2.2. Thực trạng áp dụng quy định của pháp luật về thẩm quyền khởi tố vụ án
2.2.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật
-Kiến nghị hoàn thiện quy định của Bộ luật tố tụng hình sự:
Như đã phân tích trên, việc giao thẩm quyền khởi tố vụ án cho Hội đồng xét xử có nhiều bất cập về mặt pháp luật cũng như có nhiều khó khăn vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật. Thực tế, cả vì những lý do khách quan và chủ quan, rất ít trường hợp Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố vụ án hình sự nên tính khả thi của quy định pháp luật không cao, không phát huy hiệu quả của quy định pháp luật này. Do đó để Hội đồng xét xử thực hiện đúng chức năng xét xử, đảm bảo tính vơ tư, khách quan trong hoạt động xét xử thì nên bỏ quy định giao thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự cho Hội đồng xét xử; từ đó cũng đề nghị bỏ quy định về trách nhiệm của Tòa án trong việc khởi tố vụ án hình sự và các trình tự, thủ tục Hội đồng xét xử thực hiện thẩm quyền này trong BLTTHS năm 2015. Tuy nhiên để tránh việc bỏ lọt tội phạm cần quy định nếu tại phiên tòa xét xử mà phát hiện việc bỏ lọt tội phạm thì Hội đồng xét xử kiến nghị Viện kiểm sát hoặc Cơ quan điều tra khởi tố vụ án hình sự, xem đó như là kiến nghị khởi tố của cơ quan Nhà nước quy định tại khoản 3 Điều 144 BLTTHS năm 2015 và giải quyết kiến nghị này theo trình tự giải quyết tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố.
Cụ thể tác giả kiến nghị sửa đổi BLTTHS năm 2015 như sau: - Điều 18. Trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sự:
Khi phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự (thay cho cụm từ “có
thẩm quyền tiến hành tố tụng”) có trách nhiệm khởi tố vụ án, áp dụng các biện
pháp do Bộ luật này quy định để xác định tội phạm và xử lý người phạm tội, pháp nhân phạm tội.
…
- Bỏ khoản 4 Điều 153 BLTTHS năm 2015;
- Bỏ các quy định liên quan đến việc thực hiện thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của Tịa án quy định tại đoạn 3 khoản 2 Điều 154 (Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, Tịa án phải gửi quyết định đó kèm theo tài liệu liên quan đến Viện kiểm sát cùng cấp), điểm c khoản 1 Điều 161 (Trường hợp quyết định khởi tố vụ án hình sự của Hội đồng xét xử khơng có căn cứ thì Viện kiểm sát kháng nghị lên Tòa án trên một cấp) trong BLTTHS năm 2015
- Sửa quy định tại khoản 7 Điều 326 BLTTHS năm 2015 theo hướng quy định: “Trường hợp phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm thì Hội đồng xét xử kiến nghị
Viện kiểm sát hoặc Cơ quan điều tra khởi tố vụ án hình sự” thay cho “quyết định việc khởi tố vụ án theo quy định tại Điều 18 và Điều 153 của Bộ luật này”)
Ngoài ra, kiến nghị Tòa án nhân dân tối cao ban hành biễu mẫu: “Yêu cầu khởi tố vụ án hình sự” để việc yêu cầu khởi tố vụ án hình sự của Hội đồng xét xử thống nhất về mặt hình thức.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Tịa án nhân dân là cơ quan duy nhất được Nhà nước giao cho thực hiện chức năng xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhưng với mục tiêu kiểm sốt tốt tình hình tội phạm; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật các hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, luật tố tụng hình sự Việt Nam giao cho Hội đồng xét xử trong các phiên tịa hình sự thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự. Tuy nhiên việc giao cho Hội đồng xét xử thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự là hoạt động thuộc chức năng thực hành quyền cơng tố nên có phần mâu thuẫn với chức năng xét xử của Tòa án đồng thời bộc lộ những bất cập về mặt pháp luật cũng như những trở ngại khách quan, chủ quan trong quá trình áp dụng pháp luật nên thẩm quyền này của Hội đồng xét xử rất ít được thực hiện trong thực tiễn. Do đó tác giả mạnh dạn đề nghị sửa đổi BLTTHS năm 2015 theo hướng bỏ thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của Hội đồng xét xử để quy định của pháp luật được đồng bộ, có tính khả thi.
KẾT LUẬN
Qua thực hiện Đề tài về “Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự”, tác giả rút ra một số kết luận như sau:
1. Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự là nhiệm vụ, quyền hạn mà pháp luật tố tụng hình sự quy định “trao” cho một số chủ thể nhất định được ban hành văn bản pháp lý đặc trưng là “Quyết định khởi tố vụ án hình sự” sau khi xác định một sự việc xảy ra có dấu hiệu tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự. Theo quy định pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam thì thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự được giao cho nhiều chủ thể khác nhau trong đó có Viện kiểm sát nhân dân và Hội đồng xét xử.
