của hợp đồng
Trong những năm gần đây, số lượng vụ việc có tranh chấp do Tịa án cấp dưới giải quyết bị Tòa án cấp trên hủy, sửa ngày càng nhiều, trong đó có những vụ việc bị hủy, sửa có liên quan đến tranh chấp về thời hạn đóng phí trong hợp đồng bảo hiểm. Xuất phát từ thực trạng trên, tác giả muốn đưa ra một số bản án đã được giải quyết nhưng có khác nhau về đường lối để phân tích, đánh giá nhằm giúp những người tiến hành tố tụng, các chủ thể tham gia ký kết hợp đồng bảo hiểm có thể rút ra bài học kinh nghiệm, qua đó có cái nhìn tồn diện hơn về hợp đồng bảo hiểm. Điển hình là các vụ án sau:
Vụ án “Tranh chấp hợp đồng bảo hiểm” giữa: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tuấn Lộc (bên mua bảo hiểm) với Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam (doanh nghiệp bảo hiểm) được Tòa án nhân dân thành phố Biên Hòa thụ lý giải quyết vào năm 2013.
Nội dung vụ án: Ngày 18/9/2008 bên mua bảo hiểm là Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tuấn Lộc, tiến hành ký hợp đồng bảo hiểm số 09080339 với Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam. Nội dung hợp đồng: Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam đồng ý bảo hiểm cho Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tuấn Lộc với đối tượng bảo hiểm gồm:
nhà, cơng trình kiến trúc; máy móc thiết bị, hàng hóa, vật tư của Cơng ty tại địa chỉ: ấp Bình Chánh, xã Tân An, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Rủi ro bảo hiểm: hỏa hoạn, sét đánh, nổ, máy bay và các phương tiện hàng khơng rơi, gây rối, đình cơng, khủng bố, hành động ác ý, động đất, núi lửa phun, giông bão, va chạm bởi xe cơ giới hay động vật. Mức phí bảo hiểm là 60.000.000đồng. Số tiền được bảo hiểm là 40.000.000.000đồng (bốn mươi tỷ đồng). Thời gian bảo hiểm là 18/9/2008 đến 18/9/2009 (bao gồm cả ngày đầu và ngày cuối). Thời gian đóng phí: Trong vịng 15 ngày theo thông báo thu phí. Cùng ngày 18/9/2008, doanh nghiệp bảo hiểm phát hành Thơng báo thu phí u cầu thanh tốn phí bảo hiểm vào tài khoản của Cơng ty Bảo hiểm ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam mở tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đồng Nai trong vịng 15 ngày kể từ ngày thơng báo. Ngày 20/10/2008, BIC Miền Đơng giao hóa đơn (xuất hóa đơn ngày 15/10/2008) cho Cơng ty Trách nhiệm hữu hạn Tuấn Lộc. Cùng ngày 20/10/2008, vào lúc 15 giờ 45 phút Ngân hàng Nông nghiệp – Chi nhánh Biên Hịa nhận được ủy nhiệm chi của Cơng ty Trách nhiệm hữu hạn Tuấn Lộc, do hết thời gian thanh toán nên buộc phải thanh toán theo ủy nhiệm chi vào sáng ngày 21/10/2008. Vào lúc 16 giờ 18 phút ngày 20/10/2008 đã xảy ra sự kiện cháy tại Công ty, sau sự cố đã làm thiệt hại nhà xưởng, hệ thống điện, máy móc thiết bị, hàng hóa…
Bên mua bảo hiểm đã thực hiện thủ tục để yêu cầu bồi thường. Ngày 08/02/2010, doanh nghiệp bảo hiểm có văn bản từ chối bồi thường với lý do “Bên mua bảo hiểm vi phạm thời gian đóng phí bảo hiểm”. Do đó Bên mua bảo hiểm khởi kiện tranh chấp.
