2009 2010 2011 6T/2011 6T/2012Chỉ tiêu
4.2.1.2 Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế
Cùng với việc phân tích doanh số cho vay ngắn hạn đối với các thành phần kinh tế ta sẽ đánh giá doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thơn huyện Tam Bình tỉnh Vĩnh Long qua bảng 9 như sau:
+ Đối với ngành nông nghiệp: Qua bảng 9 ta thấy, doanh số cho vay đối với
ngành nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong doanh số cho vay ngắn hạn của ngân hàng và có xu hướng tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2010 doanh số
44
Bảng 9: DOANH SỐ CHO VAY NGẮN HẠN THEO NGÀNH KINH TẾ TẠI AGRIBANK – TAM BÌNH
ĐVT: Triệu đồng
(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng tại NHNNo & PTNT huyện Tam Bình)
Năm
2009 2010 2011 6T/2011 6T/2012
Chỉ tiêu
Giá trị TT(%) Giá trị TT(%) Giá trị TT(%) Giá trị TT(%) Giá trị TT(%) Nông nghiệp 221.421 58,89 266.697 61,08 323.405 62,00 175.225 69,17 238.341 77,58 Xây dựng 13.852 3,68 19.500 4,47 23.994 4,60 28.573 11,28 8.311 2,70 Sản xuất và chế biến 1.941 0.52 2.461 0.56 2.782 0.53 2.163 0,86 3.153 1,03 Thương mại và dịch vụ 98.771 26,27 114.901 26,32 136.798 26,23 39.925 15,76 49.288 16,04 Ngành khác 40.013 10,64 33.062 7,57 34.636 6,64 7.421 2,93 8.126 2,65 Tổng 375.998 100 436.621 100 521.615 100 253.307 100 307.219 100 Chênh lệch 2010/2009 2011/2010 (6T/2012)/(6T/2011) Chỉ tiêu
Giá trị (%) Giá trị (%) Giá trị (%)
Nông nghiệp 45.276 20,45 56.708 21,26 63.116 36,02 Xây dựng 5.648 40,77 4.494 23,05 - 20.262 - 70,91 Sản xuất và chế biến 520 26,79 321 13,04 990 45,77 Thương mại và dịch vụ 16.130 16,33 21.897 19,06 9.363 23,45 Ngành khác -6.951 -17,37 1.574 4,76 705 9,50 Tổng 60.623 16,12 84.994 19,47 53.912 21,28
cho vay ngắn hạn tăng hơn 20% so với năm 2009. Năm 2011, doanh số cho vay tăng đáng kể 62% so với năm 2010. Bước sang 6T/2012 doanh số cho vay ngắn hạn đối với ngành nông nghiệp cũng tăng về doanh số lẫn tỷ trọng hơn 36% về doanh số và chiếm hơn 77% về tỷ trọng so với cùng kỳ. Doanh số cho vay đối với ngành nông nghiệp tăng lên chủ yếu là do nhu cầu vay vốn của người dân để mở rộng qui mô sản xuất nông nghiệp tăng lên và chỉ số giá tiêu dùng tăng cao trong năm 2010 như giá lúa gạo, thực phẩm rau quả tăng cao đã ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của họ vì thế nông dân đã trở lại với nghề truyền thống của mình là nơng nghiệp nên doanh số cho vay đối với ngành nơng nghiệp có xu hướng tăng cao hơn. Thêm vào đó, hiện trạng về thiên tai, dịch bệnh đã qua đi giúp cho người nơng dân có đời sống ổn định, thời tiết thuận lợi để sản xuất nông nghiệp làm cho những hộ nông dân trước đây rời bỏ ngành nông nghiệp nay đã quay trở lại nghề truyền thống của mình. Bên cạnh đó, Ban lãnh đạo cùng cán bộ nhân viên của chi nhánh đã triển khai và thực hiện những chính sách để thúc đẩy phát triển nông nghiệp trên địa bàn nhằm phục vụ cho nhu cầu lương thực, thực phẩm vì vậy đã thúc đẩy gia tăng sản xuất và tăng sản lượng nông nghiệp trên địa bàn huyện. Qua đó, Ngân hàng đã tạo được sự thuận lợi cho người nông dân tiếp cận với nguồn vốn của ngân hàng dễ dàng hơn nâng cao doanh số cho vay đối với ngành nông nghiệp.
+ Đối với ngành xây dựng: Qua thống kê ta thấy tỷ trọng doanh số cho vay
ngắn hạn đối với ngành xây dựng chiếm từ 3% đến gần 5% trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn của chi nhánh. Là ngành có tỷ trọng cho vay tương đối nhỏ, đứng thứ ba trong bốn ngành chủ lực của huyện. Ngành xây dựng không phải là thế mạnh của NHNo&PTNT huyện Tam Bình nên chiếm tỷ trọng thấp trong tổng doanh số cho vay nhưng đây sẽ là lĩnh vực mà ngân hàng muốn mở rộng trong những năm tới. Cụ thể, ta có thể thấy rõ điều đó qua doanh số cho vay ngắn hạn đối với ngành xây dựng năm 2010 tăng hơn 40% so với năm 2009. Năm 2011, doanh số cho vay tăng hơn 23% so với năm 2010. Tuy nhiên, đến 6T/2012 doanh số cho vay ngắn hạn đối với ngành xây dựng có phần sụt giảm đáng kể, giảm hơn 70% so với cùng kỳ.
