5. BỐ CỤC KHÓA LUẬN
1.2 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
1.2.1 Các yếu tố bên ngồi doanh nghiệp
Mơi trường vĩ mô được cấu thành bởi các yếu tố kinh tế, chính trị - pháp luật, văn hóa - xã hội, kỹ thuật - cơng nghệ, tự nhiên.
a) Nhân tố môi trường quốc tế và khu vực
Tình hình phát triển kinh tế, chính trị, sự ổn định về tình hình chiến tranh cũng như các chính sách về bảo hộ và mở cửa các nước trên thế giới ảnh hưởng lớn đến việc mở rộng thị trường, mua nguyên vật liệu đầu vào và tiêu thụ các sản phẩm. Vì vậy, mó tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Nền kinh tế, chính trị thế giới ổn định sẽ là nền tảng giúp các doanh nghiệp trong nước tiếp tục phát triển ổn định và thu về lợi ích cho kinh tế quốc gia, tăng năng suất một cách hiệu quả và bền vững.
b) Nhân tố môi trường nền kinh tế quốc dân
Cũng như tình hình trên thế giới, một đất nước có nền kinh tế, chính trị và xuất nhập khẩu diễn ra bình thường hóa sẽ tạo cơ sở cho các doanh nghiệp trong khu vực phát triển nhanh chóng, tiến hành các hoạt động sản xuất thuận lợi.
15
Chính sách kinh tế, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân, lam phát, thu nhập bình quân đầu người, v.v tác động trực tiếp đến tình hình chung của doanh nghiệp. Chính phủ khuyến khích mở rộng sản xuất kinh doanh sẽ là địn bẩy giúp doanh nghiệp có bước tiến đột phá, nâng cao chất lượng sản xuất và ngược lại. Nếu lạm phát kéo dài, chính phủ khơng có chính sách hợp lý sẽ đưa doanh nghiệp vào vơ vàng khó khăn.
c) Mơi trường văn hoá xã hội
Phong tục tập qn, văn hóa, lối sống và trình độ giáo dục cũng như vấn đề thất nghiệp tác động rất lớn đến sản xuất kinh doanh. Những yếu tố trên tác động đến doanh nghiệp theo hai chiều hướng, có thê là tích cực nếu doanh nghiệp biết linh hoạt và sẽ là tiêu cực nếu khơng có cho mình một chiến lược kinh doanh hiệu quả.
Nếu như một quốc gia có trình độ giáo dục cao, nhân lực được đào tạo một cách chuyên sâu, nhiều kinh nghiệm thì các doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội phát triển không chỉ trong nước mà cịn có cơ hội vươn ra nước ngồi ở nhiều lĩnh vực. Ngược lại, nếu trình độ dân trí khơng cao, nguồn lực khơng có tay nghề sẽ là một thách thức cho các doanh nghiệp trong quá trình phát triển, kinh doanh trì trệ vì khơng có nhân tài, khơng có ý tưởng đột phá cũng như kinh phí bỏ ra cho việc đào tạo nhân cơng là rất cao. Bên cạnh đó, giáo dục sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng đào tạo, chất lượng chuyên môn và tiếp thu các kiến thức tiến bộ, lối sống, phong tục tập quán, tâm lý xã hội, v.v cũng bị ảnh hưởng rất nhiều.
d) Mơi trường chính trị, hệ thống luật pháp
Mơi trường chính trị ổn định luôn là tiền đề cho việc mở rộng sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế xã hội, thu hút vốn đầu tư nước ngoài làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh tăng lên, là động thái tốt đối với doanh nghiệp và nền kinh tế.
Hệ thống pháp luật quy định cách thức kinh doanh của doanh nghiệp về hình thức kinh doanh, loại hình kinh doanh, v.v được quy định dưới môi trường pháp lý gồm luật, văn bản dưới luật.
e) Điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái và cơ sở hạ tầng
16
Điều kiện tự nhiên và môi trường gồm tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, khí hậu, v.v ảnh hưởng đến nguyên vật liệu, vận chuyển và bảo quản sản phẩm. Bên cạnh đó, tiêu thụ và sản xuất hàng hóa cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố trên, cung cầu ở vị trí địa lý nào cũng ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh.