2. Nghiên cứu thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của VKSND và Hội đồng xét xử theo luật tố tụng hình sự Việt Nam và thực tiễn áp dụng pháp luật, tác giả nhận thấy: Việc quy định thẩm quyền khởi tố cho 02 chủ thể này nhằm đấu tranh phịng chống tội phạm có hiệu quả, mục tiêu là kiểm sốt tốt tình hình tội phạm, bảo đảm cho các hành vi phạm tội được phát hiện, khởi tố điều tra để xử lý kịp thời, nghiêm minh, hạn chế tình trạng bỏ lọt tội phạm. Việc các BLTTHS quy định thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của Viện kiểm sát là phù hợp với thực tiễn áp dụng pháp luật ở Việt Nam, phát huy tác dụng tích cực, hiệu quả trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành Kiểm sát cũng như yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm. Tuy nhiên việc BLTTHS quy định về thẩm quyền khởi tố vụ án của Hội đồng xét xử là có phần mâu thuẫn với chức năng xét xử của Tòa án và bộc lộ những bất cập về mặt pháp luật cũng như có những khó khăn vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật nên tính khả thi khơng cao.
3. Mặc dù các Bộ luật tố tụng hình sự đã có những sửa đổi, bổ sung về thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của VKSND và Hội đồng xét xử nhưng các quy định về nội dung này vẫn chưa hoàn thiện; do đó khi áp dụng trong thực tiễn có những quy định khó khả thi, hoặc là bị chồng chéo. Để khắc phục nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại nêu trên nhằm nâng cao hiệu quả thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và từ thực tiễn cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm cần thực hiện các giải pháp về hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự. Nhưng trước mắt để nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của Viện kiểm sát và Hội đồng xét xử, các cơ quan tố tụng cấp trung ương
cần có các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật về nội dung này để việc nhận thức và áp dụng pháp luật thống nhất; tăng cường công tác tổng kết thực tiễn áp dụng pháp luật; bên cạnh đó cần nâng cao năng lực nhận thức pháp luật, trình độ chun mơn nghiệp vụ cho các cán bộ, Kiểm sát viên, Thẩm phán để thực hiện tốt thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự theo quy định của pháp luật./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Văn bản pháp luật
1. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013;
1. Bộ Luật hình sự năm 1999 (sửa đổi bổ sung 2009) (Luật số: 37/2009/QH12),
ngày 19 tháng 06 năm 2009;
2. Bộ Luật hình sự năm 2015 (Luật số: 100/2015/QH13), ngày 27 tháng 11 năm 2015; 3. Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988, (Số: 7-LCT/HĐNN8), ngày 28/6/1988;
4. Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2003, (Luật số: 19/2003/QH11), ngày 26/11/ 2003; 5. Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2015, (Luật số: 101/2015/QH13), ngày 27/11/2015; 6. Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, (Luật số: 62/2014/QH13), ngày
24/11/2014;
7. Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, (Luật số: 63/2014/QH13), ngày
24/11/2014;
8. Thông tư liên tịch số 04/2018/TTLT-VKSTC-BCA-BQP ngày 19 tháng 10 năm 2018 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Cơng an, Bộ Quốc phịng về phối hợp giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015;
9. Quy chế tạm thời Công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố (ban hành kèm theo Quyết định số 169/QĐ-VKSTC ngày 02/5/2018 của Viện trưởng VKSND tối cao); 10. Quy chế tạm thời về kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố các vụ án hình sự
(ban hành kèm theo Quyết định số 03/QĐ-VKSTC ngày 29/12/2017 của Viện trưởng VKSND tối cao);
11. Chỉ thị số số 06/CT-VKSTC ngày 06/12/2013 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm;
B. Tài liệu tham khảo
12. Lê Tiến Châu, Võ Thị Kim Oanh, Nguyễn Thị Loan (2010), Tìm hiểu Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nhà xuất bản Trẻ;
13. Võ Thị Kim Oanh (2016), Bình luận Những điểm mới cơ bản của Bộ luật tố
tụng hình sự năm 2015, Nhà xuất bản Hồng Đức;
14. Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội (2016), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt
Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia sự thật;
15. Trường Đại học Luật Hà Nội (2013), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nhà xuất bản Công an nhân dân;
16. Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2006), “Từ điển Luật học”, Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa và Nhà xuất bảnTư pháp;
Tài liệu từ Internet
17. http://tks.edu.vn/thong-tin-khoa-hoc/chi-tiet/79/323; 18. https://hocluat.vn/wiki/tham-quyen/; 19. http://hvta.toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/chanhan/318504?p_page_id=1 752999&pers_id=1751940&folder_id=&item_id=223958074&p_details=1; 20. http://tks.edu.vn/thong-tin-khoa-hoc/chi-tiet/79/700; 21. http://tlpl.moj.gov.vn/Pages/chi-tietdetai.aspx?ItemID=568&CategoryDT=DT#; 22. https://tuoitre.vn/luat-su-de-nghi-doi-hoi-dong-xet-xu-vu-hua-thi-phan- 20180523224659186.htm; 23. https://tuoitre.vn/khoi-to-vu-an-tai-acb-va-vietbank-612055.htm; 24. https://kiemsat.vn/trinh-xuan-thanh-bi-khoi-to-ve-toi-tham-o-tai-san-ngay-tai- toa-44718.html; 25. https://kiemsat.vn/hoang-cong-luong-bi-phat-42-thang-tu-51688.html; 26. https://tuoitre.vn/duong-tu-trong-18-nam-tu-khoi-to-vu-an-lo-bi-mat-nha-nuoc- 589175.htm; 27. http://media.chinhphu.vn/video/chanh-an-toa-an-nhan-dan-toi-cao-nguyen-hoa- binh-tra-loi-chat-van-tai-ky-hop-thu-4-quoc-hoi-khoa-xiv-8897.