Nhận định và kết quả giải quyết của 02 cấp Tòa án:
Qua xem xét đánh giá, Tòa án cấp sơ thẩm đã xác định; bên mua bảo hiểm đã thực hiện và hoàn tất việc thanh tốn phí bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm trước thời điểm xảy ra vụ cháy. Khi bên mua bảo hiểm hồn tất việc đóng phí bảo hiểm, tức là hợp đồng bảo hiểm đã có hiệu lực cũng là lúc phát sinh trách nhiệm bồi thường bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm. Như vậy, đã có cơ sở thỏa mãn điều kiện về trách nhiệm bồi thường bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm đối với bên
mua bảo hiểm theo quy định Luật Kinh doanh bảo hiểm15. Tòa án cấp sơ thẩm giải
quyết chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của bên mua bảo hiểm là Công ty Trách
15
nhiệm hữu hạn Tuấn Lộc, buộc doanh nghiệp bảo hiểm Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam phải thanh tốn cho Cơng ty Trách nhiệm hữu hạn Tuấn Lộc số tiền là 4.077.368.822đồng (Bốn tỷ không trăm bảy mươi bảy triệu ba trăm sáu mươi tám ngàn tám trăm hai mươi hai đồng). Không đồng ý với quyết định giải quyết của cấp sơ thẩm, doanh nghiệp bảo hiểm kháng cáo.
Sau khi nghiên cứu, kết quả tranh luận, Tòa án cấp phúc thẩm đã nhận định: Trong thời hạn quy định, bên mua bảo hiểm khơng nộp phí bảo hiểm và cũng khơng có văn bản đồng ý nộp phí bảo hiểm và giữa hai bên khơng có văn bản thỏa thuận nào khác về việc gia hạn thời gian đóng phí. Do đó Tịa án cấp phúc thẩm đã giải quyết: Chấp nhận kháng cáo của bị đơn là doanh nghiệp bảo hiểm; Sửa bản án sơ thẩm, đồng thời tuyên xử: Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là bên mua bảo hiểm về việc tranh chấp Hợp đồng bảo hiểm với bị đơn.
Qua vụ việc trên, tác giả nhận thấy:
Về quan hệ pháp luật: Xác định đây là vụ việc tranh chấp phát sinh từ hợp đồng bảo hiểm cháy, nổ. Các bên tranh chấp về nghĩa vụ đóng phí, cụ thể là thời gian đóng phí để xác định thời điểm phát sinh trách nhiệm bồi thường bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm đối với bên mua bảo hiểm.
Đối với Tòa án cấp sơ thẩm nhận định: mặc dù đã quá thời hạn phải nộp phí theo thơng báo thu phí từ doanh nghiệp bảo hiểm, tuy nhiên Tòa án cấp sơ thẩm lý giải rằng khi bên mua bảo hiểm tiến hành nộp phí bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm khơng từ chối nhận phí và cũng khơng có văn bản nào để hủy bỏ hay chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm, bên cạnh đó doanh nghiệp bảo hiểm vẫn xuất hóa đơn cho bên mua bảo hiểm. Từ lập luận trên Tòa án cấp sơ thẩm xác định doanh nghiệp bảo hiểm đã chấp nhận việc thanh tốn phí chậm của bên mua bảo hiểm, cấp sơ thẩm đánh giá đây là thỏa thuận khác của các bên mặc dù khơng có văn bản nào để bổ sung sửa đổi điều khoản về thời gian đóng phí. Cấp sơ thẩm xác định việc đóng phí chậm của bên mua bảo hiểm cùng với việc doanh nghiệp bảo hiểm xuất hóa đơn cho bên mua bảo hiểm chính là trường hợp có thỏa thuận khác nhưng hai bên khơng có bất kỳ văn bản nào thể hiện sự thỏa thuận này. Do đó đây cũng chỉ là suy luận, khơng có căn cứ, trái với quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm. Ngồi ra, Tịa án cấp sơ thẩm đã quá chú trọng thời điểm mà bên mua bảo hiểm nộp tiền vào tài
khoản của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn mà bỏ qua thời điểm số tiền này đã được chuyển vào tài khoản của doanh nghiệp bảo hiểm mở tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam để xác định thời gian nộp phí bảo hiểm là khơng chính xác.
Quan điểm và lập luận của cấp phúc thẩm: về hình thức, hợp đồng bảo hiểm
phải được lập thành văn bản16 và mọi sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo hiểm phải
được lập thành văn bản17. Từ cách lập luận và áp dụng quy định pháp luật nêu trên
cấp phúc thẩm cho rằng: ngay cả trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm đã chấp nhận việc chậm trễ thanh tốn phí của bên mua bảo hiểm và muốn tiếp tục thực hiện hợp đồng bảo hiểm đã ký thì thỏa thuận này cũng phải được lập thành văn bản. Trong trường hợp này ngoài hợp đồng bảo hiểm đã được ký kết thì giữa các bên khơng có văn bản thỏa thuận nào khác bổ sung, sửa đổi cho những điều khoản đã
được ghi nhận trong hợp đồng, do đó hợp đồng bảo hiểm sẽ phải chấm dứt18. Từ lập
luận trên cấp phúc thẩm sửa án sơ thẩm, không chấp nhận kết quả giải quyết của cấp sơ thẩm.
Như vậy, cùng một vụ việc nhưng kết quả giải quyết của hai cấp xét xử là hoàn toàn khác nhau. Mỗi cấp xét xử đều có nhận định riêng để đưa ra kết quả cuối cùng nhưng mấu chốt để giải quyết vấn đề trên của hai cấp đều đưa ra những lập luận về vấn đề thời hạn nộp phí và thời điểm phát sinh trách nhiệm bồi thường của hợp đồng bảo hiểm. Tuy nhiên cấp sơ thẩm đã không đánh giá một cách đầy đủ và toàn diện các chứng cứ khi cho rằng bên mua bảo hiểm đã thực hiện xong việc thanh toán trước khi việc cháy xảy ra, trong khi đó thực tế sau khi vụ việc cháy xảy ra 01 ngày thì số tiền phí mới được chuyển vào tài khoản của doanh nghiệp và đã quá thời hạn theo thông báo của doanh nghiệp bảo hiểm. Ngoài ra, doanh nghiệp bảo hiểm khơng có bất kỳ văn bản nào thỏa thuận chấp nhận việc thanh toán như trên của bên mua bảo hiểm, vì vậy khơng thể xem đây là thỏa thuận khác như cấp sơ thẩm đã lập luận. Theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm; khi bên mua bảo hiểm khơng đóng phí bảo hiểm theo thời hạn thỏa thuận trong hợp đồng
bảo hiểm thì thuộc trường hợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm19 và hậu quả pháp lý
16 Điều 14 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000. 17
Khoản 2 Điều 25 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000. 18 Khoản 2 Điều 23 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000. 19 Khoản 2 Điều 23 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000.
khi chấm dứt hợp đồng bảo hiểm trong trường hợp này là bên mua bảo hiểm vẫn
phải đóng đủ phí bảo hiểm đến thời điểm chấm dứt hợp đồng bảo hiểm20. Như vậy,
bên mua bảo hiểm chưa hội đủ các điều kiện để làm phát sinh trách nhiệm bồi thường bảo hiểm theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm. Tòa án cấp phúc thẩm đã áp dụng đúng quy định của pháp luật về hình thức hợp đồng bảo hiểm về sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo hiểm, thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm, chấm dứt hợp đồng bảo hiểm. Trên cơ sở đó, Tịa án cấp phúc thẩm đã mạnh dạn lập luận để bác bỏ kết quả giải quyết của cấp sơ thẩm và có quyết định phù hợp với quy định của pháp luật.
Từ phân tích trên, tác giả nhận thấy nguyên nhân chính dẫn đến kết quả giải quyết khác nhau của hai cấp xét xử xuất phát từ cách hiểu và vận dụng quy định pháp luật có khác nhau, đặc biệt là việc áp dụng quy định pháp luật chuyên ngành của những người tiến hành tố tụng. Cụ thể có sự nhầm lẫn khi đồng nhất thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự và thời điểm phát sinh trách nhiệm bồi thường bảo hiểm theo quy định Luật Kinh doanh bảo hiểm.
Thực trạng tranh chấp liên quan đến nghĩa vụ đóng phí và hiệu lực của hợp đồng cịn phát sinh từ những nguyên nhân do các bên chưa thực chặt chẽ về quy trình giao kết hợp đồng, đặc biệt là quyền và nghĩa vụ không được hiện một cách song hành, việc thanh tốn phí bảo hiểm chỉ được bên mua bảo hiểm nhanh chóng thực hiện khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra dẫn đến phát sinh mâu thuẫn. Điển hình là vụ án “Tranh chấp hợp đồng bảo hiểm” giữa: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Huada Furniture Việt Nam (bên mua bảo hiểm) với Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (PJICO) (doanh nghiệp bảo hiểm) được Tòa án nhân dân thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai thụ lý giải quyết vào năm 2015 sau đây:
Nội dung vụ án: Ngày 20/12/2011, doanh nghiệp bảo hiểm đã gửi cho bên mua bảo hiểm bản báo giá chi tiết nội dung đơn bảo hiểm cháy nổ và các rủi ro đặc biệt. Trên cơ sở sự đồng ý của bên mua bảo hiểm, ngày 26/12/2011, doanh nghiệp bảo hiểm đã phát hành hợp đồng bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm gồm Giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm, quy tắc bảo hiểm, thơng báo phí và đồng thời xuất hóa đơn cho bên mua bảo hiểm. Theo hợp đồng bảo hiểm thì thời hạn bảo hiểm bắt đầu có hiệu lực từ ngày 06/01/2012 đến ngày 06/01/2013; Việc thanh tốn phí bảo
20
hiểm trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày bắt đầu hiệu lực của Đơn bảo hiểm. Ngày 12/01/2012, đã xảy ra vụ cháy tại Công ty của bên mua bảo hiểm. Ngày 13/01/2012, bên mua bảo hiểm thông báo và yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm phối hợp xác minh thiệt hại và giải quyết bảo hiểm. Ngày 16/01/2012, bên mua bảo hiểm thanh tốn phí bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm. Tuy nhiên phía doanh nghiệp bảo hiểm cho rằng trước khi việc cháy xảy ra, phía doanh nghiệp bảo hiểm vẫn chưa nhận được hợp đồng bảo hiểm được ký kết hay bất kỳ thông báo nào bằng văn bản của bên mua bảo hiểm liên quan đến ký kết hợp đồng và thanh tốn phí bảo hiểm, đến ngày 16/01/2012 doanh nghiệp bảo hiểm mới nhận được hợp đồng và khoản tiền phí bảo hiểm, như vậy doanh nghiệp bảo hiểm cho rằng đơn bảo hiểm chưa phát sinh trách nhiệm bồi thường và trách nhiệm bảo hiểm chỉ bắt đầu vào ngày 02/02/2012.
Về quan hệ pháp luật: Xác định tranh chấp giữa Công ty Trách nhiệm hữu hạn Huada Furniture Việt Nam và Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (PJICO), trong vụ án này là tranh chấp hợp đồng bảo hiểm, trong đó có liên quan đến hiệu lực hợp đồng, thời điểm phát sinh trách nhiệm bồi thường bảo hiểm.
Nhận định và kết quả giải quyết của Tòa án:
Cấp sơ thẩm nhận định về quyền và nghĩa vụ các bên chỉ phát sinh sau khi
các bên đã ký hợp đồng và lập luận, áp dụng quy định về hình thức hợp đồng21 để
cho rằng hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản, giấy yêu cầu bảo hiểm là một bộ phận không tách rời của hợp đồng bảo hiểm. Mặt khác, việc bên mua bảo hiểm thừa nhận chưa ký vào giấy yêu cầu bảo hiểm để gửi cho phía doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm cũng khơng có văn bản nào thể hiện là đồng ý tham gia bảo hiểm để đánh giá chứng cứ. Ngồi ra, cấp sơ thẩm cịn áp dụng quy định về
thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm22 để xem xét thời điểm phát sinh trách
nhiệm bồi thường trong hợp đồng bảo hiểm. Bên cạnh đó cấp sơ thẩm cịn áp dụng
quy định về việc sửa đổi bổ sung hợp đồng bảo hiểm23 và những quy định tại các
Điều 401, khoản 4 Điều 404, Điều 405 và Điều 570 Bộ luật Dân sự năm 2005 nhận định về thời điểm phát sinh hiệu lực, trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong
21 Điều 570 Bộ luật Dân sự năm 2005.
22 Điều 15 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000. 23
hợp đồng chính là thời điểm các bên hồn tất việc ký hợp đồng và đóng phí đầy đủ. Khi bên mua bảo hiểm chưa ký hợp đồng và chưa thực hiện nghĩa vụ đóng phí thì hợp đồng chưa phát sinh hiệu lực và như vậy cũng chưa phát sinh trách nhiệm bồi thường. Việc bên mua bảo hiểm chuyển tiền phí bảo hiểm và ký hợp đồng diễn ra sau khi vụ cháy xảy ra là nhằm hợp thức hóa để được bồi thường. Từ chứng cứ, lập luận và áp dụng pháp luật nêu trên cấp sơ thẩm không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bên mua bảo hiểm.
Tuy nhiên, tại cấp phúc thẩm đã có những lập luận và kết quả giải quyết hoàn toàn trái ngược với lập luận và kết quả của bản án sơ thẩm. So sánh với cách lập