Ngày nay, vấn đề về môi trường đang được doanh nghiệp chú trọng và quan tâm. Phải hết sức cân nhắc và thận trọng khi chọn hệ thống xử lý chất thải công nghiệp ra môi trường, đảm bảo sức khỏe cho nhân công và người dân xung quanh, tránh các vụ kiện tụng. Một môi trường làm việc xanh, sạch, đẹp sẽ giảm bớt chi phí kinh doanh do năng suất lao động được cải thiện.
f) Môi trường khoa học kỹ thuật - công nghệ
Trong giai đoạn hiện nay, khoa học – công nghệ luôn gắn liền với nhau, làm thay đổi căn bản phương thức sản xuất cũng như mọi mặt của đời sống. Các doanh nghiệp chuyển mạnh từ áp dụng công nghệ sang phát triển công nghệ, đột phá chiến lược làm cho hàng hóa chiếm ưu thế vượt trội trên thị trường, năng suất lao động cao, chất lượng cũng cải thiện vượt bậc, tối ưu được kinh phí trong kinh doanh vì máy móc thay thế nhân cơng ở các quy trình lặp đi, lặp lại thường xuyên và các công việc nguy hiểm.
g) Nhân tố môi trường ngành và sản phẩm thay thế
Đối thủ cạnh tranh xuất hiện ngày càng nhiều, các sản phẩm thay thế cũng vì thế mà tăng lên gây ra sức ép cạnh tranh ngành lớn. Làm thế nào để luôn giữ được ưu thế trong thị trường là câu hổi phải được trả lời xuyên suốt quá trình kinh doanh bằng các chiến lược kinh doanh hiệu quả. Nếu doanh nghiệp có cho mình một chiến lược đúng đắn, hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ được duy trì và phát triển, ngược lại, nếu khơng làm tốt sẽ có nguy cơ bị xóa sổ trong thị trường kinh doanh khốc liệt này.
h) Nhà cung ứng
Lựa chọn được cho doanh nghiệp một nhà cung ứng ngun vật liệu đầu vào thích hợp là vơ cùng quan trọng. Chất lượng nguyên vật liệu, chi phí vận chuyển, bảo quản cũng như giá cả được đảm bảo sẽ làm giảm đi chi phí yếu tố đầu vào. Nếu tính chất ngun liệu vào là độc quyền thì sự phụ thuộc vào nhà cung cấp rất lớn kéo theo đó thì
17
chi phí cũng rất lớn. Để hạn chế việc sử dụng quá nhiều vốn vào yếu tố này, doanh nghiệp cần lựa chọn cho mình một nhà cung cấp tối ưu nhất.
i) Khách hàng
Khách hàng chính là đối tượng tạo ra lợi nhuận và mang lại giá trị cho tổ chức, sẽ không một doanh nghiệp nào tồn tại nếu khơng có cho mình một số lượng khách hàng. Hệ thống chăm sóc khách hàng phải ln đảm bảo thực hiện đúng công việc, luôn giải đáp thắc mắc và hiểu được mong muốn của khách hàng. Dựa vào nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp sẽ có chiến lược kinh doanh tốt hơn, quy mơ cơng ty từ đó mở rộng và tăng khả năng sinh lời.
1.2.2 Các yếu tố bên trong doanh nghiệp
a) Bộ máy quản trị doanh nghiệp
Theo Nguyễn Công Tiêu (2008), “Trong công tác tổ chức bộ máy địi hỏi phải có sự liên hệ chặt chẽ giữa cán bộ phận quản lý và tập thể quản lý. Các phòng ban phối hợp, giúp đỡ lẫn nhau trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được phân công, cùng nhau hợp tác để thực hiện mục tiêu chung. Trong trường hợp chưa có sự thống nhất trong việc phối hợp thì quyết định của Tổng Giám đốc là ý kiến cuối cùng. Mối quan hệ trong cơ cấu bộ máy quản lý có sự liên hệ giữa các phòng ban chức năng và liên hệ giữa các cấp quản lý. Một số phòng ban tiêu biểu và sự phối hợp chặt chẽ với ban giám đốc và các phòng ban chức năng khác”
Mối quan hệ giữa các bộ phận trong một tổ chức là rất cần thiết nếu muốn tổ chức đó hoạt động có hiệu quả và đạt hiệu suất cao. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng có thể xây dựng cho mình một bộ máy tổ chức sản xuất hồn hảo đến mức khơng có lỗ hổng nào. Nhưng điều đầu tiên cần xây dựng là mối quan hệ giữa các phòng ban chức năng, giữa các nhân viên, giữa các bộ phận quản lý, các cấp lãnh đạo để từ đó bộ máy cho chất lượng cơng việc đúng với mong muốn và kỳ vọng.
b) Nhân công
Bên cạnh tầm quan trọng của khách hàng, nhân lực chính là nhân tố chủ yếu tạo ra giá trị cho doanh nghiệp, mang về lợi nhuận hằng năm cho công ty. Đây là nguồn lực không
18
ngừng tạo ra sự sáng tạo, khác biệt cho cơng ty. Họ ln góp mặt vào tồn bộ quá trình, mọi giai đoạn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đưa ra các chiến lược quan trọng trong công ty, tuy rằng ngày nay công nghệ rất phát triển nhưng nhân tố tri thức của con người vẫn chiếm vị trí quan trọng. Sự sáng tạo, năng động đã tạo nên những giá trị vô cùng to lớn đối với quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp.