+ Đối với ngành sản xuất và chế biến: Dựa vào bảng 9 ta thấy, doanh số
trong tất cả các ngành. Tuy nhiên, doanh số cho vay đối với ngành này đều tăng qua 3 năm. Cụ thể, năm 2010 tăng gần 27% so với năm 2009. Năm 2011, doanh số cho vay ngắn hạn đối với ngành sản xuất và chế biến của chi nhánh tăng hơn 13%. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do các doanh nghiệp sản xuất và chế biến đã tăng cường đầu tư vào ngành này trong những năm qua như: mở rộng thêm nhà máy chế biến phục vụ cho sản xuất các mặt hàng lương thực, thực phẩm vốn có của địa phương, tăng cường vào cơng nghệ, máy móc, trang thiết bị,… Trong những năm tới, doanh số cho vay ngắn hạn ở ngành này có xu hướng tăng lên do mơ hình sản xuất và chế biến trên địa bàn huyện đã đi vào ổn định, thu hút được nhiều lao động, các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả tiếp tục mở rộng qui mơ đầu tư đây sẽ là lượng khách hàng tiềm năng của ngân hàng. Doanh số cho vay có xu hướng gia tăng đối với ngành sản xuất và chế biến được thể hiện ở 6T/2012 doanh số cho vay tăng hơn 45% và chiếm hơn 1% về tỷ trọng trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn đối với ngành kinh tế của chi nhánh.
+ Đối với ngành thương mại và dịch vụ: đây là ngành chiếm tỷ trọng lớn
thứ hai trong 4 ngành kinh tế chủ lực của huyện, sau ngành nông nghiệp với tỷ trọng trên 26% qua các năm. Đây là lĩnh vực khá phát triển của huyện Tam Bình vì nó là nền tảng, là cơ sở cho q trình đơ thị hóa của huyện. Doanh số cho vay ngắn hạn đối với ngành này đều tăng qua 3 năm. Cụ thể, năm 2010 doanh số cho vay tăng hơn 16% so với năm 2009. Năm 2011, doanh số cho vay tăng hơn 19% so với năm 2010. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do khi nền kinh tế phát triển, đời sống ổn định chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao nên nhu cầu mua sắm, tiêu dùng cũng tăng theo. Tiếp theo đó thì các cửa hàng tạp hóa xuất hiện ở các khu vực trong và ngoài chợ; các cửa hàng điện thoại di động; dịch vụ internet cũng lần lượt ra đời để đáp ứng nhu cầu thu thập và trao đổi thông tin; các doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông sản, lương thực cũng lần lượt xuất hiện trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, các cửa hàng, doanh nghiệp này muốn tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải cần vốn mà nguồn vốn tự có thì khơng phải lúc nào cũng đủ đáp ứng cho nhu cầu của họ. Chính vì vậy, doanh số cho vay đối với ngành thương mại và dịch vụ đã liên tục tăng qua 3 năm. Và tình hình này tiếp tục diễn ra ở 6T/2012 với sự gia tăng về doanh số cho
vay hơn 23% và chiếm hơn 16% về tỷ trọng trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn đối với ngành kinh tế của huyện.
+ Đối với các ngành khác: gồm các ngành như thủy sản, đóng tàu, ghe,…
đây cũng là khoản mục chiếm tỷ trọng khá cao. Chi nhánh đầu tư những ngành này nhằm đa dạng hóa doanh mục giảm bớt rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng và đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng trên địa bàn huyện. Doanh số cho vay có sự biến động qua các năm. Cụ thể, năm 2010, doanh số cho vay giảm hơn 17% so với năm 2009. Nguyên nhân là do nhu cầu sử dụng vốn của người dân thay đổi, họ chuyển sang sản xuất kinh doanh ngành nghề khác. Thêm vào đó, những ngành này làm ăn khơng hiệu quả dẫn đến việc thu hồi nợ của ngân hàng gặp nhiều khó khăn nên ngân hàng chuyển sang tập trung cho vay ngành thương mại dịch vụ và sản xuất chế biến nên đã làm giảm doanh số cho vay đối với đối tượng này. Năm 2011, doanh số cho vay tăng gần 5% so với năm 2010. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do Ngân hàng huy động được lượng vốn cao nên ngân hàng tăng cường cho vay ngành khác để tạo điều kiện cho khách hàng có nhu cầu vay vốn và để phát triển địa phương. Đến 6T/2012, doanh số cho vay đối với các ngành khác tiếp tục tăng gần 10% so với cùng kỳ năm trước.