24 Điều 14 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000. 25 Điều 15 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000. 26
Việc xác định thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm khi bên mua bảo hiểm khơng đóng phí hoặc đóng phí khơng đầy đủ là một vấn đề hết sức quan trọng. Thời gian thực hiện nghĩa vụ đóng phí là một mốc để xác định trách nhiệm bồi thường hay không bồi thường trong hợp đồng bảo hiểm, đặc biệt là những hợp đồng bảo hiểm về cháy, nổ. Tuy nhiên, quy định về vấn đề này còn chưa chặt chẽ dẫn đến những tranh chấp đã xảy ra trong thời gian qua và việc giải quyết các tranh chấp là hết sức phức tạp, gây nhiều tranh cãi trong đó chưa kể đến việc vì lợi ích một tổ chức, cá nhân nào đó làm cho việc áp dụng pháp luật có những mâu thuẫn và kết quả giải quyết sẽ khác nhau.
Qua các vụ việc trên, để việc áp dụng quy định của pháp luật một cách chính xác và đảm bảo sự thống nhất chặt chẽ trong đường lối xét xử trước hết cần phải rà soát và sửa đổi, bổ sung các quy định một cách rõ ràng, đồng bộ, tránh trường hợp phải suy luận dẫn đến việc áp dụng pháp luật khác nhau.
Tại Điều 15 Luật Kinh doanh bảo hiểm mặc dù đã được sửa đổi, bổ sung và đã giải quyết được phần nào vướng mắc về thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm, tuy nhiên cũng cần quy định cụ thể hơn về trường hợp “có bằng chứng về việc hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết và bên mua bảo hiểm đã đóng đủ phí bảo hiểm”, vậy quy định về các “bằng chứng” này là gì. Theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm “bằng chứng” chính là giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm cấp. Kể từ thời điểm cấp giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm là lúc phát sinh trách nhiệm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm đối với bên mua bảo hiểm.
Để tránh những tranh chấp liên quan đến việc xác định thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm, khi ký kết hợp đồng bảo hiểm doanh nghiệp bảo hiểm phải dự kiến số tiền bồi thường nếu phát sinh sự kiện bảo hiểm và như vậy doanh nghiệp bảo hiểm cũng phải tính tốn về phí bảo hiểm cũng như các chi phí để hình thành nên hợp đồng. Đồng thời, có điều khoản chế tài về sự vi phạm nghĩa vụ đóng phí đối với bên mua bảo hiểm.
Kiến nghị khi sửa đổi, bổ sung Luật Kinh doanh bảo hiểm cần quan tâm đến sự thống nhất, rõ ràng giữa các Điều 14, Điều 15, Điều 23 và Điều 25 Luật Kinh doanh bảo hiểm trong đó:
- Bổ sung nội dung: Bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có thể thỏa thuận sửa đổi, bổ sung phí bảo hiểm, điều kiện, điều khoản bảo hiểm. Mọi sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản.
Hơn nữa để hạn chế đến mức thấp nhất các tranh chấp liên quan đến nghĩa vụ đóng phí và thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm, các doanh nghiệp bảo hiểm khi thực hiện tư vấn, ký kết các hợp đồng bảo hiểm liên quan đến bảo hiểm cháy, nổ cần đính kèm bộ quy tắc, điều khoản hợp đồng. Đặc biệt là ghi rõ thời hạn đóng phí trong hợp đồng, thậm chí có biên bản giải thích kèm theo những điều khoản được quy định trong bộ quy tắc, kể cả nếu quá thời hạn thỏa thuận nộp phí mà bên mua bảo hiểm khơng nộp phí thì hợp đồng bảo hiểm chưa phát sinh trách nhiệm bảo hiểm và hợp đồng hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm theo Điều 14 Luật Kinh doanh bảo hiểm sẽ đương nhiên không phát sinh hiệu lực, và biên bản này được doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm ký tên đóng dấu (nếu có) để xác nhận. Đây là biện pháp hạn chế đến mức thấp nhất các tranh chấp về thời gian đóng phí và thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm. Trong trường hợp sửa Luật Kinh doanh bảo hiểm thì cần quy định rõ thời gian đóng phí bảo hiểm trong trường hợp các bên tham gia bảo hiểm, đặc biệt là tham gia bảo hiểm cháy, nổ, cần quy định rõ về thời gian chờ trong hợp đồng bảo hiểm cháy, nổ. Thời gian chờ chính là thời gian mà luật quy định thời gian cho bên mua bảo hiểm đóng phí nhưng bên mua chưa đóng thì hợp đồng chưa phát sinh hiệu lực, tuy nhiên hợp đồng cũng chưa chấm dứt hiệu lực. Đó gọi là thời gian chờ trong hợp đồng bảo hiểm và đã được quy định trong bộ quy tắc đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.