Nguồn lực là nhân tố vô tận, nếu biết khai thác nguồn nhân lực một cách hiệu quả, kết quả hoạt động kinh doanh sẽ được cải thiện và có bước tiến vượt trội.
c) Tình hình tài chính
Khả năng tài chính sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự ổn định trong sản xuất của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có nguồn tài chính đủ mạnh, quy trình sản xuất kinh doanh sẽ diễn ra một cách liên tục và hiệu quả. Nguồn lực của cơng ty sẽ ln được cải tiến, nâng cao trình độ nhân cơng, thay thế cơng nghệ, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quy trình sản xuất, đảm bảo quá trình vận hành diễn ra ổn định. Ngược lại, nếu một doanh nghiệp khơng đủ mạnh về tài chính, chất lượng sản phẩm khơng được nâng cao dẫn đến mất uy tín đối với khách hàng, các chi phí khơng được tối ưu hiệu quả. Vì vậy, có thể nói tình hình tài chính ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
d) Đặc tính sản phẩm và cơng tác tiêu thụ sản phẩm
Ngoài giá cả, chất lượng sản phẩm chính là yếu tố được khách hàng quan tâm nhất. Đây chính là một nhân tố quan trọng tạo nên vị thế cạnh tranh so với các đối thủ trong ngành. Nếu khách hàng cảm thấy thỏa mãn về chất lượng sản phẩm, họ sẽ tin tưởng và trở lại sử dụng, ngồi ra cịn giới thiệu cho bạn bè, người thân cùng sử dụng. Tận dụng được thế mạnh này, doanh nghiệp sẽ rất thành công trong việc chiếm thêm một lượng lớn khách hàng trung thành. Ngược lại, chất lượng sản phẩm không đạt yêu cầu, họ sẽ quay sang thương hiệu của đối thủ cạnh tranh. Tạo dựng một sản phẩm có chất lượng cao làm tăng uy tín của thương hiệu và thu về một thị phần lớn.
Doanh nghiệp nên có những sản phẩm cốt lõi thân thiện và quen mắt với khách hàng, mẫu mã, bao bì, nhãn hiệu, v.v sẽ gắn liền trong tiềm thức khách hàng. Ngày nay, khách
19
hàng thường mua hàng vì thấy quen thuộc, chính vì vậy phải xây dựng được sản phẩm quen thuộc với khách hàng, đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm.
Tiêu thụ là khâu cuối cùng trong quy trình sản xuất, mang sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Tạo ra nhu cầu là điều rất khó, làm sao để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng hóa và kích cầu cho khách hàng chính là vấn đề mọi doanh nghiệp cần giải quyết. Tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm phù hợp, chính sách tiêu thụ hợp lý, chọn lựa các kênh phân phối hiệu quả nhằm mở rộng và chiếm lĩnh thị trường, tăng lơi thế cạnh tranh, đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm thu về lợi nhuận cao, thu hồi vốn và tiếp tục chu trình sản xuất tiếp theo.
e) Nguyên vật liệu
Chất lượng nguyên vật liệu đầu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm đầu ra. Muốn hoạt động sản xuất hiệu quả cần có sự cung cấp liên tục của nguyên liệu đầu vào, quy trình sản xuất sẽ gián đoạn nếu thiếu hụt nhân tố này. Thiếu hụt hàng hóa làm cho khách hàng thay đổi sản phẩm khác, điều này làm cho sản lượng tiêu thụ trong tương lai giảm sút, mất thị phần ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Cần phải sử dụng nguyên liệu đầu vào một cách hiệu quả nhằm tối ưu hóa chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm và tiêu thụ với mức giá hợp lý, thu hút nhiều khách hàng. Khâu bảo quản phải được chú trọng, tránh tình trạng hư hỏng hoặc thiếu vật liệu. Quản lý nguyên vật liệu hợp lý góp phần tạo ra hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp, tạo ra lợi thế cạnh tranh so với đối thủ.
f) Cơ sở vật chất, công nghệ
Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác quản lý và hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Cơ sở vật chất là cơ sở quan trọng giúp thúc đẩy quá trình kinh doanh, nó thể hiện bộ mặt kinh doanh của doanh nghiệp qua hệ thống nhà xưởng, kho tàng, cửa hàng, bến bãi, v.v
Hiện nay, khi mà cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã có ảnh hưởng to lớn và có những phát triền vượt bậc trong nhiều lĩnh vực thì việc tìm hiểu cập nhật về những xu hướng cơng nghệ mới đang đòi hỏi tất yếu cho sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Việc ứng dụng các tiến bộ vào trong kinh doanh, hoặc những tính năng mới của
20
các dây chuyền sản xuất sản phẩm tạo ra tính năng mới cho sản phẩm, v.v. Doanh nghiệp nhìn nhận được tầm quan trọng của việc áp dụng công nghệ kĩ thuật vào sản xuất và kinh doanh thì sẽ đạt hiệu quả kinh tế cao hơn.