tháng 9/2010.
8. Trương Hữu Quýnh, Phan Đại Doãn, Nguyễn Cảnh Minh, “Đại cương lịch sử
Việt Nam”, NXB Giáo dục, 2006.
9. Hoàng Anh Tuấn, “Chuyển đổi hình thức công ty theo pháp luật Việt Nam”,
Luận án tiến sĩ ngành Luật kinh tế, ĐH Luật Hà Nội, bảo vệ năm 2012.
10. Nguyễn Minh Tuấn, “Lịch sử lập hiến ở Đức”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật,
11. Trần Thanh Tùng, “Tư tưởng trọng thương- Nguồn gốc của sự khác biệt kinh tế giữa các quốc gia: Nhìn từ lịch sử”, tài liệu giảng dạy chương trình kinh tế Fulbright- niên khóa 2004-2005, 11/2004.
12. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, “Thời điểm cho sự thay đổi: Đánh giá Luật doanh nghiệp và kiến nghị”, Báo cáo đánh giá các điểm mạnh, yếu của Luật doanh nghiệp- Kiến nghị giải pháp bổ sung sửa đổi, tháng 11/2004.
Tiếng Anh:
1. Daniel Berkowitz, Katharina Pistor and Jean-Francois Richard, “Economic Development, Legality, and the Transplant Effect”, William Davidson Institute,
Working Paper Number 308, 2/2000.
2. T-Sung Fu Chen, “Transplant of Civil Code in Japan, Taiwan and China: With the focus of legal Evolution”, National Taiwan University law Review, 2009.
3. Michael H.Cliffton, “Copeting Myths and Realities of Japanese law”,
University of Toronto Faculty of law Review, 1998.
4. Thi Mai Hanh Do, “Tranplanting Common Law Precedents: An Appropriate Solution for Defects of Legislation in VietNam”, European Scientific Journal,
11/2011.
5. John Gillespie, “Transplanted company law: An Ideological and Cultural Analysis of Marker- Entry in Vietnam”, International and Comparative law Quarterly, 2002.
6. Tomoyoshi Hayashi, “Roman law studies and the Civil code in modern Japan- System, Ownership and co- ownership” , Osaka university law review, 2/2008. 7. Gregory Jackson, “Understanding Corporate Governance in the United State”,
Hans Bockler Stiftung Press, 10/2010.
8. André Janssen và Reiner Schulze, “Legal Cultures and legal transplants in Germany: Past, Present and Future”, Reports to XVIIIth International Congress of Comparative law, 2010.
9. Hideki Kanda & Curtis J.Milhaupt, “Re-examining Legal Transplants: The