Mặt khác, về bản chất, giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm chỉ là sự xác nhận việc doanh nghiệp bảo hiểm đồng ý bảo hiểm chứ không phải là cơ sở
để xác định thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm27. Giấy chứng nhận bảo hiểm
là bằng chứng chấp nhận giao kết hợp đồng mà khơng đồng nghĩa đó là bằng chứng cam kết bồi thường và nó cũng khơng phải là thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm, ở đây là mệnh từ “và” không phải là từ “hoặc” để phát sinh trách nhiệm bảo hiểm.
Về nguyên tắc, bên mua bảo hiểm chỉ được bồi thường bảo hiểm khi họ đã đóng phí, tức họ đã phải đóng góp tài chính vào quỹ bảo hiểm thì mới được hưởng
27
sự chia sẻ này. Chính vì vậy, thời điểm hợp đồng bảo hiểm được giao kết chỉ là thời điểm các bên ghi nhận sẽ tham gia hợp đồng, tuy nhiên hợp đồng phải thể hiện ý chí của các bên nên trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm đã cấp giấy chứng nhận bảo hiểm nhưng bên mua bảo hiểm chưa tiến hành đóng phí thì cũng chưa thể hiện ý chí tham gia hợp đồng của bên mua bảo hiểm (nếu khơng có thỏa thuận về gia hạn đóng phí) do vậy chưa phát sinh trách nhiệm bảo hiểm. Hậu quả pháp lý, hợp đồng có thể bị chấm dứt nếu khơng có thỏa thuận bằng văn bản khác (Như trường hợp của vụ án thứ Nhất nêu trên).
Vì vậy, nghĩa vụ bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm chỉ phát sinh khi hợp đồng bảo hiểm đã được ký kết và bên mua bảo hiểm đã đóng đủ phí bảo hiểm. Do đó các bên cần lưu ý đến cả hai mệnh đề này và cần phải được đảm bảo thực hiện và được ghi rõ thời hạn đóng phí để thực hiện.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Tranh chấp bảo hiểm cháy, nổ liên quan đến thời điểm đóng phí để xác định trách nhiệm bồi thường bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm đối với bên mua bảo hiểm là tranh chấp hết sức phức tạp. Qua nghiên cứu và phân tích một số vụ việc có liên quan tác giả nhận thấy: giữa những người tiến hành tố tụng có sai lầm khi áp dụng pháp luật để giải quyết, cụ thể những người tiến hành tố tụng thường áp dụng Bộ luật Dân sự để đánh giá lập luận về thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng, từ đó dẫn đến việc đồng nhất với thời điểm phát sinh trách nhiệm bồi thường bảo hiểm theo quy định tại Luật Kinh doanh bảo hiểm. Việc nghiên cứu và phân tích một số vụ việc nêu trên giúp người tiến hành tố tụng, các chủ thể khác khi tham gia vào các giao dịch liên quan đến hợp đồng bảo hiểm cháy, nổ có được cái nhìn tồn diện hơn, hạn chế được những thiệt hại, những tranh chấp khi giao kết hợp đồng, là bài học kinh nghiệm giúp đội ngũ thẩm phán càng hồn thiện hơn trong cơng tác xét xử.
KẾT LUẬN
Tòa án là cơ quan giải quyết các vụ việc tranh chấp theo quy định của pháp luật. Trong các vụ việc do Tịa án giải quyết thì khơng thể khơng nhắc đến tranh chấp có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm cháy, nổ. Thực tiễn khi thụ lý giải quyết các vụ việc tranh chấp liên quan đến hợp đồng bảo hiểm cháy, nổ thường thấy đó chính là đối tượng của hợp đồng và thời gian đóng phí để xác định thời điểm phát sinh trách nhiệm bồi thường bảo hiểm. Tuy nhiên, trên thực tế khi giải quyết các dạng tranh chấp trên có rất nhiều quan điểm và quyết định trái ngược nhau giữa Tòa án nhân dân các cấp. Nguyên nhân của những quan điểm và lập luận trái ngược nhau khi giải quyết các vụ việc tại các cấp Tòa án hay của những người tiến hành tố tụng là do không áp dụng đúng những quy định của pháp luật chuyên ngành. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng án bị hủy, sửa trong thời gian qua. Thông qua việc nghiên cứu đề tài, tác giả muốn phân tích, đánh giá những vấn đề còn vướng mắc mà pháp luật chưa quy định hoặc quy định chưa rõ. Từ đó giúp cho đội ngũ thẩm phán, những người tiến hành tố tụng có cái nhìn đúng đắn hơn trong việc áp dụng pháp luật của Tòa án, càng hồn thiện hơn hệ thống tư pháp, góp phần thực hiện thành công cải cách tư pháp, từng bước thực hiện việc công khai bản án theo tinh thần Nghị quyết số 03/2017/NQ – HĐTP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về cơng bố bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tịa án trên cổng thơng tin điện tử của Tịa án.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Văn bản quy phạm pháp luật
1. Bộ luật Dân sự năm 2005 (Số 33/2005/QH11) ngày 14/6/2005.
2. Bộ luật Dân sự năm 2015 (Số 91/2015/QH13) ngày 24/11/2015.
3. Luật Kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 09/12/2000.
4. Luật số 61/2010/QH12 ngày 24/11/2010 về sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Kinh doanh bảo hiểm.
5. Luật Phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 ngày 29/6/2001.
6. Luật số 40/2013/QH13 ngày 22/11/2013 về sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật phòng cháy và chữa cháy.
7. Luật tổ chức Tòa án nhân dân số 62/2014/QH13 ngày 24/11/2014 của Quốc
hội.
8. Nghị định số 42/2001/NĐ–CP ngày 01/8/2001 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm.
9. Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.
10. Nghị định số 130/2006/NĐ-CP ngày 08/11/2006 của Chính phủ quy định
chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.
11. Nghị định số 45/2007/NĐ–CP ngày 27/3/2007 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm.
12. Nghị định số 123/2011/NĐ–CP ngày 28/12/2011 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và sửa đổi một số điều của Nghị định 45/2007/NĐ–CP ngày 27/3/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm.
13. Nghị định số 46/2012/NĐ-CP ngày 22/5/2012 của Chính phủ quy định sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 35/2003/NĐ-CP ngày 04/04/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy và Nghị định 130/2006/NĐ-CP ngày 08/11/2006 quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.
14. Nghị định số 73/2016/NĐ – CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm.
15. Thông tư số 155/2007/TT-BTC ngày 20/12/2007 của Bộ tài chính quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm.
16. Thông tư liên tịch số 41/2007/TTLT-BTC-BCA ngày 24/4/2007 của liên
Bộ tài chính – Bộ Cơng an hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 130/2006/NĐ-CP ngày 08/11/2006 quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.
17. Thông tư số 220/2010/TT-BTC ngày 30/12/2010 của Bộ tài chính hướng
dẫn thực hiện chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.
18. Thông tư liên tịch số 214/2013/TTLT-BTC-BCA của liên Bộ tài chính – Bộ
Cơng an quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 130/2006/NĐ-CP ngày 08/11/2006 và Nghị định số 46/2012/NĐ-CP ngày 22/5/2012 quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.
B. Tài liệu tham khảo
19. Nguyễn Thị Thủy (2009) Xây dựng và phát triển pháp luật bảo hiểm tài sản
tại Việt Nam, luận án tiến sĩ, Trường Đại học luật TP.HCM.
20. Trần Thị Lan Thanh (2013) Quản lý Nhà nước đối với hoạt động bảo hiểm
cháy nổ bắt buộc, luận văn thạc sĩ, Trường Đại học luật TP. HCM.
21. Nguyễn Thị Thủy, “Về nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm và vấn đề xác định thời
điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm”. Tạp chí KHPL, số 5 (42)/2007.
22. Ngọc Lan (2012), “Bảo hiểm cháy nổ rủi ro đặc biệt, cần nâng phí”. Báo
Đầu tư chứng khoán ngày 07/8/2012.
23. Nguyễn Thị Thủy (2006), “Nhận diện hành vi trục lợi trong bảo hiểm tài
sản”. Tạp chí nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Quốc hội (số 9).
24. Bảo hiểm phi nhân thọ, Nhà xuất bản tài chính Hà Nội (2010.
25. Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy (2016), Báo cáo Tổng kết công tác
26. Bộ công an (2016), Báo cáo đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp bảo
PHỤ LỤC
1. Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 05/2015/KDTM-ST ngày
09/3/2015 của Tòa án nhân dân thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
2. Bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm số 02/2017/KDTM - PT ngày
10/01/2017 của Tịa án nhân dân tỉnh Bình Dương.
3. Bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm số 06/2017/KDTM - PT ngày
28/02/2017 của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương.
4. Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 37/2015/KDTM-ST ngày
29/9/2015 của Tòa án nhân dân thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
5. Kháng nghị giám đốc thẩm số 63/2016/KNGĐT – VC3 – V3 ngày 13/6/2016
của Viện kiểm sát nhân dân Cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh.
6. Quyết định giám đốc thẩm số 47/2016/KDTM – GĐT ngày 29/8/2016 của Tòa án nhân dân Cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh.